Phúc Kiến, Mân việt, Quảng nam, họ Đỗ và ... (Kỳ 5/14)

Người Việt Nam nào cũng thuộc câu ca dao, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Và đều thắc mắc sao lại đem địa danh Trung hoa vào ca dao của người Việt.

Và các sử gia sẽ giải thích điều ấy: năm 472 TCN, Việt vương Câu Tiễn đã mở rộng lãnh thổ nước Việt đến tận Giang Tô, Sơn Đông (núi Thái Sơn nằm trong tỉnh Sơn Đông cao hơn 1500m.)

1. Núi Thái Sơn (tỉnh Sơn Đông, Trung hoa)

Thái Sơn mệnh danh là Đông Nhạc, một trong Ngũ Nhạc danh sơn của Trung quốc (gồm Đông Nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn tỉnh Thiểm Tây, Nam Nhạc Hành Sơn tỉnh Hồ Nam, Bắc Nhạc Hằng Sơn tỉnh Sơn Tây, và Trung Nhạc Tung Sơn tỉnh Hà Nam.)

 Khu sườn đông núi Thái sơn, nơi khắc bộ kinh Kim Cương 2799 chữ

 

Ai đã đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ đều biết qua các các môn phái trấn ở Ngũ nhạc danh sơn này. Như Lệnh Hồ Xung, nhân vật chính của truyện xuất thân từ phái Hoa Sơn với chưởng môn là Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, Định nhàn sư thái chưởng môn phái Hằng Sơn, Tả Lãnh Thiền chưởng môn ở Tung Sơn phái, Tiêu Tương dạ vũ do Mạc Đại tiên sinh làm chưởng môn ở phái Hành Sơn, và Thái Sơn phái do Thiên Môn đạo nhân làm chưởng môn.

 

QUẢNG NAM, ĐẤT VÀ NGƯỜI VÀI DÒNG LỊCH SỬ

Khi nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) mất, (- 206), Triệu Đà chiếm Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận, dựng nước gọi là Nam Việt. Triệu chia Tượng Quận làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Giao Chỉ là đất Bắc Việt nay, Cửu Chân gồm từ Thanh Hóa vào đến Trung Việt nay. Đời Hán Võ Đế, năm 111, lấy 3 quận đời Tần đặt thànhh 9 quận thuộc bộ Giao Chỉ, lấy đất Tượng Quận chia lại thành 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Nhật Nam là đất cực nam của Giao Chỉ bộ, gồm 5 huyện là Lư Dung, Tị Cảnh, Châu Ngô, Tây Quyển, Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện ở cực nam, chổ ở của người Chàm.

Tượng Lâm ở đâu? Theo Đại Nam Nhất thống chí thì Tượng Quận đời Tần, Nhật Nam đời Hán vào đến tỉnh Phú Yên ngày nay. Theo L. Aurousseau thì trong Tượng quận có một thành phố gọi là Lâm ấp ở vùng Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay và biên giới phía nam vào đến mũi Diều (Cap Varella). Nhưng Georges Maspero và Trần Kinh Hòa cho rằng phía nam huyện Tượng Lâm là núi Hải Vân ở tỉnh Quảng Nam nay.

Năm 100, đời Hán Hoà đế, người Chàm ở Tượng Lâm nổi dậy, các quận huyện phải cử binh đánh dẹp rồi rồi để binh tướng ở lại phòng hậu hoạn.

Năm 137, đời Hán Thuận đế, có người Khu Lân nổi lên đánh phá, Tướng quân Lý Cố phải dùng thủ đoạn chính trị vỗ về mới yên.

Năm 144 đời Thuận đế, năm 157 đời Hoàn đế, người Chàm lại làm loạn.

Đến cuối thời Đông Hán, con viên Công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên nổi dậy, giết Huyện lệnh Tượng Lâm tự lập làm vua. Ấy là năm Sơ bình thứ hai đời Hiến đế nhà Hán, tức năm 192. (Theo nhiều nhà sử học, vua Çri Mara khắc trên bia Võ Cạnh tìm thấy ở NhaTrang chính là Khu Liên, nhưng điều này còn tồn nghi).

Nước lập lên ấy, sử Trung hoa gọi là Lâm Ấp, người ở nước ấy gọi là Chàm (Cham) hay Chiêm bà (Champa), nước Lâm Ấp lấy đất Quảng Nam ngày nay làm trung tâm, dựng đô ở Trà Kiệu.

 (Phan Khoang, Việt sử Xứ Đàng Trong)

 Tháp Po Klong Garai ở Phan Rang, khoảng thế kỷ XIII- XIV

Người Chăm, Chàm hay Chiêm Thành đã xây dựng một nền văn minh

rực rỡ, với rất nhiều đền tháp tuyệt mỹ mà nay đa phần đã đổ nát vì thời gian, vì chiến tranh, và cả sự phá hoại của con người.

Phật viện Đồng Dương, xây dựng năm 875 ở làng Đồng Dương, huyện

Thăng Bình tỉnh Quảng Nam ngày nay, bản vẽ của H. Parmentier, 1910

 

 Và những gì còn lại

Nước Lâm Ấp thời xưa hay Chiêm Thành sau này biến mất hẳn vào thế kỷ 18, đời chúa Nguyễn.

 

Cụ ông người Chăm

1.    Cuộc Nam Tiến Của Các Chúa Nguyễn

Bắt đầu vào năm 982, Lê Hoàn tấn công Champa, bắt nhiều tù binh và chiếm kho tàng của vua Chăm. Năm 992, Lê Hoàn cho người làm con đường từ Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) tới ranh giới Chăm – Việt trong vùng Hoành Sơn. Chắc rằng đây là con đường bộ đầu tiên được mở giữa hai hai nước Chăm- Việt và từ đây các thế hệ người Việt sử dụng tiến xuống phía nam.

3 châu của người Chăm trong vùng sẽ trở thành hai tỉnh Quảng Bình,Quảng Trị của Việt Nam vào năm 1069, còn 2 châu Ô, Lý (Tỉnh Thừa Thiên ngày nay), được vua Chiêm Chế Mân dâng làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân vào năm 1306.

Từ đó cho đến nửa sau thế kỷ 14, vùng đất này là sự tranh chấp qua lại giữa 2 nước Chăm Việt. Đến giai đoạn 1400-1404, Hồ Quý Ly, bằng nhiều chiến dịch quân sự đã đẩy biên giới Việt- Chăm đến tận Quảng Ngãi ngày nay. Để giữ ổn định, Hồ Quý Ly ép các nhà giàu có nhưng không có đất di dân đến đây.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông mở cuộc tấn công chiếm được kinh đô Vijaya của Chămpa.

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết