Những nhận định về vua Gia Long (Kỳ 1/2)

Đất nước phân chia, chiến tranh không dứt bắt đầu từ 1627 khi chúa Trịnh Tráng ở đang ngoài đem quân đánh chúa Nguyễn phúc Nguyên ở đàng trong. Hết Trinh Nguyễn phân tranh đến cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh và chỉ kết thúc khi vua Gia Long tiêu diệt Tây Sơn thống nhất sơn hà và lên ngôi vào 1802. Non 200 năm với biết bao xương máu. Xét về mặt này thì vua Gia Long đã có công rất lớn.

 

Qua những trích dẫn của người viết từ Đại Nam Thực Lục cho thấy Nguyễn Ánh đã bôn ba kiên trì suốt 25 năm (1777-1802). Gồm 2 giai đoạn tẩu quốc (1777-1788) và phục quốc (1783-1802). Bị Tây Sơn truy đuổi suốt từ Quảng Nam đến hầu hết các tỉnh phía nam ra tận các đảo cực nam (Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Lôn...), sang tận Vọng Các (Thailand). Nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Mãi tháng 8, 1788 khi chiếm lại được thành Gia Định kể từ đây, mới đỡ rày đây mai đó cho đến tháng 6 1802 chiếm Thăng Long thống nhất sơn hà.

 

Lịch sử từ đông sang tây cho thấy những lãnh tụ tương lại đều có những điểm chung, và Nguyễn Ánh cũng không ngoại lệ:

  • Kiên trì, thất bại không nãn (nêu trên)
  • Biết trọng người tài nên anh hùng hào kiệt theo về (Nguyễn Huỳnh Đức, Lê van Luân, Nguyen Van Thành, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Đõ thành Nhơn, Trịnh hoài Đức v.v...)
  • Biêt cách thu phục nhân tâm: Miễn sưu thuế cho những nơi chiếm được; bãi bỏ những luật lệ bất công, tệ nạn xã hội (cờ bạc); tha cho binh lính Tây Sơn đã đầu hàng.
  • Mưu trí và thủ đoạn

 

Nếu chỉ căn cứ theo Đại Nam Thực Lục thì hình hình ảnh vua Gia Long là toàn bích không chê vào đâu được. Có chân mệnh đế vương, Hung tài đại lược, thương dân lo cho dân... Và vô vàn các đức tính tốt của một thiên tử. Điều này cũng không trách được vì Đại Nam TL được biên soạn bởi Quốc Sử Quán triều Nguyễn cơ quan viêt sử chính thức của một tiểu đại phong kiến; ăn cơm chúa phải múa cho chúa coi.

 

Nhưng trong các sử liệu khác và các đánh giá của các nhà sử học cận đại có cái nhìn khác về về vua Gia Long.

Cũng trên chủ trương chung chỉ trích dẫn để anh em đọc chơi cho biết, không đưa vào ý kiến cá nhân. Dưới đây là phần trích dẫn từ Wikipedia.com

 

GIA LONG, HOÀNG ĐẾ ĐẦU TIÊN CỦA TRIỀU NGUYỄN

 

Phần Nhận Định

Quá trình Nguyễn Ánh - Gia Long xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn và cai trị một nước Việt Nam sau nhiều thế kỷ chia cắt và nội chiến, cũng như các di sản và hệ quả ông để lại trong dòng lịch sử Việt Nam là chủ đề của rất nhiều sách, báo, cũng như các công trình nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số lời nhận xét của các sử gia và nhà nghiên cứu về ông:

 

1. Nhận Định Chung

Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông vẫn thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp... Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu... được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này... Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử... Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả... Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận. Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay, ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.

Trần Cao Sơn 2009. Nguyễn Ánh, một ẩn số của lich sử

 

Công nghiệp của ngài thì to thật, tài trí của ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa.

Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược

 

2. Vấn Đề Trả Thù Nhà Tây Sơn

Sau vài tháng nghỉ ngơi ở Phú Xuân, vào ngày giáp tuất tháng 11 (7 tháng 11 năm Nhâm Tuất, nhằm ngày 1 tháng 12 năm 1802[243]) Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù" (獻浮, nghĩa là lễ dâng tù) nhằm báo công với tổ tiên; và sau đó tiến hành trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn một cách tàn bạo:[244]

  • Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạcgồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.
  • Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục.
  • Nữ tướng Bùi Thị Xuânvà con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...
  • Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đứcvà vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.
  • Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậmvà Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).
  • Không chỉ tru di gia tộc của vua nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh còn truy sát cả dòng họ của một số danh tướng nhà Tây Sơn. Trong bút ký "Còn mãi đến bây giờ". Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi rằng nhánh họ Bùi của nữ tướng Bùi Thị Xuânđã bị Gia Long giết sạch. Dòng họ của tướng Trần Quang Diệu bị truy sát, con cháu của ông phải dùng cách "sanh vi Nguyễn, tử vi Trần", tức là đổi họ từ Trần sang Nguyễn, nhưng khi mất sẽ ghi trên bia mộ là họ Trần (để nhắc nhở con cháu về dòng họ đích thực của tổ tiên).
  • Không chỉ trả thù những người theo nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh còn truy sát cả những người họ hàng rất xa (đã cách nhau cả chục đời) của Nguyễn Huệ. Theo sách "Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung"của PGS sử học Đỗ Bang, thời kỳ đầu khi Gia Long lên ngôi, đã chỉ dụ cho dân địa phương ở xã Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (nơi cụ tổ 10 đời của anh em nhà Tây Sơn từng sống vào 200 năm trước đó) rằng: “Hễ ai là bà con tộc thuộc của Tây Sơn ra khai báo, sẽ được trọng dụng bổ làm quan”. Có những gia đình cùng họ với nhà Tây Sơn tưởng thật, đã ra khai báo, nhưng không ngờ tất cả đều bị bắt và bị giết. Hiện nay, có 24 gia đình gốc họ Hồ đều có người chết trong ngày đại tang Tây Sơn, giỗ vào ngày 20 tháng 10 âm lịch hàng năm. Những người còn sống do lẩn trốn sang các làng khác, có người phải đổi thành họ Nguyễn mới tránh được sự truy nã.[251]

 

Ngoài ra, sự tàn bạo của ông khi áp dụng các hình phạt thời Trung cổ, trả thù Tây Sơn khiến hậu thế nhiều khi có định kiến nặng nề về ông đến nỗi xóa nhòa hết công lao nhất định của ông đối với thống nhất đất nước. Và đó là điều đáng tiếc đối với vị quân vương quá nặng về khôi phục vương nghiệp, cố đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào.

Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung

 

Đặng Việt Thủy & Đặng Thành Trung 2008, tr. 285-286 sách 54 vị Hoàng đế Việt Nam, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành (có dẫn ở phần thư mục) ghi như sau ..Trước những hành động như vậy, sách sử xưa nay nói nhiều về chính sách hành động cứng rắn của vua Gia Long, nhiều đến mức thiên lệch cả ý kiến khen chê ông vua khai sáng triều Nguyễn. Gia Long đã tìm cách xóa cho kỳ hết những dấu tích về triều Tây Sơn, nhất là đối với Quang Trung, người mà đương thời đã được dân tộc tôn vinh với chiến công huy hoàng trong việc đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh. Sự tàn bạo này đã phá hủy gần như toàn bộ di sản văn hóa lịch sử triều Tây Sơn, một triều đại tuy ngắn ngủi nhưng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thế kỷ XVIII với nhiều biến cố lịch sử khác thường. Tuy nhiên, phải chăng Gia long xóa sạch dấu vết của nhà Tây Sơn chỉ vì trả thù cá nhân? Chắc hẳn vị vua này không thiển cận như thế? Tất nhiên, Tây Sơn bị trả thù vì những năm tháng lênh đênh phiêu bạt, vì sự tan nát vương nghiệp của các chúa Nguyễn cũng được xem là một lý do. Nhưng còn có một lý do sâu xa hơn, đó là chọn một giải pháp tối ưu cho vương triều ông mới thành lập. Triều Tây Sơn mà Gia Long gọi là giặc Tây cũng là kẻ thù của vương triều Lê-Trịnh. Dù vương triều này đã sụp đổ nhưng các cựu thần của vương triều cũ vẫn còn rải rác khắp nơi. Trừng phạt nghiêm khắc triều Tây Sơn còn để giương cao uy vũ, cảnh báo và khống chế mọi thế lực đối lập phải quy thuận theo vương triều mới. Thực tế cho thấy, sau khi vua Quang Trung mất, Tây Sơn đã sụp đổ, lực lượng còn lại quá bé nhỏ, nội bộ thì lục đục, đem quân đánh nhau, vua trẻ Quang Toản còn nhỏ tuổi, điều này đâu có đáng phải lo sợ để ra quá tay tàn bạo? Tàn dư của triều Tây Sơn là không đáng kể nhưng Gia Long vẫn thẳng tay đàn áp vì một lần giương cung, bắn tên, nhà vua đã đạt được hai mục đích: trả thù và kiềm chế, răn đe những lực lượng muốn trỗi dậy để phục hưng chống lại vương triều mới....

 

3. So Sánh Với Đối Thủ: Vua Quang Trung

Theo tiến sĩ Trần Cao Sơn, thành viên Viện Xã hội học Việt Nam, Quang Trung Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao, còn Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc. Do đó trong khi Nguyễn Huệ dấy binh vì nhân dân thì Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân, lo bảo vệ cho ngôi vị chúa Nguyễn Đàng Trong của mình. Trong khi Nguyễn Huệ coi trọng độc lập dân tộc, 2 lần đánh thắng ngoại xâm thì Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân, mấy lần cầu viện ngoại quốc (Xiêm và Pháp) đem quân vào nước Việt, khiến người dân trong nước chịu nạn, chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Tuy nhiên, ở hai nhân vật này cũng có những điểm tương đồng: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối. Họ đều có những thiên bẩm hơn người, mưu cao kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá.[8]

Người ta còn truyền khẩu câu chuyện đối đáp, khi nữ tướng Bùi Thị Xuân bị bắt, Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: "Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?". Bùi Thị Xuân trả lời:

"Chúa công ta [chỉ Nguyễn Huệ], tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà ngươi thì đi cầu viện ngoại bang, hết quân Xiêm đến quân Tàu làm tan nát cả sơn hà, cũng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua chỉ là nước vũng so với ao trời. Còn nói về đức độ, thì Tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, bề tôi của nhà ngươi. Còn ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người cũng là khuyến khích tôi trung của mình. Chỗ hơn kém rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên đế ta đừng thừa long [qua đời] quá sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này"

 

4. Vấn đề đối ngoại và cắt đất cho ngoại quốc

Tiến sĩ lịch sử Nguyễn Quang Trung Tiến có ý kiến như sau: "Từ Nguyễn Ánh đến Gia Long - hai tên gọi của một con người - nhãn quan chính trị của ông đối với người Pháp có sự thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh mới của lịch sử, ở con người Gia Long chỉ có thái độ hòa dịu với người Pháp do phải biểu hiện sự hàm ơn một cách miễn cưỡng, chứ hoàn toàn không có sự thỏa hiệp và bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang. Gia Long còn là người hết sức cảnh giác trước mưu đồ thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp và Tây Âu, là người quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lợi ích quốc gia - dân tộc trước sức ép của chủ nghĩa tư bản Pháp mà các chính sách của Minh Mạng là bằng chứng biện minh hết sức thuyết phục".[102]

 

Giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét việc Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, cho các sỹ quan Pháp làm quan trong triều đình đã để lại tai họa cho đất nước:

"... đúng là sĩ quan Pháp đã giúp nhiều cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Cho nên trong triều đình Huế, đến khi Gia Long lên ngôi, vẫn còn thấy mấy quan đại thần mắt xanh tóc đỏ. Khỏi phải nói trắng ra, các quan đại thần đó như Dayot, Chaigneau, Vannier… đều là tai mắt của Paris. Còn Paris thì các nhà cầm quyền từ Đệ nhất Đế chế đến Đệ tam Cộng hòa đều không lúc nào quên Hiệp ước Versailles 1787. Paris luôn nhắc nhở Huế cái hiệp ước “trời cho” ấy bằng đường ngoại giao và bằng đại bác của chiến hạm bắn lên Đà Nẵng

Cầu viện Pháp, Hiệp ước Versailles đã tạo thành một “nghiệp chướng” cho triều đình Nguyễn"

"Cầu viện là việc khó, nhưng xong lại muốn "mời họ ra khỏi nhà" thì còn khó hơn nhiều. Khó, nhưng vẫn phải làm... đó là vấn đề đậm nét đối với Gia Long từ khi lên ngôi đến khi nhắm mắt... Gia Long cố giữ gìn mối quan hệ êm thấm với người Pháp, vì địa vị và hoàn cảnh thì chưa thể trở mặt ngay được... Gia Long kéo dài tình trạng đó đến khi qua đời và giao lại nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó cho kẻ nối ngôi"

 

Sau khi lên ngôi, Gia Long còn đem đất Trấn Ninh cắt cho vương quốc Vạn Tượng, việc này cũng bị chỉ trích. Sau hơn 300 năm thuộc về lãnh thổ Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn, Trấn Ninh đã bị Gia Long cắt cho nước khác. Xét về diện tích, đây là lần bị mất lãnh thổ lớn thứ 2 trong lịch sử Việt Nam, chỉ đứng sau việc Tự Đức cắt Nam Kỳ lục tỉnh cho thực dân Pháp. Xét về nguyên nhân thì lần mất lãnh thổ này là đáng tiếc nhất, vì Gia Long cắt đất Trấn Ninh xem như "quà tặng" chứ không phải vì bị quân đội nước ngoài xâm chiếm.


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết