Phúc Kiến nằm ở ven biển đông nam Trung hoa, bắc giáp Chiết Giang, tây giáp Quảng Tây, nam giáp Quảng Đông, phía đông là đảo Đài loan.
Diện tích khoảng 121.000km2 ((gấp 10 lần Quảng Nam), dân số hơn 36 triệu (của QN là 1.4 triệu, gấp 26 lần). Đất đai đa phần là đồi núi, cằn cỗi.
Tỉnh Phúc Kiến, thế kỷ 17
Tên Phúc Kiến là kết hợp 2 tên thành cổ, Phúc Châu và Kiến Châu, có thời Đường (thơ Thế Lữ, Lòng em như nước Trường Giang ấy, Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu).
Phúc Kiến là địa bàn cư trú của dân Mân Việt, một nhánh trong Bách
Việt, nhưng họ lại có gốc ở Chiết Giang, sau khi bị Sở diệt mới chạy lùi xuống Phúc Kiến (306 trước CN).
Ở đây họ lại bị Hán diệt vào năm 111 sau CN. Thế là nước Mân Việt biến mất. Làn sóng người Hán tràn đến Phúc Kiến diễn ra vào đầu thế kỷ thứ 4, với đa số là người ở miền trung Trung hoa, tập trung ở 8 họ chính là Lâm, Hoàng, Trần, Trịnh, Chiêm, Khâu, Hà, Hồ.
Địa hình hiểm trở và biệt lập nên Phúc Kiến chậm phát triển so với các vùng khác. Cũng giống như các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, đây là nơi triều đình thường chọn để lưu đày tù nhân và các thành phần bất đồng khác.
Thời Minh mạt, Thanh sơ một làn sóng người Hán tị nạn lớn đổ về Phúc Kiến rồi đi tiếp xuống Quảng Đông. Phúc Kiến chính là quê hương của đa số Hoa kiều hải ngoại, đặc biệt là Đông Nam Á. Địa hình nhiều đồi núi thiếu đất canh tác có lẽ là lý do đẩy họ ra đi tìm quê hương mới. Đến 1689 khi nhà Thanh lấy được đảo Đài Loan, nhiều người Hán ở Phúc Kiến đổ ra đây sinh sống. Khi Đài Loan trở thành một tỉnh riêng, không phụ thuộc Phúc Kiến nữa, thì càng có nhiều người Phúc Kiến ra đi.
(Không biết thời điểm này có trùng với thời điểm ông ngoại đến Việt
Nam không?)
Trân phẩm nổi tiếng nhất của Phúc Kiến là trà.
Nham trà Vũ Di, tức là trà trồng trên vùng nham thạch của núi Vũ Di.
Vào thế kỷ 17, trà Trung hoa xuất sang châu Âu đều là trà trồng ở Vũ DI Sơn. Hai loại nổi tiếng nhất là trà Ô Long và Đại Hồng Bào, (Ô Long: truyền thuyết kể khi tìm ra giống trà này có con rắn đen cuộn quanh gốc cây, vì rắn và rồng cùng một loài, nên đặt tên trà này là Ô Long. Đại Hồng Bào: áo bào màu đỏ vua dâng cho thần linh để tạ ơn chữa bệnh.
Sự tích: trên núi Vũ Di từ xưa có nhiều cây trà mọc hoang. Nhân quan huyện Sùng An bệnh nặng không thuốc nào cữa được. Nghe tin, sư trụ trì Thiên Tân tự hái nắm lá trà trên núi Vũ Di sắc cho uống, nửa tháng sau bệnh khỏi. Quan huyện lên núi lễ Phật, nhân tiện xem cây trà quí. Thấy cây trà cổ tthụ phủ kín rêu xanh, lá sắc tím pha hồng, quan lấy áo bào màu đỏ sẫm đang mặc phủ lên cho cây và đặt tên cho cây là Đại Hồng Bào.
Một dị bản khác ly kỳ hơn: thời vua Khang Hy nhà Thanh, có chàng sĩ tử lên kinh ứng thí, vượt qua dãy Vũ Di thì vừa đói vừa mệt ngất xỉu. Thời may có vị sư đi ngang cho uống một thứ nước làm chàng khỏe lại. Kỳ thi ấy chàng đậu, được bổ làm quan. Nhớ ơn cứu mạng, chàng về chốn cũ tìm vị sư tạ ơn. Biết mình được cứu bằng nắm lá trà, chàng xin một ít đem về kinh tiến vua. Đúng dịp hoàng thái hậu lâm bệnh nặng, các ngự y đều bó tay, lấy lá trà này sắc uống thì khỏi bệnh. Vua ban cho chàng chiếc Đại Hồng Bào, nhân đó lấy tên này đặt luôn cho cây trà quý.)
Cây trà Đại Hồng Bào cổ
Vũ Di Sơn
-
Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và... (Kỳ 2/14)< Trang trước
-
Vài ý nghĩ về Tập Trường Ca Ải Bắc (Kỳ 2/2)Trang sau >
Bài viết liên quan
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 14/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 13/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ12/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 11/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ10/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 9/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 8/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 7/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 6/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 5/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 4/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 3/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 2/14)