Những nhận định về vua Gia Long (Kỳ 2/2)

5. Vấn Đề Đối Nội

a. Việc Định Đô Ở Huế

Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cỗi rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng. Phải chăng Gia Long đã e ngại những uy tín còn sót lại của hai họ Lê Trịnh, nhưng nếu đủ tài thi thố ân uy thì mình là thái dương mà các triều đại đã qua chỉ là những ngọn lửa tàn, đâu đáng sợ! Sau này Bắc Hà ly loạn liên miên, lòng dân khảng tảng vì triều đình ở quá xa rồi 50 năm sau giặc Pháp tiến vào nội địa của ta, hàng vạn quân của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết không chống nổi mấy chiếc tàu, vài trăm lính của Francis Garnier, H. Rivière và De Courcy. Đấy chẳng là sự vụng tính của vua Gia Long vì đã bỏ gốc lấy ngọn đó sao?

Phạm Văn Sơn, sử gia Việt Nam Cộng Hòa (1915-1978)

 

Việc chọn kinh đô ở Huế đã giúp Gia Long tránh được việc phải mất công xây dựng lại một nơi chốn đã bị hoang tàn kiệt quệ vì chiến tranh, vừa phải canh cánh lo lắng giới Nho sĩ cũng như dân chúng phía Bắc cứ mãi hoài vọng Lê triều, đồng thời ở Huế lại có được một địa thế trung tâm đất nước như Thăng Long ngày trước; việc này ắt phải so bằng việc Lý Thái Tổ đã làm khi xưa.

Mai Thảo

Sự tranh cãi về tính đúng đắn và sự tổn thất của việc dời đô [từ Thăng Long vào Phú Xuân] năm 1802 chẳng bao giờ đi đến hồi kết. Vài sử gia người Việt đã nhận định rằng việc dời đô là một thảm họa, vì núi non khu vực miền Trung Việt Nam đã làm tách biệt Huế ra khỏi các vùng còn lại của đất nước [Việt Nam]. Tác động này còn trầm trọng hơn vì Huế thiếu địa thế nằm trong một hệ thống sông ngòi tối quan trọng. Trong lịch sử Việt Nam, khu vực núi non miền Trung đặc biệt thích hợp dung dưỡng thành công các phong trào nổi dậy nhưng các triều đại đóng ở khu vực này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhiều sử gia khác nhận định khéo léo hơn rằng việc dời đô đang mang lại lợi ích về mặt văn hóa. Giới sĩ phu người Việt, thay vì chỉ tập trung lại ở một thành phố phía Bắc, sau 1802 đã đến từ mọi miền Việt Nam. Những văn sĩ đến từ miền Trung và miền Bắc như Nguyễn Du (nhà thơ vĩ đại nhất của Việt Nam, tuy nhiên ông đến từ khu vực Bắc Trung Bộ và được vua Minh Mạng xem như một người từ miền Bắc) và Nguyễn Đình Chiểu đã phát triển được một vương triều đóng tại Huế, trong khi những văn sĩ miền Bắc - như là Cao Bá Quát hay Hồ Xuân Hương - đã viết lách trong một sự tự do lớn hơn và chưa từng thấy trước đó. Có thể cả hai luồng ý kiến đều có phần đúng.

Alexander B Woodside

 

b. Chính Sách Cai Trị

Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét những việc làm của Nguyễn Ánh ở miền Nam như sau: "...chính sách đồn điền nhằm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách khiến mọi người không dừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình ThuậnPhú Yên... bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn và cuối cùng để đủ binh lương cho quân lính dùng khi tràn ra phía Bắc đánh đám người kiệt hiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa".[132]

Sử gia Trần Trọng Kim có nói "cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy".[130]

 

 c. Về Luật Pháp

Gia Long cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là "luật Gia Long").[323] Trong 398 điều thì chỉ có 2 điều là rút từ Quốc triều Hình luật thời Hậu Lê, vài chục điều luật khác biệt chút ít về từ ngữ so với luật của nhà Thanh bên Trung Quốc, các điều luật còn lại đều sao chép lại nguyên xi tên gọi lẫn nội dung kể cả các tiểu chú của các điều luật trong “Đại Thanh luật lệ”.[399] Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần nhận xét bộ luật này về tổng thể là khá khắc nghiệt, không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Lê.[6]

 

d. Về Chính Sách Thuế Khóa Và Lao Dịch

Gia Long áp mức thuế và lao dịch rất nặng lên dân chúng để chi tiêu cho xây dựng và quân đội. Việc xây thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế phải huy động hàng vạn dân phu đi lao dịch. Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế): “Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch... Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục... Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành”.[3] Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng:

"Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba".[3]

 

6. Cầu Viện Nước Ngoài

Hai sử gia Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng cho rằng: Trong những lần thua trận, ông đều cầu xin người ngoài vào giúp sức nhưng cũng là gián tiếp, "rước voi về giày mả tổ""đưa hổ vào nhà" hay "cõng rắn cắn gà nhà", gây ra hậu quả và tiền lệ xấu cho vận mệnh dân tộc qua việc cầu cứu Xiêm, cầu cứu Pháp.[400][400] Giáo sư Đinh Gia Khánh cho rằng hiệp ước Versailles năm 1787 của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc thay mặt ký với Pháp là một hiệp ước "bán nước, phản bội dân tộc".[401] Riêng tác giả Lý Khôi Việt của tổ chức Viện Phật học Quốc tế ở Hoa Kỳ còn chỉ trích nặng nề hơn mối quan hệ trên qua việc gọi Nguyễn Ánh là "một tên đại phản quốc, đại Việt gian".[402]

 

Tháng 2 năm 1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thụy (Thoại) và Lưu Phước Tường sang Xiêm La, nhờ Xiêm cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đường núi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Đồng thời, theo kế của Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường, Nguyễn Ánh còn cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống ở Trung Quốc để khiến nhà Thanh giúp mình. Nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.

 

  • Trong tập Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Lịch sử nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tại Tiền Giangvào tháng 12/1984, bài tham luận của nhà sử học Phan Huy Lê đánh giá, nhận xét như sau:[403]

Triều Mạc thỏa thuận với nhà Minh và cắt đất cho giặc. Chúa Trịnh bất lực để cho nhà Minh rồi nhà Thanh lấn cướp nhiều dải đất biên cương. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm và câu kết với chủ nghĩa tư bản phương TâyLê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.

Đây không còn là hành vi bán nước của từng phần tử phong kiến mà là sự phản bội dân tộc của các thế lực phong kiến nắm quyền thống trị. Giai cấp phong kiến đang trải qua một quá trình phân hóa sâu sắc, trong đó từng bộ phận phong kiến cầm quyền, có tính chất đại diện, đã phản bội lợi ích dân tộc và sẵn sàng câu kết với giặc. Kẻ thù của độc lập dân tộc tìm thấy một chỗ dựa, một lực lượng nội ứng ngay bên trong cơ cấu xã hội

 

Hiệp ước Versailles không được thực thi vì sự bùng nổ của cách mạng Pháp năm 1789. Còn viện trợ do Bá Đa Lộc vận động từ các thuộc địa Pháp thì lực lượng tuy không nhiều nhưng cũng có tác dụng giúp Nguyễn Ánh trong việc xây thành lũy, huấn luyện quân sĩ, phát triển thủy quân, mua sắm vũ khí... và hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Nguyễn Ánh. Khi xem xét ngoại viện, điều quan trọng là cần phân tích và làm sáng rõ hành động cầu ngoại viện có được kiểm soát trên cơ sở giữ được chủ quyền, đưa lại lợi ích cho đất nước hay không, nếu dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập là phạm tội làm mất nước, một tội ác không thể dung thứ. Trên tinh thần đó, tuy còn những khác biệt nhất định nhưng hội thảo đều cho rằng hành động đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định là một "điểm mờ", một tỳ vết" trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ánh.

Hội thảo Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam[406]

 

Một vấn đề nổi cộm của vị vua này, thường bị người đời sau lên án là vấn đề ông "cõng rắn cắn gà nhà". Việc làm này của ông không thể biện minh đây là cuộc chiến tranh phong kiến mà do yếu, người ta có thể cầu viện lực lượng bên ngoài như tình thế đã xảy ra trong lịch sử các cuộc chiến tranh phong kiến. Nhà vua phải chịu trách nhiệm về việc cầu viện quân đội nước ngoài dẫn đến những hậu quả tai hại không thể lường trước được. Tuy nhiên cũng phải thấy một điều Gia Long là con người thực dụng, đã biết lợi dụng, khai thác mọi cơ hội để tồn tại song vẫn cố giữ tới mức cao nhất sự độc lập của vương triều ông. Nhà vua không phải không nhận thấy sự tàn bạo của quân Xiêm.
[...]

Phương án cầu viện đối với nhà vua là con dao hai lưỡi, nhục nhã và vinh quang, Gia Long không phải không biết điều này. Nhưng khao khát muốn khôi phục vương nghiệp đã khiến vị vua này có những hành động đi ngược lại quyền lợi Tổ Quốc khi ông cầu viện người Pháp mặc dù trong thâm tâm ông không ưa gì họ. Cố thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của họ, ông chỉ còn hy vọng gửi gắm vào Minh Mệnh, người nối ngôi ông giải quyết những mâu thuẫn này. Nhà vua đã có thái độ khéo léo để giữ độc lập nhưng ý muốn của ông đã bị thực tế phũ phàng xóa bỏ. Tất nhiên nhìn rộng ra, lịch sử thế giới thời kỳ này là những cuộc chiến tranh giành thuộc địa của Tư bản. Một điều tất yếu là những nước yếu sẽ bị thôn tính dầu có ai đó "cõng rắn" về hay không. Nhưng lịch sử đã đi theo con đường riêng của nó và dù vị vua khởi đầu triều Nguyễn có những công lao nhất định trong việc thống nhất quốc gia, xây dựng một chính quyền quân chủ hùng mạnh nhưng ông vẫn không thể xóa mờ vết đen trong sự nghiệp khi cầu viện ngoại bang.  — Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung[386]

Có những ý kiến bào chữa việc Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, hứa cắt đất cho Pháp là do quá khao khát báo thù và muốn giành lại ngôi chúa. Đồng thời họ cho rằng dòng họ chúa Nguyễn từng cai quản Đàng Trong suốt 200 năm, thời phong kiến có tư tưởng "Thiên hạ là của vua" nên việc Nguyễn Ánh rước quân Xiêm vào nước mình là không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì những ý kiến bào chữa này là không hợp lý:

  • Trong lịch sử Việt Namđã nhiều lần xảy ra việc mất ngôi, nhưng ngoài Gia Long thì chỉ có Lê Chiêu Thống từng dẫn đường cho ngoại quốc xâm chiếm nước mình. Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Mạc cũng từng bị cướp ngôi nhưng chưa từng có vị vua nào làm chuyện tương tự. Tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn từng dặn vua Mạc Kính Cung như sau: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào!... Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng."[407], quả nhiên sau này các vua nhà Mạc dù bị tận diệt cũng không hề cầu viện quân Minh giúp giành lại ngôi. Điều đó cho thấy các vị vua Việt Nam luôn ý thức được về tinh thần dân tộc, rằng việc rước ngoại xâm vào đất nước là một tội rất nặng với dân tộc, ngay cả 1 vị vua mang mối thù bị cướp ngôi cũng không được phép làm.
  • Xét về vai vế thì chúa Nguyễnkhông phải là vua mà chỉ là quan chức của nhà Hậu Lê, giúp vua Lê cai quản xứ Đàng Trong. Do đó, nếu Nguyễn Ánh muốn rước quân Xiêm vào nước hoặc hứa cắt đất cho Pháp thì phải có chiếu chỉ đồng ý của vua Lê. Thực tế Nguyễn Ánh tự ý mời quân Xiêm, cũng tự ý hứa cắt đất cho Pháp mà không hề có sự đồng ý của vua Lê. Như vậy, kể cả khi xét theo hệ tư tưởng phong kiến đương thời thì việc làm của Nguyễn Ánh cũng không thể bào chữa được, mà còn có thể coi đó là hành vi "tự ý đang lãnh thổ của nhà vua cho giặc", theo luật phong kiến thì sẽ bị khép vào tội Thập Ác bất xá - mục "Mưu loạn (phản nước theo giặc)".

Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin cho rằng không có sự trợ giúp của người Pháp (giám mục Bá Đa Lộc và các sỹ quan Pháp được ông ta mời sang) thì Gia Long đã không thể có được ngai vàng:[408]

Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta [Gia Long] mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội, họ cho là man rợ; bởi sự kiên trì từ chối tiếp xúc với nước ngoài, trừ nước Tầu; những hoàng đế này, tôi nói rằng, phải chịu trách nhiệm sự suy đồi và sụp đổ của nước họ, phải gánh vác một mình, sự nhục nhã trước lịch sử.

 

8.2019

Sơn Nguyễn


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết