HÀ GIANG DU KÝ BẰNG HÌNH, P3

HÀ GIANG DU KÝ BẰNG HÌNH, P3

 

TỪ ĐÀI TƯỞNG NIỆM TNXP ĐẾN CHỢ MÈO VẠC

Đài tưởng niệm TNXP

Không phải Vách đá trắng hay Vách đá thần nổi tiếng Hà Giang, chỉ là vách đá ở khu vực Tượng đài TNXP

 

Những người đi chinh phục. Xưa, có bà Nữ Oa vác đá vá trời; nay, có 3 người mang kiếm chống trời

 

Bia ghi công những số liệu về Con Đường Hạnh Phúc

Và bia tưởng niệm những người hy sinh khi mở đường

 

 

Con đường dẫn đến Vách đá trắng bên hông tượng đài, bên cạnh là hẽm vực. Rất nguy hiểm nên chỉ các bạn trẻ mới dám đi

Bảng chỉ dẫn

Nhà bảo tàng, bên hông tượng đài

Bên trong nhà bảo tàng

Một cụ ông người H’Mong ?

Là thật ?

Hoa vẫn nở trên rừng đá

Vườn đá tảng

Điểm sạt lở trên đường từ Mã pì lèng đi Nho Quế. Kẹt hơn 1 g

Vách đá nhìn tại điểm kẹt xe, hay đây chính là Vách đá trắng còn có tên Vách đá thần ?

Đèo Mã pì lèng nhìn từ điểm kẹt xe

Hồn mùa ngây ngất về đâu
Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
Lần bước phiêu du về bến cũ
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân

Bến thuyền bên sông Nho Quế, nơi cho khách nghỉ ngơi, ăn trưa

 

Âm ba thoáng rung cánh đào rơi

Hoa gạo nở bên sông

Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

 

Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan

Về đâu ?

Ỷ Thiên kiếm

Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên

Thủy quái hồ Loch Ness

Nuốt chiếc thuyền này ?

Hang động…

…của người tiền sử ?

Trên sông Nho quế

Một vách đá trắng khác trên sông Nho Quế

Đường đời đôi ngã

Trên vách đá hoa vẫn nở

Khói lam chiều

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn

Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

Quán ăn trưa bên dòng Nho Quế

Thực đơn bữa trưa ở Nho Quế

Kìa nước xa xa sông Cấm còn mịt mùng ngoài bến xuân

Bên sông

Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian

Trước làng H’Mông Mèo Vạc

Đúng ra đây là Homestay, xây dựng theo mẫu làng của người H’Mông

Bên trong làng

Đường làng

Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?

Hỏi ai ? Ai biết là ai nữa ?

 

 

 

 

 

Cổng làng. Có lẻ cổng nhà người Việt ở nhiều đô thị cóp từ đây. Phần nào đó giống cổng tam quan các đền, chùa.

 

 

 

Anh em nhà Dalton

Một khu phố trong làng

 

Nhà ăn trong làng

Chọn nơi này làm nơi nghỉ qua đêm, chứ không định chọn làm quê hương.

Phố huyện Mèo Vạc về đêm

Ăn tối ờ đây, huyện Mèo Vạc

Thực đơn

Chia tay Mèo Vạc. Veni, vidi, vici_Ta đến, ta thấy, ta chinh phục_Julius Ceasar. Nơi đây, Mèo Vạc, là căn cứ của thủ lĩnh nghĩa quân trong kháng chiến chống Pháp, Sùng Mí Chảng, hoạt động trong thời gian 1911-12.

 

 

Cũng là chia tay Hà Giang

 

Chợ Mèo Vạc, buổi sáng

Một phó nháy ở chợ Mèo Vạc

Có gì trong Gùi nhỉ ?

Linh mục François Marie Savina (Histoire des Miao) viết về chiếc Gùi  như sau:

Khi một đứa trẻ Miêu khóc, mẹ của nó sẽ cho nó một chiếc gùi để dỗ; trẻ Miêu đều chơi với gùi; đan gùi là nghề đầu tiên chúng học. Có thể nói, gùi là quần áo đầu tiên của chúng, và không có gì lạ khi bắt gặp những đứa trẻ Miêu chỉ mang gùi với mọi kiểu quần áo! Người lớn không bao giờ ra khỏi nhà mà không mang gùi, ngay cả khi họ không mặc gì cả. Về cơ bản, họ mang gùi, giống như chúng ta, chúng ta chống gậy, để cho ra vẻ. Họ để mọi thứ vào trong cái gùi này, phụ nữ cho con cái vào đó khi họ đi làm đồng, còn đàn ông thì cho gà và lợn con vào đó khi đi chợ. Gầu nước múc từ suối, củi mục nhặt trong rừng, cỏ cắt ngoài đồng, lúa, ngô thu hoạch được chất hết vào gùi chở về nhà. Gùi ắt phải có nguồn gốc từ người Miêu!

 

Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi …Chắc không đường về
Tiên nữ ơi!

Người đi qua đời tôi,

Có nhớ gì không, người ?

Thu hoạch ở chợ Mèo Vạc

Những sắc màu ở Mèo Vạc

Chào nhé, Mèo Vạc. Tạm biệt Hà Giang

Dấu binh lửa, nước non như cũ

Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương…

Buông tên ải Bắc, treo cung non Ðoài

Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải

Tiếng khải ca trở lại Thần Kinh

Ðỉnh non kia, đá đề danh…

Chia tay Hà Giang, vào Cao Bằng

Đoàn Phượt thủ gặp trên đường

Những đoạn dốc như thế này là điều bình thường trên cao nguyên đá

Người phụ nữ H’Mong trên đường vào Vách đá thần

Chú bé vội vã trên đường đi học

 

Hay đang giờ làm việc

Nghỉ một chút sau những giờ lao động mệt mỏi

Đợi chờ ai

Ngóng về phương trời xa, chờ tin nhạn

Hái lá rau rừng

Trên đường ra chợ

Tình yêu tự do và tinh thần độc lập hẳn nhiên là những đức tính quý giá đối với các dân tộc, và chúng hiện hữu ở người Miêu với mức độ cao nhất, như lịch sử năm nghìn năm của họ đã chứng minh. Người Miêu không thể chịu được việc bị người lạ cai trị, lệ thuộc vào bất kỳ ai, hoặc hòa nhập với bất kỳ người nào khác. Điều này giải thích các cuộc chiến tranh liên tục của họ với các nước láng giềng qua các thời đại, và các cuộc chạy đua không ngừng của họ qua các ngọn núi ở Châu Á. Họ chưa bao giờ có quê hương của riêng mình, nhưng họ cũng chưa bao giờ biết đến cảnh nô lệ và lệ thuộc ai.

 

Người Miêu luôn coi tự do và độc lập là tài sản lớn nhất trong tất cả những tài sản mà con người được trao cho để sở hữu ở đây, dưới thế giới này. Vả chăng, chưa từng có người nào có thể khuất phục được họ. Bị đánh bại, người Miêu kiêu hãnh luôn thích sống lưu vong hơn làm nô lệ, và đây vẫn là sự đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của người dân Miêu.

(Histoire des Miao, François Marie Savina, Hongkong, 1930)

 

 

Tháng 9.2023

NTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết