Trà - Những Thiên Cổ Sự (Kỳ 3/11)

Đường từ Vân Nam qua Lào Kay theo tả ngạn sông Hồng xuống Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên rồi vào Thăng Long là con đường lam chướng nghìn trùng. Ngày xưa ở bên Trung quốc có con đường Trà Mã cổ đạo thì con đường buôn trà từ Vân Nam về Thăng Long cũng đáng gọi là Trà Thuyền Cổ Giang

Đường ở xã Mông Phụ, Sơn Tây, Hà Nội. Đắp bằng đất đỏ, mùa mưa lầy lội, rất khó đi. Người đi buôn hoặc dùng xe trâu bò, hoặc thuê người gánh, hoặc chất hàng lên thuyền đi theo các dòng sông.

Đường đê sông Đuống qua huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)

(Văn minh vật chất người Việt, Phan Cẩm Thượng)

Đường đi cực kỳ hiểm trở, lam sơn chướng khí mịt mờ, thời gian đi về phải mất đến vài tháng hay cả năm, vậy trà phải là món hàng rất được chuộng, và giá cà thì cực kỳ đắt. Mua được nó phải là giới quan lại hay thương buôn giàu có. Còn hạng bình dân thì cứ chè xanh, lá vối mà chén thôi.

Hàng chè xanh

Và vì trà không có trong thư tịch nên ta tìm trong văn chương bình dân, thi ca truyền khẩu.

Trà trong ca dao tục ngữ

(Tham khảo: Ca dao tục ngữ Việt Nam, Vũ Ngọc Phan và Tục ngữ Phong dao, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc)

Nước chè xanh vừa lành vừa mát

Người nông dân làm đồng về, các bà các chị đi chợ về, đói lòng khát nước, thì nhà luôn sẵn vài củ khoai lang luộc, vài trái chuối hái vội ăn cho đỡ đói. Ăn xong đã có bình nước vối hay chè xanh, rót ra bát uống ừng ực vài ngụm. Vừa lành vừa mát giữa những ngày tháng hạ nóng như thiêu này. (Eberhardt-Aufray giải thích rằng chè xanh với người lao động vừa là chất kích thích hệ thần kinh vừa là chất lợi tiểu rất tốt _ Đỗ Ngọc Quỹ).

Những đêm trăng sáng, rảnh việc đồng, nấu một nồi chè xanh, luộc một rổ khoai, bà con hàng xóm tụ họp bàn chuyện đồng áng, chuyện nhà cửa, chuyện con cái, bát nước chè chuyền tay nhau, thì tình làng nghĩa xóm càng thêm nồng đượm.

Cách uống trà ấy chỉ có ở Việt Nam.

Giản dị mà thân tình. Không cầu kỳ nơi chốn. Không chọn lựa ấm chén. Không đắn đo khách mời.

Nhưng không thiếu phần tinh tế. Lá chè được lựa kỹ, bỏ những lá quá già hay quá non, vò nhẹ trước khi cho vào ấm, tráng qua lần nước sôi cho bớt nồng, bớt chát, rồi mới đổ lần nước sôi thứ hai vào, nấu bằng củi gỗ chứ không bằng cành lá khô lượm trong vườn. Không cầu kỳ quá như trà đạo nhưng ai bảo là thiếu phần thanh nhã.

 

Rượu trên be, chè dưới ấm

Vì chè dưới ấm mới đậm, mới ngon. Nên khi tiếp khách, phải rót ra chén tống rồi mới chia cho các chén quân, còn nếu không sẽ rót lần lượt từng ít một vào các chén và xoay vòng lại, như thế tất cả các chén sẽ có độ đậm như nhau. Chao ôi. Rắc rối rồi đây.

Chưa hết đâu nhé.

Rượu ngâm nga, trà liền tay

Trà rót ra phải uống ngay cho nóng. Tay nâng tách trà, uống từng ngụm nhỏ (tới đây thì đừng uống kiều trà vối như đã nói ở trên). Thưởng thức trà bằng cả ngũ quan (mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, miệng nếm, tay cầm). Xin tạm quên Bát nhã ba la mật đa tâm kinh đi, kẻo cứ nhớ không có mắt mũi tai lưỡi miệng…thì uống trà vào đâu! Màu trà, hương trà, vị trà, mùi trà làm ta quên hết thế sự, hòa tâm hồn vào thiên nhiên. Ấy là các vị nghiện trà nói thế.

Ấm đất, do xã Canh Cát nung đất làm ra

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

Ấm Phù Lãng

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

Chuyên trà

Ảnh trong sách Technique du Peuple Annamite của Henri Oger

 

 

Ấm da gan gà

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

 

 

Bình tích bằng thiếc

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

Bình tích bằng đồng

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

 

Ấm đồng

(Kỹ thuật của người Annam t.3)

 

 

Ấm đất hình ống trúc

(Kỹ thuật của người Annam t.2)

 

 

Bàn trà

(Kỹ thuật của người Annam t.2)

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết