Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 9/14)

12. Đời Sống Vật Chất

Lòng quảng đại này phản ảnh tình trạng vật chất sung túc ở Đàng Trong thuở ban đầu. Dân cư thưa thớt, thực phẩm và tài nguyên dồi dào lại dễ khai thác, nó tạo nên lối sống giống với những người láng giềng của họ ở Đông Nam Á chứ không giống với Đàng Ngoài, nơi mà từ đó họ ra đi.

Chẳng hạn cất nhà trên cột, để trống phía dưới cho nước lưu thông, nhưng cũng để dễ dàng di chuyển nguyên căn nhà khi cần thiết.

Hay loại ghe bàu của người Mã Lai, sử dụng rộng rãi ở Đàng Trong từ giữa thế kỷ 16 đế thế kỷ 19. Ghe này hẳn là làm theo mẫu của người Chăm, vì được sử dụng từ Hội An xuôi xuống vùng Thuận Hải, là địa bàn cư trú của người Chăm. Như Barrow tả ghe thuyền ở Turan: nhiều chiếc giống Sampan của người Hoa có phên phủ, có cái giống proas của người Mã Lai.

 Thuyền trên sông Hội An, Barrow, 1806

Về nông cụ, các sử gia Việt Nam thấy rõ ảnh hưởng của Chăm. Cái cày của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã yếu ở phần đế, lưỡi nhỏ và nhẹ chỉ thích hợp với loại đất mềm và ít cỏ. Trong khi đất ở phía nam cứng và cỏ dày, nên người Việt phải cải tiến cái cày của người Chăm cho dễ sử dụng vì cày của Chăm cứng cáp và chắc ở phần đế.

Ảnh hưởng của người Chăm còn để lại ở một số phong tục của người Việt ở miền trung. Từ việc ăn gỏi đến cách đội khăn và vài tục chôn người chết. Việc sử dụng voi cũng chịu ảnh hưởng Chăm. Người Việt có tượng binh, voi có tham dự vài nghi lễ ở triều đình, nhưng săn voi, đấu voi là cách thức tiêu khiển của vua Chăm.

Cách săn voi của vua Chăm được một người Tây ban nha tả vào năm 1595: đại hội diễn ra khi vua đi săn voi, ông mang theo lớp quý tộc, các tướng lãnh, tất cả đều mang theo voi cái và 500, 600 người với lưới bằng mây. Họ vây quanh quả đồi nơi có voi ở, rồi lùa số voi này vào một khu có rào cọc để nuôi. Họ sẽ nhốt ở đó cho tới khi voi được thuần phục.

Kiểu tiêu khiển khi cho voi và hổ đấu nhau được Poivre kể lại vào 1750, Crawfurd và Finlayson chứng kiến vào 1822, mà Reid thì đã quan sát thấy ở người Xiêm và Mã Lai, trong khi hình thức giải trí này rất xa lạ với triều đình miền bắc.

Cách dùng voi để xử tội nhân của Chăm đã có nhắc đến trong các sử liệu Trung hoa từ thế kỷ 6, cũng được nhà Nguyễn áp dụng. (Đọc sử nhà Nguyễn, ta sẽ thấy vua Gia Long dùng voi hành hình tướng sĩ nhà Tây Sơn như thế nào)

Ảnh hưởng của Chăm còn thấy trong một số công việc hành chánh như cách đánh thuế: các viên chức nhà Nguyễn không nhận lương nhưng được phép sử dụng lợi tức một số suất đinh. Đây là cách làm của người

Chăm.

 (Li Tana, Xứ Đàng Trong)

HỌ ĐỖ VÀ NGƯỜI HOA Ở QUẢNG NAM

Miền trung Việt Nam là vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Vào các thế kỷ XVI – XIX, nhờ các yếu tố trong và ngoài nước, khu vực trung bộ, nhất là tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã hình thành các phố cảng nổi tiếng như Hội An (Quảng Nam), Thu Xà (Quảng Ngãi), Nước Mặn (Bình

Định), Vũng Lấm, Mỹ Á (Phú Yên). Trong thời kỹ thịnh đạt nhất, các phố cảng này giữ vị trí quan trọng đối với họat động kinh tế trong nước và quốc tế.

Nhờ chính sách nhu viễn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cộng với những biến động từ đất nước Trung hoa, thương nhấn ngưỡi Hoa tới các các tỉnh miền trung ngày một đông..

Khi Hội An trở thành một đô thị – thương cảng phồn thịnh, trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả Đại Việt, một trong những thương cảng sầm uất của vùng Đông Nam Á vào thế kỷ XVI – XVIII, thương thuyền Trung hoa đã có mặt. Trước thế kỷ XVII, người Hoa chỉ dừng chân mua bán chứ không lưu trú, nhưng sau đó họ dần thế chân người Nhật nắm quyền mua bán, xây nhà, lập phố ở Hội An. Cộng đồng người Hoa đã lập nên Phố Khách, (Đường nhân phố hay Phố Tàu), bên cạnh Phố Nhật của người Nhật. Việc buôn bán của người Hoa ờ đây rất phát đạt, đến nỗi các chúa Nguyễn phải lập ra một cơ quan tên là Tàu vụ ty để kiểm soát ngoại thương, thu thuế thương thuyền, giúp đỡ các tàu bè ngoại quốc bị bão trôi dạt, và giao hẳn cho người Trung quốc và cả người Minh hương các chức vụ quan trọng trong ty này.

 (Đào Vĩnh Hợp, Võ Thị Ánh Tuyết, Công đồng người Hoa ven biển miền trung, Tạp chí Khoa học và phát triển, 2018)

1.  Người Hoa Đến Quảng Nam Từ Khi Nào

Khi các chúa Nguyễn vào phía nam lập nghiệp, khoảng từ năm 1600, thì

Hội An cứ như một nhà bảo tàng lưu giữ những gì xảy ra ở xứ Đàng Trong. Chính sách giao thương cởi mở đã làm xứ Đàng Trong ngày một phồn thịnh qua thương cảng Hội An. Nhiều thương nhân nước ngoài như Trung hoa, Nhật bản đã đến đây buôn bán làm ăn và định cư ở đây.

Từ xa xưa thời vương quốc Chămpa, người Hoa đã đến đây nhưng họ chỉ ở trên tàu mua bán xong là đi chứ không lên bờ (có thể đây là một trong những lý do mà ta gọi họ là người Tàu).

Người Nhật thì đến đây vào đầu thế kỷ 17, có người còn lấy vợ Hội An và khi mất được chôn cất ở Hội An. Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) chính là tác phẩm của người Nhật xây dựng ở Hội An.

 Chùa Cầu ở Hội An

Vậy người Hoa (hay người Minh Hương) đến Hội An từ khi nào?

Trung hoa vào cuối thời nhà Minh (1368 – 1644) đã suy tàn, rồi để rơi triều đình vào tay nhà Thanh. Một số người không phục nhà Thanh đã lên thuyền vượt biển đến Hội An (một lý do khác để gọi họ là người Tàu). Những chuyến đi này đầy bất trắc, hiểm nguy, nên khi đến được Hội An, họ xem như đã được thần linh che chở. Vì vậy, khi cuộc sống đã ổn định, họ lập các hội quán (hình thức của hội đồng hương) và chùa để phụng thờ các thần linh đã giúp đỡ họ.

 

 

Người Hoa thờ con tàu đưa họ đến Hội An

 

 

Trên tàu có đầy đủ vật dụng

 

 

Bếp ăn, chổ ở rất quy mô

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết