Phụ Lục A
Vài Đoạn Lược Sử Của Gia Đình (Người Viết) Qua Lời Kể Của:
1. Anh Chương Giai Đoạn Ở Cửa Đại, Hội An
Cả nhà ba má và bà ngoại sống trong căn nhà tranh 3 gian 2 chái, mái lợp lá so với nhà mợ Cửu Đằng (em bà ngoại), rất giàu nhà có nuôi nhiều trâu bò và nhiều người làm, có ruộng trồng lúa và khoai lang. Thỉnh thoảng anh Chương có băng đồng sang chơi với các con mợ Cửu, thấy nhà mợ thường có khách ra vô tấp nập. Cậu mợ Cửu còn một căn nhà lầu lớn ở phố Hội An, nhìn ra sông Thu Bồn. Mỗi khi có dịp đi Hội An, anh Chương được bà ngoại và má dẫn đến đó chơi, có lần còn ghé chơi nhà Dượng Trợ nữa, dì thì đã mất, mất lúc nào anh Chương không rõ.
Bà ngoại tên Lê Thị Đáng, làm thuốc nên được gọi là bà thầy Đáng, bà rất khó tánh. Ba làm cai ở một xưởng dệt bao bố bên kia sông, má làm thợ dệt ở xưởng này. (Có lần khi đào khoai lang, mợ Cửu sai người gánh qua biếu bà ngoại, bà từ chối, bảo người làm về nói lại rằng, “nhà tau nghèo nhưng không phải là nơi chứa rác, tau không nhận thứ xô bồ như rứa. “Anh người làm về nói lại, mợ Cửu phải sai cháu lựa một rổ ngon, đều đặn bưng qua và xin lỗi, bà mới nhận.)
Khi anh Chương lên 5 tuổi, bà ngoại nói ba gởi anh ấy tới một ông thầy đồ học chữ nho. Học được rất ít, toàn bị bắt mài mực và lấy roi cho thầy đét đít những anh lớn hay đi trễ và phạm lỗi. Rồi thì cũng võ vẽ được vài chữ như nhứt là 1, nhị là 2, tam là 3, gia là nhà, quốc là nước… ngưu là trây, mã là ngực, cự là khoảng cách, nha là răng, trong sách Tam Tự kinh.
Chiều chiều sau giờ học, anh Chương và đám bạn thường xuống sông ở Cửa Đại tắm, chờ ba má từ xưởng bên kia sông về.
Khoảng thời gian này, ba về bắc hay ai đó đưa chị Nhuận vào ở chung tại Cửa Đại trước khi dọn về Bảo An.
Anh Chương còn nhớ mang máng đó là giai đoạn quân Nhật chiếm đóng, rồi quân Tưởng Giới Thạch vào tước khí giới. Tình thế rất hỗn loạn, xưởng dệt phải đóng cửa, cả nhà dọn về làng Bảo An mà không có bà ngoại (xuống ghe đi ban đêm trước nhà mợ Cửu Đằng).
Ghi chú riêng của anh Chương: Sau nầy khi về Bảo an, má hay nhắc đến cậu Mười Nên (Đỗ Nên), là út trong ba người con của bà ngoại. Anh có được xem hình và hai quyển nhật ký của cậu để lại. Má nói cậu đi lưu lạc và mất đâu bên Miên khi còn rất trẻ. Cậu rất đào hoa và đẹp trai. Chữ cậu viết trong nhật ký rất đẹp. (Chị cả là Dì Trợ Dụng, vợ nhà
thơ Khương Hữu Dụng, mẹ các chị Khương Băng Tâm, Khương Băng Tuyết, Khương Băng Kính, Khương Băng Ngọc hiện sống ở Hà Nội và các anh Khương Hữu Xương, Khương Hữu Hưng đã mất), thứ hai là Má mình, bà Đỗ Thị Lịch.
Khi đưa chị Lệ vô Phan thiết thăm anh sau đám cưới, má đã cho chi Lệ biết: Ông ba không phải là ba ruột anh, nhưng đã nuôi dưởng từ nhỏ và rất thương anh. Do đó má căn dặn chị Lệ rất kỷ là sống trong gia đình, anh chị em phải thương yêu, đùm bọc nhau, không được phân biệt, và nhất là phải nghe lời và quý trọng ông ba. Phần anh thì từ khi còn nhỏ đã được ba săn sóc, thương yêu và dạy dổ. Trong những năm tản cư lưu lạc, anh đã cùng ba gánh vác và chia xẽ những gian truân khổ ải của gia đình từ Bảo an, Quế sơn, Bồng sơn, Định trị đến Nha trang đẻ phụ má lo cho các cô chú khi còn nhỏ nên trong lòng anh ông lúc nào cũng là một người cha đáng kính.
2. Về Bảo An (Quảng Nam)
Từ Cửa Đại về Hội An, gia đình ở tại ngôi nhà từ đường của ông ngoại. Trong thời gian này, ba về bắc đưa chị Nhuận vào. Anh Chương đi học ở trường tiểu học gần nhà dì Bảy (Dì Năm, Dì Bảy là con người vợ khác của ông ngoại). Má ở nhà tiếp tục nuôi tằm, ba đi buôn chuyến bắc nam bằng đường xe lửa. Lần sau cùng, không nhớ năm nào, anh Chương đi đón ba ở ga xe lửa nhỏ (ga xép) gần ga Trà Kiệu, hôm ấy ba mặc độ complet bằng lụa màu mỡ gà, đội nón cối trắng, tay cầm cái xách, thất thểu từ trong ga đi ra, xoa đầu anh Cương và nói nhỏ, “xe bị tăng bo nhiều lần, hàng hóa mất hết rồi con ơi “. Sau chuến ấy, ba ở nhà luôn cho đến ngày chạy giặc.
Lúc ấy, anh Năm Giản (Phạm Phú Giản, anh Chương không nhớ là con Dì Năm hay Dì Sáu), từ Duy Xuyên lên chơi, gặp chị Nhuận. Hai người phải lòng nhau, thường liên lạc bằng thư qua trung gian là anh Chương. Sau đó anh chị dọn ra ở riêng, mãi đến khi về Nhatrang mới gặp lại nhau (khi anh Năm đang bị giữ trong trại cải huấn vì lý do đảng phái chính trị gì đó).
Loạn lạc nổi lên, gia đình phải chạy tản cư từ Bảo An đến Quế Sơn. Khi phụ ba đem chôn dấu chén bát kiểu và đồ dùng quý giá, anh Chương đã nghe tiếng súng từ xa vọng lại, chung quanh đã có tiếng kêu nhau đi lánh nạn. Khi rời nhà thấy người ta ùn ùn kéo nhau đi, ai nấy đều rất sợ vì tiếng súng lớn nghe càng lúc càng gần nên đoàn người đi gần như chạy, khi băng đồng, có lúc đi trên đường xe lửa rất vất vả. Ba vì không quen gánh nên vai bị sưng, phải lấy vải quấn đòn gánh nhìn thật kổ sở.
Trên đường đi vừa đói, mệt lại khát nước nhưng vẫn phải cố. Anh
Chương cõng cô Phú, lúc đầu không sao nhưng càng lúc càng mệt nên phải dừng gnhĩ nhiều lần. Má thì cũng cố có vẽ như còn khóc, lúc đi kèm, lúc đi sau để thúc dục hai cha con đi kịp đoàn người. Sáng hôm sau, đi đã được khá xa, tiếng súng cũng thưa dần. Lúc đó đã qua cầu Trà Kiệu và một cây cầu khác nữa, thấy tạm ổn, nhiều người dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống. Gia đình mình cũng vậy, ngày đi đêm nghỉ. Mất mấy ngày đêm mới tới Quế Sơn. Một buổi sáng, gia đình mình tách ra, đi băng qua một đổi sim thì tới nhà cậu Hai Trứ, gặp đám tang, nghe nói là của bà ngoại. Má nói hình như mợ Hai Trứ không muốn giúp đỡ nên sau đám tang bà, ba má tiếp tục hành trình.. Lúc nầy chỉ có gia đình mình, đi mà không biết là đi đâu trong một vùng thôn quê vẫn còn thuộc huyện Quế sơn. Anh Chương còn nhớ mang máng khoảng xế chiều ba má thấy có người làm rẩy nên ghé lại xin khoai sắn ăn đở đói. Sau một hồi thăm hỏi, trò chuyện với ba má, hai người làm rẩy (lớn tuổi hơn ba má) nấu khoai lang cho cả nhà ăn và chờ ở trong nhà chòi tới chiều đưa về nhà trong làng, làng rất nhỏ, nhà cửa thưa thớt cho ở tạm. Ông bà nầy nhà không khá giả nhưng rất tốt. Hình như ông bà chỉ có một người con trai, cô con dâu và mấy đứa cháu cũng khoảng tuổi chú Phi và cô Phú lúc đó.
Gia đình mình được ông bà giúp đở, tá túc tại đây một thời gian, không nhớ là bao lâu. Nhà có vườn rộng giống như nhà ông ngoại mình nhưng trồng nhiều mít, xoài và môt ít chuôi (nhà ông Ngoại mình ở Bảo An thì trồng toàn chuối và củ mì tinh). Ở đây ba má cũng theo gia đình họ ra phụ làm rẩy. Anh Chương ở nhà coi chừng mấy đứa nhỏ gồm cả chú Phi và cô Phú. Thỉnh thoảng anh cũng được anh con chủ nhà dẩn đi mò cua bắt ốc ngoài suối nên cũng biết cách mưu sinh một mình, và thời đó cũng dể kím đồ ăn. Lâu lâu mới thấy vợ chồng người con gánh trái cây trong vườn đi bán để mua gạo và mắm muối về để dành. Ăn uống rất đạm bạc, cơm độn khoai, sắn, ăn với mít kho hoặc rau luột. Thỉnh thoảng cũng có chút cá bắt ngoài suối hoặc cá khô. Anh nhớ những ngày ở đây gần như không tiếp xúc được với ai ngoài mấy người trong nhà. Sáng sớm mạnh ai nấy đi vô rẩy chiều tối mới về, chẳng ai tới nhà ai cả. Vào một buổi chiều anh ra bờ suối bắt ốc và hái được một ít lá môn về má luột để ăn thêm cho đở đói. Không ngờ đó là môn dại, sau khi ăn xong ba má và anh bị ngứa cổ suốt một đêm không ngủ được mà không dám nói với chủ nhà. Cứ phải hả miệng ngửa cổ lên trời khà hơi ra cho đở ngứa. Thời gian ở đây còn nhiều chuyện buồn vui khác nhưng không thể nào anh nhớ rỏ ràng được… Và vào một buổi sáng gia đình mình từ giả ông bà chủ nhà để tiếp tục đi về phía Nam. Anh nhớ ông bà cho cơm vắt mang theo và cho người con trai gánh đồ phụ ba má để đưa gia đình mình vô tới Quảng ngải, có ghé nhà chi Toa thì phải. Sau nầy khi đã lớn anh cứ suy nghỉ hoài về cái gia đình ông bà cụ đã cưu mang và giúp đỡ cả nhà mình trong khi hoạn nạn nhưng không thể nào nhớ được tên ông bà hoặc điạ danh nơi đó là gì. Có lẽ ông bà mình ăn ở phước đức nên con cháu mới hưởng dược như vậy.
Anh nhớ gia đình có lưu lại Quảng ngải một thời gian ngắn trước khi vô Bồng sơn, nhưng không nhớ là ở nhà ai và như thế nào (?). Lúc ở đây má có dẩn anh ra vùng lính Pháp chiếm đóng mua đá lửa, vải kaki (dấu trong người nên mới có câu: “đầu phồng đá lửa, bụng chửa kaki”) cùng một ít dầu lửa hoặc đồ dùng đem về bán kiếm lời. Mổi chuyến phải mất tới hai ba ngày vì phải đi bộ từ sáng tới chiều tối, còn phải đi băng trong xóm, giả dạng như người địa phương để tránh mấy trạm kiểm soát dọc đường rất khổ.
-
Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và... (Kỳ 13/14)< Trang trước
-
Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và... (Kỳ 11/14)Trang sau >
Bài viết liên quan
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 14/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 13/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 11/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ10/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 9/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 8/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 7/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 6/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 5/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 4/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 3/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 2/14)
- Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 1/14)