Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ10/14)

Điều đặc biệt trong các chùa ờ Hội An của người Hoa là họ thờ thần thánh chứ chưa thờ Phật, có thể là do ảnh hưởng tín ngưỡng thời nhà Minh (Thiên hậu thánh mẫu, Quan thánh đế quân, Thái thượng lão quân, Thập nhị tiên nương…)

 Bức tranh vẽ con thuyền vượt sóng dữ đưa người Hoa đến Hội An

 

Trên trời là Thiên hậu thánh mẫu phù hộ cho con tàu tai qua nạn khỏi

Minh Hương: Minh là nhà Minh, Hương là làng, quê hương. Minh hương chỉ những người đồng hương thời nhà Minh. Khi đã đến Hội An khá đồng đảo, người Minh hương lập ra các hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng đông, Hải Nam, Gia Ứng. Còn có một hội nữa là hội ngũ bang (gồm 5 bang kể trên) hoạt động mang tính đoàn kết tương trợ các bang, các địa phương lại với nhau.

Hiện ờ hội quán Phúc Kiến còn một bức tranh tường rất lớn vẽ con tàu lên đênh trên biển trước sóng to gió dữ, trên trời là Thiên hậu thánh mẫu độ trì cho con tàu đến nơi bình an. Ở đây còn có một mô hình chiếc tàu ngày xưa đưa họ đến Đàng Trong. Trên tàu có đầy đủ vật dụng cần thiết, có bố trí bếp ăn, chổ ở đầy đủ.

Năm 1602, Nguyễn Hoàng giao cho Nguyễn Phúc Nguyên trấn giữ

Quảng Nam. Đến 1619, Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng bang giao với các nước Hà Lan, Trung quốc, Nhật bản, một số nước Đông Nam Á. Cũng trong năm này, chúa gả con gái cho một thương gia người Nhật, vì thế mà thuyền buôn Nhật đến Hội An ngày càng đông. Người Hoa cũng dần tập trung đến Hội An và lập ra các dãy phố cùng với người Nhật.

Người Nhật xây Lai Viễn Kiều, thì người Hoa xây chùa. Xưa nhất trong số này là Chùa Ông (hay miếu Quan Công), tạo lập năm 1653. Đây là thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn (1627-1672).

 

Chùa Ông ở Hội An

Theo ký sự Xứ Đàng Trong của giáo sĩ Bồ đào nha Christoforo Borri đã sống ở Hội An vào năm 1618, thì, thành phố rộng rãi, có thể nhận ra 2 khu vực, một của người Nhật, một của Trung hoa.

Như vậy, người Hoa (hay Minh hương), và người Nhật đã có mặt ở Hội An từ 1618, sớm hơn chùa Ông đến 35 năm.

https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/nguoi-hoa-den-hoi-an-lam-an-tu-khinao-1394195826.htm

 

Tranh trích từ sách Hội An quê tôi, Minh Hương, 1992

2.  Người Minh Hương tại Quảng Nam

Năm 1644, sau khi thôn tính nhà Minh, Mãn Thanh đặt ách thống trị khắc nghiệt lên dân tộc Trung hoa. Các thành phần quan lại, thương gia, địa chủ giàu có, và một số sĩ phu yêu nước đành rời bỏ quê hương tìm nơi tị nạn. Thời điểm ấy có 3 họ Tẩy, Ngô, Trương tục gọi tam gia tìm đến trú ngụ. Nguồn gốc 3 họ này đều ở huyện Chiểu An, tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc. Thoạt đầu họ định cư tại làng Thanh Hà, tổng Phù Triêm, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (cách Hội An khoảng 4 cây số) lấy việc buôn bán làm sinh kế.

Họ Tẩy: con cháu lần lượt xuống Hội An lập nghiệp. Cháu 10 đời là Tẩy Huỳnh, nay đã qua đời, còn lại đi đâu không rõ.

Họ Ngô: con cháu 10 đời họ Ngô, cư ngụ ở ấp Trường Lệ. Nay dòng họ này cũng thất tán.

Họ Trương: cháu 10 đời họ Trương nay đang giữ hương hỏa tại từ đường Trương Đôn Mục, trên đường Phan Chu Trinh, Hội An. Thủy tổ họ này là Trương Hoằng Cơ.

Đến đầu thế kỷ XVIII (1700-1730), trong những gia đình đến Quảng Nam tạm cư có 10 gia đình mang 6 họ và một hòa thượng pháp danh Huệ Hường gổm họ Trương (thủy tổ là Trương Huệ Viễn), họ Chu, họ Huỳnh, họ Khâm, họ Thuấn, họ Thái. Di tích còn khắc trên văn bia tại chùa Phúc Kiến, Hội An. Các gia đình này đến bằng đường biển, vào Cửa Đại, ngược sông Thu Bồn, tạm cư tại làng Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên. Rôi sau dời xuống Trà Nhiêu, Chợ Bà. Tại đây Thập Lão xây ngôi cổ tự thờ Quan Công. Do việc buôn bán phát đạt, lại dời về Thanh Hà và cùng Tam Lão khuếch trương cơ sở quy mô hơn. Tại Thanh Hà, họ xây ngôi chùa lớn tên là Cẩm Hà cung (năm Bính Dần, 1626), đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Lần di chuyển cuối cùng là đến Hội An, đến đời thứ hai thì họ Trương đã nhập Việt tịch.

Khi đến Hội An, tổ tiên Minh hương được sự giúp đỡ tích cực của Hòa thượng Huệ Hường (nguyên có họ Lương) và ni cô Diệu Thành (Ngô Thị Lành), bà là người Việt lấy chồng là một thương gia giàu có họ Trịnh. Sau khi chồng mất, bà đi tu. Bà đã hiến cho Thập lão rất nhiều đất để lập làng Minh hương, xây Cẩm Hà nhị cung, tức chùa Bà Mụ, dựng nhà Tiền hiền, xây Trùng hán cung, tức Chùa Ông (thờ Quan Công). Chùa Bà Mụ là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Quảng Nam cho đến giữa thế kỷ 20. Đến 1965, do bị hư hỏng quá nặng nên các cụ quyết định hiến cho Giáo hội Phật giáo Quảng Nam làm trung tâm văn hóa. Hiện chỉ còn 2 cổng là nguyên vẹn, còn tượng 12 bà mụ được chuyển về chùa Phúc Kiến (tức Kim Sơn tự), tượng tam thập lục tướng thì ký gởi tại chủa Chúc Thánh (cách trung tâm thị xã chừng 2 cây số về phía bắc); các tượng khác ký gởi ở chùa Âm Bổn (thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện).

Trên đường Phan Chu Trinh ngày nay còn có chùa Văn Chỉ, chùa Phật, miếu Quảng An. Chùa Văn Chỉ thờ đức Khổng tử. Miếu Quảng An nằm ở góc Phan Châu Trinh và kiệt ra giếng Bá Lễ (nơi ông Phạm Phú Cẩn dạy học trước 1975) nay không còn nữa. Chùa Văn chỉ cũng bị bỏ hoang phế. Riêng chùa Phật, hòa thượng Huệ Hường dời ra phía sau chùa Ông, sau đổi tên là Quan Âm phật tự rồi sau hết là chùa Quan Âm.

Hoà thượng Huệ Hường viên tịch tại đây năm 1848, chôn ở khu đất trước mặt chùa Ông (giếng nước đầu chợ Hội An). Về sau hài cốt được cải táng về chùa Chúc Thánh. Còn ni cô Diệu Thành cũng được chôn ở bên hông nhà thờ Thiên Chúa rồi cải táng về chùa Chúc Thánh.

Trùng Hán cung, tức chùa Ông, xây năm 1653, tiếp với chùa là nhà thờ Tiền hiền làng Minh hương, đây là nơi thờ các vị tạo lập hay có công lớn trong việc lập làng Minh hương.

 (Trương Duy Cường, gia phả họ Trương Đôn Hậu)

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết