CUỘC THẬP TỰ CHINH CUỐI CÙNG

CUỘC THẬP TỰ CHINH CUỐI CÙNG

Ngày 27.11.1095, Giáo hoàng Urban II kêu gọi giáo dân Cơ đốc châu Âu tiến hành cuộc chiến chống người Hồi giáo để giành lại vùng đất thánh. Từ thế kỷ thứ sáu, người Cơ đốc thường hành hương về nơi khai sinh tôn giáo của họ (Jerusalem). Người Thổ dưới triều Seljuk chiếm Jerusalem và cấm người Cơ đốc đến đây.  Khi người Thổ đe dọa xâm lược đế quốc Đông La mã và chiếm kinh đô Contanstinople (Istanbul ngày nay), Hoàng đế Đông La mã Alexius I cầu cứu Giáo hoàng Urban II giúp đỡ thì đây là cơ hội để Giáo hoàng mở rộng tầm ảnh hưởng của Cơ đốc đến Tây Á. (Các sứ thần của Hoàng đế đã tìm được Giáo hoàng Urban II tại Piacenza vào tháng 3 năm 1095, nơi họ “cầu xin ông và tất cả những người trung thành của Chúa Kitô giúp chống lại những kẻ ngoại đạo để bảo vệ nhà thờ thánh, hiện đã gần như bị tiêu diệt trong khu vực đó bởi những kẻ ngoại đạo đã chinh phục đến tận những bức tường của Constantinople.”)

Các sử gia hiện nay lý giải nguyên nhân cuộc Thập tự chinh đầu tiên dưới 3 quan điểm khác nhau:

_ Hoàng đế Byzantine chỉ yêu cầu vài toán quân nhỏ, nhưng Cơ đố phương tây mà đứng đầu là Giáo hoàng Urban II đã kêu gọi được một đội quân khổng lồ vượt tầm kiểm soát của Hoàng đế Alesius, nên hoàng đế không có trách nhiệm trong việc này.

_ Hoàng đế có vai trò chủ đạo bằng chính sách ngoại giao khi đề ra các lý tưởng và mục tiêu cho cuộc Thập tự chinh.

_ Hoàng đế đóng một vai trò nhỏ khi đối phó với khủng hoảng (do Hồi giáo gây ra), bằng cách vẽ ra các mục tiêu tài chánh và tinh thần nhằm lôi kéo các thế lực bên ngoài can thiệp vào. Điều này đã gây ra hiểu lầm giữa Hoàng đế Byzantine và quân Thập tự chinh.

Tại Hội đồng Clermont, Giáo hoàng kêu gọi mọi người tham gia cuộc chiến để giúp đỡ giáo dân khỏi sự đàn áp của người Hồi giáo và hứa xá mọi tội lỗi khi hy sinh để phụng sự Đức Chúa.

Toàn châu Âu đều hưởng ứng lời kêu gọi này. Khoàng 35.000 bộ binh và kỵ binh và chừng 60.000 - 100.000 nông dân tham gia vào chiến dịch. Và đa số không phải vì lòng mộ đạo. Giới quý tộc muốn mở rộng đất đai, các nông dân nghèo khổ muốn chiếm của cải của xứ Tây Á có tiếng là giàu có. Vô số người vô tội chết trên đường đi, quân Thập tự chinh tổn thất sinh mạng rất lớn vì hầu hết họ là nông dân vô kỷ luật trong khi quân Hồi giáo là quân đội chuyên nghiệp và có tổ chức.

Nhưng trong suốt hai thế kỷ sau đó, với liên tiếp bảy cuộc Thập tự chinh và quân số áp đảo, đạo quân Cơ đốc đã chiến thắng nhưng hậu quả đẫm máu của nó thì còn mãi tới ngày nay.

Mà xem ra, Giáo hội Cơ đốc ở phương tây có nguồn gốc ngoại lai vì từ phương đông đến (Jerusalem), còn Hồi giáo có mầm mống bản địa. Nghĩa là Cơ đốc phương tây khi khởi cuộc Thập tự chinh là đã can thiệp vào nội bộ của phương đông.

Hãy thử đối chiếu phản ứng của Cơ đốc phương tây với Hồi giáo phương đông: đó là bạo lực, là chiến tranh và cướp phá, là tàn sát và hủy diệt nhân danh tôn giáo.

Với phản ứng của nô lệ da đen châu Mỹ. Họ từ châu Phi đến không mang theo niềm tin tôn giáo nào. Và từ sự đàn áp tàn bạo, xem họ như món hàng trao đổi  của những ông chủ da trắng, đa phần là Cơ đốc tây phương, thì họ khám phá trong Phúc Âm rằng chúa Jesus là đấng tiên tri không đến thế giới này để xác nhận vị trí quyền lực mà để tôn vinh sự khiêm tốn và nhân hậu.

Giáo hoàng Urban II phát biểu trước Hội đồng Clermont, nơi ông phát động cuộc Thập tự chinh đầu tiên năm 1095. Tranh minh họa của Jean Colombe từ thế kỷ 15, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp.

Thập tự chinh. Con đường tơ lụa và lịch sử thế giới

Cuộc Thập tự chinh thứ nhất

Vào ngày 15 tháng 7 năm 1099, Jerusalem rơi vào tay các hiệp sĩ của cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất. Cuộc hành trình về phía đông gần như khó khăn không thể chịu nổi. Nhiều người đã không bao giờ đến được Thành phố Thánh, bị giết trong trận chiến, chết vì bệnh tật hoặc đói khát hoặc bị bắt giam. Cuối cùng khi quân Thập tự chinh đến được Jerusalem, họ đã rơi nước mắt vì hạnh phúc và nhẹ nhõm khi đến gần các bức tường thành. Khi các bức tường của thành phố cuối cùng cũng bị phá vỡ sau cuộc vây hãm kéo dài sáu tuần, những kẻ tấn công đã vấy máu. Như một người đã chứng kiến cuộc tàn sát diễn ra sau đó cho biết, chẳng bao lâu sau Jerusalem ngập tràn xác chết - chất đống trên những gò đất to như những ngôi nhà bên ngoài cổng thành. Một tác giả khác đã viết vài năm sau đó, “chưa từng có ai nghe nói về một cuộc tàn sát như vậy.” Nếu bạn đã ở đó, một tác giả khác đã viết vài năm sau đó, “chân bạn sẽ bị dính máu của kẻ bị chặt đến tận mắt cá chân. Không ai trong số họ còn sống. Cả phụ nữ và trẻ em đều không được tha.”

(Con đường tơ lụa và lịch sử thế giới, Peter Francopan)

Trong hai thế kỷ tiếp theo, Giáo hoàng nhiều lần tuyên bố với giới hiệp sĩ châu Âu rằng họ có nghĩa vụ bảo vệ đất thánh. Bảo vệ vua Jerusalem nghĩa là bảo vệ Đức chúa trời. Thông điệp này được lan truyền rộng rãi dẫn đến việc nhiều thanh niên trai tráng lên đường về phía Đông và một số trở thành Hiệp sĩ Dòng đền (Kights Templar), một biểu tượng của Thập tự chinh.

Bộ chỉ huy đầu tiên của Hiệp sĩ Dòng Đền (Knights Templar), ở Núi Đền, Jerusalem. Quân Thập tự gọi đây là Đền Solomon (Temple of Solomon), do đó mà có tên Templar (Dòng Đền hay Đền Thánh)

Vị Hiệp sĩ dòng đền cuối cùng chính là vị Hiệp sĩ canh giữ chiếc Chén Thánh trong ngôi đền ở dải đất Lưỡi liềm phì nhiêu vùng Trung đông trong bộ phim Indiana Jones and The Last Crusade. Chiếc chén tương truyền được Chúa Jesus sử dụng trong bữa tối sau cùng (Bữa Tiệc Ly). Đạo diễn Steven Spielberg cho Indiana Jones tham gia Cuộc Thập tự chinh cuối cùng này để truy lùng và bảo vệ chiến chén thánh trước sự săn đuổi của Hitler.

Nguồn gốc chiếc chén này theo truyền thuyết do Joseph xứ Arimathea đưa về Anh sau khi chúa Jesus chết. Nhưng cảnh sát Anh cho là nó chỉ xuất hiện từ thời Trung cổ.

Người Do thái cũng bị ảnh hưởng lây. Chủ nghĩa bài Do thái bắt đầu từ đây. Họ bị buộc phải chịu trách nhiệm về việc chúa Jesus bị đóng đinh. Từ Rouen (Pháp) đến Rhineland (Đức ngày nay) khoảng sau năm 1096, nhiều phụ nữ trẻ em và người già bị giết, các cộng đồng Do thái giàu có bị phá hủy. Người Do thái bị bách hại và xua đuổi ở khắp nơi: bị trục xuất khỏi Anh, Pháp, Ý, Áo, Ba lan, họ phải trốn chạy về Hà Lan, Nga, và một số ngược về Trung Đông. Nhưng mỉa mai thay, người ra lệnh hành hình Jusus Christ là một người La mã: Pontius Pilate. Ghi chép của thánh Luke: một nhóm nhỏ tập trung trong sân dinh của Pilate, yêu cầu hành hình Christ, nhưng khi Ngài leo lên đồi Gogotha, rất đông người đi theo Ngài, cả đàn bà nữa. Họ vừa đi vừa đấm ngực, khóc thương. Quá rõ ràng, vụ hành hình không được người Do thái tán thành. Tội của quan toàn quyền La mã được chuyển thành lỗi của dân Do thái. Thôi, bụng làm dạ chịu, chớ có than van.

Và đọc thêm đoạn mô tả cảnh tra tấn những người theo đạo Thiên chúa dưới thời Nero những năm đầu Công nguyên, của sử gia Tacitus, được xem là vị sử gia La mã vĩ đại nhất của nhân loại vì tính chân thực của sử liệu:

“ Cái chết của họ bị đem ra chế nhạo. Họ bị chó xé xác, bị đóng đinh trên thập giá, bị lửa thiêu đốt và đem ra làm đèn chiếu sáng khi ánh sáng ban ngày đã tắt...”

(Nhưng có vẻ như chủ nghĩa bài Do thái đã có từ thời xa xưa. Là người nhập cư sau khi dân Do thái bị xua đuổi khỏi Jerusalem (năm 70 SCN), họ có lối sống tách biệt ở nhiều nước châu Âu, Bắc Phi. Và cùng với tôn giáo khác biệt của họ khiến dân bản xứ ban đầu là khó chịu, sau là thù ghét. Hoạt động chính của họ là cho vay tiền và cầm đồ, mà nghề này, ở đâu cũng bị ghét. Cuộc Thập tự chinh thứ ba, 1189-1190, do Richard de Lionheart cầm đầu ở Anh, khởi từ cơn thịnh nộ của đám đông cáo buộc người Do thái giết người theo nghi lễ thần bí của họ).

 

Cuộc Thập tự chinh được nhớ đến như chiến tranh tôn giáo nhưng thật ra nó là cuộc đấu tranh giữa các nước châu Âu để giành lấy uy tín, sự giàu có và vị trí ở những vùng đất xa xôi.

Thủy tinh, đồ kim loại, dầu, rượu vang và muối từ Byzantine xuất sang thị trường Ý, Đức, Pháp và nhu cầu về lụa, bông, lanh, vải, đồ sứ từ Trung quốc tạo ra những thị trường sôi động từ đông sang tây. Các loại gia vị cũng bắt đầu tràn sang châu Âu từ phía đông với khối lượng ngày càng tăng. Nó đến được ba trung tâm chính - Constantinople, Jerusalem và Alexandria - và sau đó được vận chuyển đến các thành phố của Ý và các thị trường ở Đức, Pháp, Flander và Anh, nơi thu được những món lợi lớn từ việc bán các mặt hàng lạ.

Miền đất Ả rập không chỉ là thị trường buôn bán lớn nhất thế giới thời Trung cổ, nó còn là miền đất của tri thức. Thế giới Hồi giáo có những nhân vật nổi danh được Tây phương kính trọng. Tiêu biểu là Saladin, 1137-1193, vua xứ Ai cập và Syria, người sáng lập triều đại Ayyub. Sự khoan dung, nghĩa hiệp và độ lượng của ông được nhiều tài liệu Thiên chúa giáo nhắc đến.

Saladin

Tháng 7.1187, các hiệp sĩ của đạo quân Thập tự chinh bị quân Hồi giáo bắt sau một trận đánh tàn khốc. Và Saladin đã hành quyết Reynaud xứ Chatillon, một kẻ theo đạo Cơ đốc tàn bạo và ngoan cố nhất. Đó là một thất bại nặng nề của Thập tự quân. Đó có lẽ là cuộc Thập tự chinh thứ ba.

Để trả đũa, tháng 3.1204, Thập tự quân mở cuộc tấn công tổng lực vào Ai cập, Levant, Constantinope: cuộc Thập tự chinh thứ tư. Khi các bức tường bị phá vỡ, cảnh hỗn loạn kéo theo, những người phương Tây tràn qua thành phố. Cơn điên cuồng tôn giáo cùng những lời nguyền rủa truyền vào tai, họ cướp bóc và tàn sát các nhà thờ của thành phố. Họ xông vào kho bạc của Hagia Sophia (ban đầu là Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương sau là thánh đường Hồi giáo và nay là bảo tàng ở Istanbul), đánh cắp những chiếc bình nạm ngọc có chứa thánh tích của các vị thánh và ngọn giáo đâm vào sườn Chúa trên thập tự giá. Các đồ vật bằng bạc và kim loại quý dùng để cử hành lễ đã bị thu giữ. Ngựa và lừa được dẫn vào nhà thờ để chất đầy chiến lợi phẩm, một số trượt trên sàn đá cẩm thạch bóng loáng bị ô nhiễm bởi ‘máu và rác rưởi’.

Levant là vùng đất bao gồm Lybia, Syria, Jordan, Israel. Nó là ngã tư giữa Tây Á, Đông Địa Trung hải và Đông Bắc Phi.

Sự giàu có về vật chất của Constantinople đã được chuyển giao cho các nhà thờ, thánh đường, tu viện và các bộ sưu tập tư nhân trên khắp Tây Âu. Tác phẩm điêu khắc những con ngựa đã đứng kiêu hãnh tại Hippodrome (trường đua ngựa ở kinh đô Constantinople của đế quốc Đông La mã) được chất lên tàu và vận chuyển đến Venice, nơi chúng được gắn phía trên lối vào Nhà thờ St Mark; tương tự như vậy, vô số di vật và đồ vật quý giá đã được vận chuyển đến thành phố, nơi chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, được du khách ngưỡng mộ như một ví dụ về sự khéo léo của Cơ đốc giáo hơn là chiến lợi phẩm chiến tranh (lời sử gia Peter Francopan).

Nhà thờ St Mark

Bên trong nhà thờ Hagia Sophia

Những người phương Tây cư xử như động vật, một giáo sĩ nổi tiếng của Hy Lạp đã viết một cách mỉa mai như vậy, còn nói thêm người Byzantine bị đối xử tàn bạo vì các trinh nữ bị hãm hiếp và nhiều nạn nhân vô tội. Sự tàn bạo đến mức một học giả hiện đại đã viết về một ‘thế hệ đã mất’ trong những năm sau cuộc Thập tự chinh thứ tư khi bộ máy đế quốc Byzantine buộc phải tập hợp lại ở Nicaea ở Tiểu Á.

Để hiểu phần nào nguyên nhân các cuộc Thập tự chinh, ta quay về  thế kỷ 8 và 9, khi các thị trường chính của thế giới là vùng Tây Á. Một du khách Trung Quốc đến Đế quốc Ả Rập trong thời kỳ này đã ngạc nhiên trước sự giàu có: “mọi thứ sản xuất từ trái đất đều có ở đó. Xe chở vô số hàng hóa đến các khu chợ, nơi mọi thứ đều có sẵn và rẻ: thổ cẩm, lụa thêu, ngọc trai và các loại đá quý khác được bày bán khắp các khu chợ và cửa hàng trên đường phố.”

Việc các tù nhân Trung Quốc bị bắt trong trận chiến Talas năm 751 đã giới thiệu kỹ năng làm giấy cho thế giới Hồi giáo nghe như chuyện đùa, nhưng chắc chắn là từ cuối thế kỷ thứ tám, giấy đã được dùng để ghi lại, chia sẻ và phổ biến kiến thức rộng hơn, dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Kết quả là sự bùng nổ của văn học bao gồm tất cả các lĩnh vực khoa học, toán học, địa lý và du lịch.

Những người bảo trợ giàu có cũng tài trợ cho những  học bổng hào phóng nhất trong lịch sử. Những nhân vật sáng chói - nhiều người trong số họ không theo đạo Hồi - đã bị lôi kéo đến triều đình Baghdad và đến các trung tâm học thuật xuất sắc trên khắp Trung Á như Bukhara, Merv, Gundishapur và Ghazni, cũng như ở những nơi xa hơn ở Tây Ban Nha và Ai Cập, để nghiên cứu nhiều môn như toán học, triết học, vật lý và địa lý.

Một số lượng lớn các văn bản đã được tập hợp và dịch từ tiếng Hy Lạp, Ba Tư sang tiếng Ả Rập, từ sách hướng dẫn về y học, khoa học, thú y cho đến các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ đại. Các học giả sử dụng chúng làm cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai. Giáo dục và học tập trở thành một lý tưởng văn hóa.

Hoặc các gia đình Bukhtishu, những người theo đạo Thiên chúa đến từ Gundeshapur ở Ba Tư, nơi sản sinh ra nhiều thế hệ trí thức chuyên viết luận về y học và cả về tình yêu - đồng thời hành nghề như thầy thuốc, một số thậm chí còn phục vụ riêng cho Đức Caliph (lãnh tụ tôn giáo và chính trị). Các văn bản y học được viết trong thời kỳ này đã hình thành nền tảng của y học Hồi giáo trong nhiều thế kỷ. Ví dụ như “Nhịp đập của một người bị chứng lo âu như thế nào?” Là câu hỏi thứ 16 của một văn bản được viết ở Ai Cập thời trung cổ; tác giả lưu ý câu trả lời (‘nhẹ, yếu và bất thường’), có thể được tìm thấy trong một bách khoa toàn thư được viết vào thế kỷ thứ mười.r

Dược điển - văn bản về pha trộn và tạo ra thuốc - liệt kê các thí nghiệm được thực hiện với các chất như sả, hạt myrtle (sim), thìa là và giấm rượu, hạt cần tây và spikenard (Dầu thơm cam tùng). Những người khác nghiên cứu về quang học, với Ibn al-Haytham, một học giả sống ở Ai Cập, viết một luận thuyết mang tính đột phá, đưa ra kết luận không chỉ về cách thức liên kết giữa thị giác và não bộ mà còn về sự khác biệt giữa nhận thức và kiến thức.

Abu Rayhan al-Biruni, người đã đưa ra quan điểm thế giới quay quanh mặt trời và quay theo một trục. Hoặc những người đa thần như Abu All Husayn ibn Sina, được biết đến ở phương Tây với cái tên Avicenna, người đã viết về logic, thần học, toán học, y học và triết học. “Tôi đã đọc cuốn Siêu hình học của Aristotle,” ông ấy viết, “nhưng không thể hiểu được nội dung của nó ... ngay cả khi tôi đã đọc đi đọc lại nó bốn mươi lần, và đến mức tôi đã ghi nhớ nó”.

Hay Abu Nasr ai- Farabi, người phân tích tác phẩm của Aristotle.

 

 

Al-Biruni, 973-1048, học giả Hồi giáo vĩ đại nhất thời Trung cổ. Ông nghiên cứu toán học, thiên văn học, sử học, ngôn ngữ học. Ông đưa ra quan điểm trái đất quay quanh mặt trời và quay theo một trục. Trong khi ở châu Âu, khi Gaileo Galilei, 1564-1642, nghĩa là mãi năm trăm năm sau, lên tiếng ủng hộ thuyết nhật tâm của Kopernic thì bị tòa án dị giáo Roma lên án phải từ bỏ.

Musa al- Khwarizmi, nghiên cứu hệ thống số và khái niệm về số không phát xuất từ Ấn Độ. Là cơ sở phát triển đại số, toán ứng dụng, thiên văn học, phát xuất từ nhu cầu thực tế là để biết Mecca ở hướng nào nhằm cầu nguyện cho chính xác.

Abu al Husayn Ibn Sina, hay Avicenna, nghiên cứu thần học, toán học, y học, triết học.

Trong khi thế giới Hồi giáo thích thú với sự đổi mới, tiến bộ và những ý tưởng mới, thì phần lớn châu Âu Cơ đốc giáo lại chìm trong bóng tối, tê liệt vì thiếu nguồn lực và sự tò mò. St Augustine đã nhiệt thành chống lại khái niệm nghiên cứu. “Đàn ông muốn biết vì lợi ích của tri thức,” ông viết một cách khinh bỉ, “mặc dù kiến thức chẳng có giá trị gì đối với họ.” Theo lời ông, tò mò chẳng khác gì một căn bệnh (!).

Khi Cơ đốc giáo và Hồi giáo tranh dành ảnh hưởng nhau ở Jerusalem, điều dẫn đến những cuộc Thập tự chinh đẫm máu thì thì ở Đại Việt, thời Lý-Trần, thế kỷ 10-13, lại cổ vũ và khuyến khích cho Tam giáo đồng nguyên. Dù rằng chỉ Phật giáo là tôn giáo, Nho và Lão hay Đạo chỉ là triết thuyết, nhưng thời ấy sự phân biệt không chặt chẽ. Ta thấy các vua thời Lý Trần khoan dung về tôn giáo biết là nhường nào.

Khi Giáo hoàng Urban II tuyên bố xá tội cho những ai tham gia thánh chiến thì lịch sử lập lại vì cuối thế kỷ 20, các chiến binh Hồi giáo trước khi lao mình vào những vụ đánh bom cảm tử, đã được các lãnh tụ tôn giáo tuyên xưng là thánh tử đạo, được miễn xá mọi tội lỗi và được lên thiên đàng.

 

MỘT CHÚT LỊCH SỬ BÁN ĐẢO Ả RẬP

 

 

Miền bắc bán đảo Ả Rập, dọc theo bờ Địa Trung Hải, từ sông Nile tới Syria rồi vòng qua lưu vực hai con sông Tigris và Euphrates là nơi phát tích của hai nền văn minh cổ nhất thế giới: nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Mesopotamia (Lưỡng Hà); cũng lại là nơi phát tích của hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới nhân loại: Do Thái giáo và Ki Tô giáo; còn giữa bán đảo là nơi phát tích của một nền văn minh thời Trung cổ, văn minh Ả Rập, và của một tôn giáo thứ ba: Hồi giáo.

 

VĂN MINH CỔ AI CẬP

 

Phát tích sớm nhất là văn minh cổ Ai Cập. Khoảng 10.000-7.000 năm trước, người ta cho là một số dân du mục (dân Badarian) chỉ biết dùng đồ đá từ phía tây (miền Bắc Phi: Ethiopia, Lybia, Somalia…) di cư tới bờ sông Nile rồi đồng hóa với dân gốc Á (Semitic) văn minh hơn, có chữ viết, sử dụng đồ đồng, tổ chức gia đình xã hội (các nhà sử học gọi đây là nền văn minh pha trộn giữa săn bắn và nông nghiệp). Khi sự đồng hoá hoàn thành khoảng 4.000 năm trước, thì dân tộc Ai cập xuất hiện trong lịch sử thế giới. (Châu thổ sông Nile trù phú tới mức sử gia Hy Lạp thời cổ Herodotus gọi nó là “món quà của sông Nile”).

Vua Menes, thống nhất các thành bang, đặt đô ở Memphis, hạ lưu sông Nile, khoảng 3.200 TCN. Các đời vua kế tiếp xây dựng các kim tự tháp, trong đó kim tự tháp đời vua Kheops, 2.800 TCN là kỳ quan của thế giới.

Khoảng ngàn năm sau, họ thắng quân xâm lược Hyksos từ phương Đông lại, các vị anh quân Thutmore III, 1479-1425 TCN,  Ramses II, 1279-1213 TCN, (Ramses II là vị Pharaon vĩ đại nhất trong lịch Ai cập cổ) đặt đô ở Thebes, mở mang bờ cõi đến Palestine, Syria, và thắng được cả đế quốc Hittie ở Tiểu Á.

Đó là thời Ai cập văn minh và hùng cường nhất thế giới. Họ theo đa thần giáo nên thờ đủ thứ thần: thần Thiện, Ác, thần Bò, Cá Sấu, thần sông Nil, thần Mặt trời…Họ tin linh hồn bất diệt nhưng cần có thể xác làm chỗ dựa nên ướp xác bỏ vào quan tài. Họ biết nấu thủy tinh, đồ đồng, dệt vải, làm giấy bằng vỏ cây papyrus, tính được số p = 3,16, làm lịch gần đúng, làm thuyền buồm, chế ra bánh xe, đào kinh dẫn nước (con kinh nối thông Hồng hải với một nhánh sông Nil đã bị cát lấp khi Ai cập suy vong. Ferdinand de Lesseps đào kinh Suez năm 1869 là để hoàn thành công cuộc Ai cập đã tiến hành hai ngàn năm trước). Các công trình kiến trúc của họ, tiêu biểu là các kim tự tháp là vô tiền khoáng hậu. (Dưới chân Kim tự tháp, Ceasar và Napoleon đã đứng và Napoleon đã nói, “các Pharaon đang nhìn chúng ta qua năm mươi thế kỷ”).

Mà thịnh cực rồi thì suy. Đó là lẽ thường.

Mới đầu họ bị Ba tư xâm chiếm, đô hộ họ trong hai thế kỷ. Alexander đại đế nổi lên, đánh đổ Ba tư, chiếm hết dải đất từ Syria, Palestine đến bờ sông Nile, được dân Ai cập tung hô xem như ân nhân giải phóng cho họ (Thế kỷ IV TCN). Và Hy lạp đô hộ Ai cập trong ba thế kỷ.

Hy lạp đi thì La Mã tới. Nữ hoàng Cleoptra, dùng sóng khuynh thành chỉ thắng được Cesar mà không lay chuyển được Augustus, phải tự sát.

Họ bị La mã, rồi đến đế quốc Byzance đô hộ non hai ngàn năm. Lúc ấy, Ki tô giáo đã lan đến lưu vực sông Nile.

Đến thế kỷ VII SCN, họ bị Ba tư xâm chiếm lần nữa. Lần này chỉ mười năm nhưng bị vơ vét cướp phá dữ dội. Quân Ai cập nổi lên đánh đuổi được cả Ba tư và Byzance (còn gọi là đế quốc Đông La mã), dựng lại nước Ai cập.

Khi Ai cập mất nước, mất luôn văn tự. Chữ tượng hình Ai cập không phổ biến trong dân gian, chỉ ít người học được nên khi La mã chiếm Ai cập, vào đầu Công nguyên thì vị giáo sĩ cuối cùng biết chữ Ai cập đã chết. Thế là mấy ngàn năm văn minh rực rỡ in trên giấy, trên tường, trên bia đá, đền đài lăng tẩm bị bức màn đen che khuất. (Chữ tượng hình Ai cập gồm 24 dấu, để ghi âm nên dễ học hơn chữ Mesopotamia có đến 600 dấu vừa ghi âm vừa diễn ý.)

Chữ tượng hình của người Ai Cập. Ảnh: Wikimedia.

Mãi đến mười bảy thế kỷ sau, khi viên sĩ quan trẻ, Pierre Bouchard, theo Napoleon qua Ai cập đánh nhau với quân Anh, tình cờ phát hiện gần một pháo đài cổ, thuộc thành phố Rosetta, một phiến đá, khắc ba thứ chữ, Hy lạp cổ, Ai cập cổ truyền thống và Ai cập cổ bình dân. Nhờ chữ Hy lạp cổ không bị thất truyền mà ban đầu là Thomas Young, người Anh, rồi sau là Jean Francois Champollion, người Pháp, đã giải mã và đọc được văn tự cổ Ai cập. Từ đó nền văn minh sông Nile rực rỡ của các Pharaon bước ra ánh sáng. Phát hiện này chính là chương sáng chói nhất của ngành khảo cổ học vì thời Trung cổ, người ta tưởng Ai cập là thuộc địa của La mã; thời Phục hưng và cả thời đại Ánh sáng bên Châu Âu, lại cho nó dính líu đến Trung hoa và Ấn độ, tức là chẳng biết gì về Ai cập ngoài mấy Kim tự tháp. (Một ngạn ngữ Ả rập viết: Cả thế giới đều sợ Thời gian, còn Thời gian lại sợ Kim tự tháp)

 

VĂN MINH MESOPOTAMIA (LƯỠNG HÀ)

(Gồm hai nền văn minh kế tiếp nhau, Sumer và Babylon)

 

Từ Ai cập nhìn về phía đông, miền đất phì nhiêu nằm giữa hai sông Tigris và Euphrates được người Hy lạp gọi là Mesopotamia ( miền giữa hai sông hay Lưỡng Hà). Miền đất này gồm hai khu: khu đông nam là Chaldea, khu tây bắc là Assyria.

Trong khi Ai cập bị cô lập giữa biển và sa mạc, đất đai khô cằn nên ít bị dòm ngó thì Mesopotamia nằm giữa hai sông nên đất đai trù phú, có đến hơn mười dân tộc thèm thuồng miền đất này. Thánh kinh đặt vườn địa đàng (Eden) ở đây mà ông Adam, thủy tổ loài người cũng được nặn bằng đất sét ở đây. Gần sông nên thường bị lụt, do vậy dân ở đây giỏi đào kinh, dẫn nước, đắp đập. Vì đất là đất sét nên nhà cửa lâu đài toàn bằng gạch chứ không phải bằng đá như ở Ai cập. Chữ cũng viết trên phiến đất sét phơi khô cho rắn lại. Chữ của họ có hơn 600 dấu, vừa ghi âm vữa diễn ý nên rất khó học.

Bảng chữ hình nêm của người Sumer, có lẽ từ Erech (Uruk), Mesopotamia, c. 3100-2900 TCN ; trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York.

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York; Mua, Raymond và Beverly Sackler Gift, 1988, 1988.433.1, www.metmuseum.org

         

Khoảng 2.500 TCN, sắc dân Semit miền Chaldea thịnh lên ở phương nam, đặt đô ở Ur. Nơi đây chính là quê hương của ông Abraham, tổ phụ của dân Do thái. Xưa nó là thiên đường của loài người; nay, nó là thiên đường của các nhà khảo cổ vì gần đây người ta đào lên được vô số di vật, từ khí giới tới đồ trang sức.

Khi Ur tàn lụi thì Babylon thịnh lên, nó là kinh đô của Mesopotamia từ 2.500 – 1.250 TCN nhở một vị minh quân: Hammurabi. Ông tổ chức quốc gia, đặt ra luật lệ, khai sông ngòi, phát triển kinh tế và đã dùng chi phiếu như ngân hàng thời nay. Các sản phẩm hóa vật, từ tây qua đông, từ đông sang tây, đều tới Babylon, trên ghe biển hay lưng lạc đà.

(Phiến đá khắc bộ luật Hammurabi được đoàn khảo cổ Pháp tìm thấy ở Tỉnh Khuzestan, Iran, năm 1901, hiện để ở Bảo tàng Louvre, Pháp. Luật san định các quan hệ xã hội và các chế tài. Đây là bộ luật xưa nhất của nhân loại).

 

Phần trên bia đá khắc bộ luật Hammurabi

Mặt sau tấm bia

         

Đến 1250 TCN, dân Assyria miền bắc hiếu chiến chiếm Chaldea miền nam, làm chủ cả Ai cập và miền Tiểu Á của dân Hittie. Nhưng chẳng bao lâu, vua Babylon, Nebuchadrezzar (Nabuchodonosor) đánh bại Assyria, xâm lấn Syria, Palestine (lúc đó thuộc về Do Thái), san phẳng thành Jerusalem (thế kỷ thứ 7 TCN.), chọc đui mắt vua cuối cùng của Do Thái là Zedekiah (Sedecias), đầy dân Do Thái về Mesopotamia.

Thời đó, Babylon là kinh đô miền Tây Á, có bức tường dài hàng trăm cây số bao bọc, trên tường là hàng trăm cửa bằng đồng đen, có những vườn treo trồng đủ giống cây lạ (vườn treo Babylon là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại).

Văn minh Mesopotamia cũng rực rỡ như văn minh Ai cập. Môn thiên văn rất tiến bộ. Mới đầu người ta ngắm sao để đoán vận mạng (chiêm tinh), sau họ nghiên cứu tinh tú làm ra lịch, tính trước được nhật, nguyệt thực. Họ đặt ra đơn vị để đo thời gian, không gian và sức nặng. Biết nấu sắt, đắp đập ngăn nước sông, xây cầu dẫn nước qua thung lũng.

Thư viện của họ có rất nhiều sách về văn học (ngữ pháp, tự điển), về khoa học (toán học, y học).

Ngày nay nhìn miền đất khô cằn và nóng bức này, không ai ngờ nó là kinh đô hùng mạnh một thời; nơi sáng tạo ra môn thiên văn học, ngôn ngữ học, đặt nền móng cho luật học, nơi dạy cho người Hy lạp cơ bản của toán học, vật lý và triết học; tặng cho người Do thái môn thần thoại học rồi từ đó lan khắp thế giới; và trên hết chuyển giao cho người Ả rập những tinh tuý của khoa học và kiến trúc mà với nó, Ả rập đã đánh thức cà Âu châu đang ngủ mê man trong thời Trung cổ.

Hết thịnh rồi suy, Ba tư chiếm Babylon rồi sát nhập Mesopotamia vào đế quốc Ba tư.

Đến lượt Ba tư suy. Vua Hy lạp, Alexander đại đế, với đội quân vừa tinh nhuệ vừa hùng mạnh, chiếm trọn miền Tiểu Á, Ai cập (tại đây ông dựng thành phố Alexandria), Mesopotamia, và cả Ba tư, thế kỷ IV TCN.

Đế quốc Hy Lạp tuy mênh mông mà không bền. Sau Hy Lạp tới La Mã. Đế quốc La Mã thịnh nhất vào thời Hoàng đế Augustus (người đã thắng Cleopatra), gồm Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tiếu Á, Mesopotamia và cả miền theo bờ Địa Trung Hải, từ Syria tới Ai Cập. Babylon suy tàn mà Constantinople thành kinh đô La Mã ở phương Đông.

Từ thế kỷ thứ III SCN., La Mã bắt đầu suy; Mesopotamia lại chịu ảnh hưởng của Byzance, nhưng mỗi ngày một tàn lụi cho tới khi thuộc về Ả Rập (thế kỷ thứ VII).

Khi nền văn minh này lụi tàn, thì sứ mệnh của họ đã hoàn tất, đó là biến các đầm lầy thành các kênh đào và đồng ruộng.

 

DÂN TỘC HEBREW

 

         

Thời cực thịnh của văn minh Mesopotamia, tại miền Chaldea, có một dân tộc tên là Hebrew (các cụ ta xưa đọc là Hy bá lai). Họ không tạo dựng được nền văn minh, nhưng sáng tạo ra một tôn giáo, là Do Thái giáo, Họ thờ một vị thần duy nhất, là Jahve, khác hẳn với hầu hết dân tộc thời cổ thờ đa thần. Họ có vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại và gây ảnh hưởng lớn lao đến miền Trung đông từ sau thế chiến II tới ngày nay.

Khoảng 2.000 năm TCN, tộc trưởng đầu tiên của họ là Abraham, đưa dân di cư qua phương tây. Lang thang nhiều năm, họ xin định cư ở Ai cập. Được tiếp đãi tử tế, vài người Hebrew còn có địa vị cao trong các triều Pharaon. Khi dân Hyksos xâm lăng Ai cập, người Hebrew buộc phải cộng tác. Thế nên khi Ai cập lấy lại nước, họ oán dân Hebrew phản bội, bắt họ làm nô lệ.

Ai cập ghét Do thái còn vì những lý do sau:

_ Dân số Do thái tăng nhanh.

_ Dân Ai cập giỏi kỹ thuật nhưng thiếu óc tưởng tượng. Ho thờ đa thần (là những thần tượng trưng sự vật cụ thể: bò, sấm sét, cá sấu, mặt trờì, mặt trăng…) và không hình dung được thuyết độc thần của Do thái (một Đức chúa trời chi phối đời sống tâm linh).

Và từ thù ghét đến sợ hãi. Bắt dân Do thái làm nô lệ là cách che dấu sợ hãi.

Sáng tạo ra thuyết độc thần, một Đức chúa trời duy nhất, toàn năng, áp đặt các quy tắc đạo đức lên đời sống con người là một bước ngoặt vĩ đại của nhân loại. Và người Do thái ghi công đầu ở đây.

Lăng mộ các tổ phụ, hang Machpelah, ở Hebron. Nơi có mộ của Abraham và vợ, Sarah; mộ của con trai là Isaac và vợ, Rebecca; mộ của cháu trai là Jacob và vợ Leah; còn có mộ của con trai Jacob là Joseph.

 

Một anh kiệt tên là Moses, đau lòng cho dân tộc, đưa dân vào chân núi Sinai, sống đời cực khổ nhưng tự do. Nếu Abraham là tổ tiên thì Moses là người sáng lập, đặt nền móng cho đất nước Do thái. Ông dạy dân tôn thờ Jahve, sau đó đưa họ về miền Canaan (Palestine ngày nay), nơi mà họ tin rằng Jahve đã hứa cho họ. Nhờ ông mà dân Hebrew bắt đầu văn minh, tin theo mười điều răn của Jahve, khuyến thiện tránh ác và thành lập Do thái giáo.

(Tên Palestine là từ Filastine hay Philistine, một dân tộc cổ sống ở miền nam Canaan, từ thế kỷ 14 - thế kỷ 6 TCN, bị vua Babylon là Nabuchadrezzar tiêu diệt).

(Trước Jesus Christ, Moses là người có ảnh hưởng nhất đến dân tộc Do thái, ông cũng được xem là có ảnh hưởng lớn đến thế giới cổ đại: ông được xem là người phát minh ra chữ viết Do thái, mở đầu cho chữ Phoenicia và Hy lạp; là người tổ chức hệ thống chính quyền Ai cập, văn minh Hy lạp mắc nợ ông và các tác giả Do thái cổ đại xem ông là kiến trúc sư của nền văn hóa cổ, có người còn nói ông phát minh ra chữ “luật” khi Hy lạp còn chưa biết đến chữ này và là nhà lập pháp đầu tiên của thế giới).

(Giao ước Moses hay Mười Điều Răn, ghi trong sách Xuất Hành, Exodus, có thể xem là bộ dự luật đầu tiên của nhân loại. Gần đây, giới khảo cổ đã tìm được nhiều bảng đá khắc các bộ luật khác nhau và đều được xem là chịu ảnh hưởng của luật Mosaic mà nổi tiếng nhất là bảng đá khắc bộ luật Hammarubi, xem phần văn minh Lưỡng Hà ở trên).

Sau ông có những anh quân như David (lên ngôi năm 1013 TCN) và Salomon (hay Solomon), con David. Dưới thời Salomon, quốc gia này tên là Israel và thịnh đạt nhất (do đó mà dân Hebrew có tên là Israel). Salomon cho xây đền Jerusalem để thờ Jahve.

 

Thành cổ Jerusalem

Vương quốc của Solomon

 

Salomon băng năm 930 TCN, nước bị chia hai: Israel ở phương bắc và Judea ở phương nam. Israel bị Assyria chiếm (722 TCN) và Judea bị Babylon chiếm (586 TCN). Thành Jerusalem bị phá, vua cuối cùng của họ là Zedekiah (Sedecias ) bị chọc đui mắt ( có thuyết cho là ông bị mù khi chứng kiến các con bị giết) và dân bị lưu đày về Babylon.

 

(Một truyền thuyết kể về sự khôn ngoan của Salomon:

Chúa Trời gặp Salomon trong giấc mộng và hỏi ông muốn cầu xin điều gì. Salomon đáp, “xin ban cho kẻ tôi tớ của Ngài một trái tim hiểu biết”. Chúa hài lòng nói, “vì ngươi đã chỉ xin thứ ấy, chứ không phải sự trường sinh, sự giàu có cho bản thân ngươi hay trái tim kẻ thù ngươi, nên ta cho ngươi một trái tim khôn ngoan và hiểu biết để không ai trước ngươi, không ai sau ngươi sánh ngang ngươi được, ta còn ban cho ngươi sự giàu có và tiếng tăm mà không vị vua đương thời nào sánh ngang ngươi được”.

Với sức mạnh trí tuệ, họ đã vượt qua kỹ năng quân sự của người Philistine, kỹ năng hàng hải của người Phoenicia; và nhờ đó vẫn trường tồn và giữ được bản sắc dân tộc cho đến ngày nay.

Có phải vì thế mà dân tộc Do thái đặc biệt xuất sắc trong lãnh vực trí tuệ. Họ là nhà khoa học lớn, doanh nhân lỗi lạc, nhà văn kiệt xuất, nhà tư tưởng uyên bác, nhà chính trị đại tài.

 

(Thử liệt kê vài ảnh hưởng của người Do thái:

 

11.6% tỉ phú trên thế giới là người Do Thái.

 

20% số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái.

 

30% tổng số giải thưởng Nobel thuộc về người Do Thái.

 

Tôn giáo: Do Thái giáo là cội nguồn của Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.

 

Xã Hội: thâm nhập vào nhiều xã hội, lĩnh vực và để lại dấu ấn của mình.

 

- Marx với chủ nghĩa xã hội, Freud với phân tâm học.

 

- Gia tộc Rothschild thâu tóm tài chính - ngân hàng.

 

- Einstein phát minh thuyết tương đối.

 

- Mark Zuckenberg tạo mạng xã hội Facebook.

 

 

- Israel là quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới.

 

Giáo dục: dân tộc đầu tiên phổ cập giáo dục. Tất cả trẻ em được đến trường từ thế kỷ 1).

 

 

 

Khi Ba tư chiếm Babylon, họ mới được về lại Jerusalem, gầy dựng lại nước, và sống yên ổn trong hai trăm năm ( 538 – 333 TCN).

Khi vua Hy lạp, Alexander đại đế chiếm Ba tư thì Israel và Mesopotamia lệ thuộc Hy lạp. Hết Hy lạp đến La mã. La Mã cho họ tự trị. Dưới thời Herode Antipas của La mã, chúa Jesus ra đời trong chuồng bò ở Bethlehem.

Lớn lên Jesus đi khắp xứ Galilea và Judea để giảng đạo, Ngài kết hợp đạo đức của Do thái giáo với với thuyết lý của các vị Tiên tri như Isaiah, Daniel, Enoch… để rao giảng về cái chết, sự phán xét và kiếp sau để hình thành một tôn giáo mới là Cơ đốc giáo, hay Ki tô giáo. Ngài bị một môn phái (phái Pharisee) của đạo Do Thái oán ghét, tìm cách hãm hại (lúc đó người La Mã đã dùng một tên mới là Do Thái – do chữ Judea – để gọi dân tộc Hebrew). Bị đức Ki Tô vạch thói kiêu căng và giả dối, môn phái đó trả thù, xúi dân chúng nổi dậy, vu cho ông là phiến loạn, buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử tội ông, và ông bị đóng đinh lên thập tự giá trên núi Golgotha cùng với hai tên cướp. Tín đồ Ki Tô giáo oán ghét dân tộc Do Thái chính vì vụ đó.

Dân Do thái nhiều lần nổi dậy chống sự cai trị tàn khốc của La mã. Đền Jerusalem lại phá lần nữa, La mã cấm họ xây đền trên nền cũ và đổi tên Israel thành Palestine, tên cũ.

 

(Bức tường Than Khóc đôi khi được gọi là Bức tường phía tây hay đơn giản là Kotel (nghĩa là Bức tường), là một địa điểm tôn giáo quan trọng của người Do Thái tọa lạc ở Thành cổ Jerusalem. Bức tường Than Khóc là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của Do Thái giáo.Ở đây, có một phong tục thiêng liêng là việc viết một lời cầu nguyện trên một mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong một khe ở một nơi nào đó trên bức tường. Hơn một nửa bức tường có niên đại từ cuối thời kỳ Đền thờ Thứ Hai, được xây dựng vào khoảng năm 19 TCN bởi Herod Vĩ Đại. Các lớp còn lại đã được bổ sung vào từ thế kỷ VII trở đi.

Theo kinh Tanakh, Đền Thờ của Solomon được xây trên đỉnh Núi Đền vào thế kỷ thứ X TCN và bị quân Babylon tàn phá năm 586 TCN. Đền được tái xây dựng và dâng cho Đức Chúa Trời năm 516 TCN. Khoảng năm 19 TCN, Herod Đại Đế bắt đầu một công trình vĩ đại tại Núi Đền. Ông cho mở rộng khu vực thành một gò, hay một nền đất lớn. Ngày nay, Bức tường Than Khóc là một phần còn sót lại của nền đất này. Ngôi đền do Herod xây dựng bị phá hủy bởi quân La Mã cùng với phần còn lại của Jerusalem năm 70 SCN trong cuộc chiến tranh Do Thái La Mã lần thứ nhất).

 

 

Bức tường than khóc

 

 

Khi La mã sụp đổ, Palestine thuộc quyền cai trị của đế quốc Byzantine. Đến thế kỷ thứ bảy thì cùng với Ai cập, là tỉnh của đế quốc Ả rập. Nhưng lúc ấy, quốc gia Do thái đã bị hủy diệt rồi, dân Do thái thì phiêu bạt khắp châu Âu, châu Á, chỉ đạo Do thái là vẫn còn.

 

Đường di cư của người Do thái sau năm 70

 

Người trong đạo tin có linh hồn và linh hồn bất diệt khi thể xác tiêu tan. Tín đồ phải theo đúng điều thập giới, như chỉ thờ một Chúa thôi, tức Jahve, phải kính trọng cha mẹ, không được giết người, cướp của, nói dối, phải giữ linh hồn và thể xác trong sạch, vân vân. Chính đạo Ki Tô gốc ở đạo Do Thái mà ra, và sau này Hồi giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Do Thái.

Nhờ giữ được tôn giáo mà dân tộc Do Thái mặc dầu phiêu bạt khắp nơi non hai ngàn năm nay, tiếng nói đã thành một tử ngữ, huyết thống gần như mất hẳn vì pha trộn trong bao nhiêu thế hệ, mà vẫn giữ được liên lạc với nhau, tình thân với nhau, vẫn hoài bão một mộng chung là một ngày kia được về Jerusalem, thánh địa của họ, để gây dựng lại tổ quốc; và trong khi chưa gây dựng được tổ quốc thì người nào cũng mong mỏi được về thăm thành địa, quì xuống cầu nguyện trước Bức Tường Than Khóc di tích duy nhất của đền Jérusalem. Dù gặp nhau ở chân trời gốc bể nào, khi chia tay, họ cũng chúc nhau: “Sang năm về Jerusalem.”

Chính tình cảnh phiêu bạt của họ, tinh thần tư hương của họ trong non hai chục thế kỷ là nguồn gốc nhiều biến cố lớn lao ở bán đảo Ả Rập trong mấy chục năm nay, gây ra ba chiến tranh giữa Do Thái và Ả Rập, chiến tranh 1948-49, 1956, 1967 (còn gọi là cuộc chiến tranh 6 ngày) mà chưa có cách nào giải quyết được.

 

(Nhưng không phải Jerusalem mà chính Hebron mới là nơi minh chứng cho tinh thần kiên cường của dân Do thái.

Cách Jerusalem 30km về phía nam, nằm trong dãy núi Juda ở độ cao 930m so với mực nước biển. Ở đó, trong Hang Machpelah là những ngôi mộ của các vị Tổ phụ. Trong đó có một ngôi mộ rất cổ xưa, chứa hài cốt của Abraham, người sáng lập Do Thái giáo và là tổ tiên của dân tộc Do Thái. Cùng với lăng mộ của vợ ông, Sarah. Hai ngôi mộ của con trai Isaac và vợ Rebecca. Phía bên kia sân là một cặp mộ khác, của cháu trai Jacob và vợ Leah. Ngay bên ngoài tòa nhà là ngôi mộ của con trai Jacob, Joseph. Đây là nơi bắt đầu lịch sử 4.000 năm của người Do Thái.

Hebron chứng kiến lịch sử bi thảm và tinh thần quật cường của Do thái để sống sót sau những bất hạnh. David đã làm vua ở đó, rồi sau là cà Israel. Khi Jerusalem thất thủ, dân Do thái bị trục xuất, nó lần lượt bị Hy lạp, La mã chinh phục; bị người Zealot cướp bóc, bị La mã buộc cải đạo; rồi lại bị người Ả rập, người Franc, người Mamluk thay nhau chiếm đóng. Từ 1266, họ bị cấm vào hang Machpelah cầu nguyện, chỉ được đứng từ xa dùng gậy đẩy mảnh giấy viết lời cầu xin Đức Chúa trời vào hang).

 

Rồi khi Liên Hiệp quốc bằng một nghị quyết, thành lập quốc gia Do thái trên phần đất ta quen gọi là Palestine, nơi dân Ả rập đã sinh sống suốt hai ngàn năm nay, thì vấn đề xung đột giữa Do Thái và Ả rập, không còn giải quyết được nữa. (Họa chăng có cỗ máy thời gian quay ngược lại hai ngàn năm trước, để dân Do thái lại về chốn cũ, nơi mà Palestine vẫn là đồng không mông quạnh, khi dân Ả rập còn là các du mục trong lòng các ốc đảo ở bán đảo Ả rập thì mới thôi tranh chấp, cãi cọ, chiến tranh…

 

(Nếu xét đến thành phần Do thái chủ trương phục quốc, đều là giới trí thức Tây phương, còn thành phần quay về Palestine lập nước Israel, đa phần là dân Do thái ở Đông Âu (Nga, Ba lan, Tiệp khắc…), một số ít ở Trung Âu (Hà lan, Áo…), còn lại là ở các nước Ả rập và Bắc Phi. Mà họ là các cộng đồng Do thái sống riêng rẽ giàu tính dân tộc. Chỉ một số ít ở Mỹ và các nước châu Âu giàu có trở về quê hương vì ở đây gần như họ đã đồng hóa thành dân bản xứ rồi. Có thể họ muốn những cộng đồng Do thái vẫn giữ gìn bản sắc sẽ đồng hoá dân Ả rập ở Palestine bằng các trang trại nông nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến, để rồi bằng chính sách tằm ăn dâu, họ chinh phục nốt các mảnh đất còn do dân Ả rập Palestine chiếm giữ. Xem bản đồ ở dưới).

 

Bản đồ phân chia miền đất Palestine của Liên hiệp quốc năm 1947. Do thái được 56% diện tích. Riêng Jerusalem gồm cả Bethlehem, vì tính chất tôn giáo thiêng liêng nên do Liên hiệp quốc quản trị.

(Hình dáng miền đất này trông như lưỡi đao: có phải vì thế mà khói lửa chiến tranh không bao giờ dứt ? )

 

 

ĐẾ QUỐC CỦA HỒI GIÁO

(Từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ XIII)

 

MUHAMMAD VÀ HỒI GIÁO

 

MUHAMMAD sáng lập Hồi giáo

 

         

Cho đến thế kỷ VII dân Ả rập vẫn là những du mục Bedouin chăn dắt súc vật lang thang quanh các ốc đảo, ( dân Arabia và cả Syria, Palestine, Mesopotamia đều được gọi là Semitic, vì họ đều dùng ngôn ngữ Semitic của các dân tộc cổ ở Tiểu Á, Armenia và Caucasus; thuật ngữ này là do từ Shem, tên con trai tổ phụ Noah [Nô-ê]) Họ thường đánh phá các miền lân cận hay cướp bóc các đoàn thương buôn. Họ tập trung ở hai thành phố lớn là Medina và Mecca (La Mecque), nằm trên đường từ Hồng Hải qua châu Âu. Họ thờ đa thần, mỗi bộ lạc có một vị thần, nhưng coi Mecca là nơi lễ bái chung. Nơi đây có ngôi đền Kaaba do một gia tộc uy thế nhất là Hashim coi giữ. Muhammad thuộc gia tộc này.

 

Muhammad (576-622), dòng dõi Abdullah, là một gia tộc danh giá, sinh năm 576 ở Mecca, nhiều tài liệu nói gia đình ông nghèo (nhưng xem gia tài để lại cho ông thì chưa chắc: 5 lạc đà, một bầy dê, một ngôi nhà và một nô lệ chăm sóc ông thời thơ ấu; tên Muhammad hay Mohammed, nghĩa là hết lời ngợi ca, đúng là tên vận vào người !). Thuở nhỏ ở với chú, chăn cừu rồi hướng đạo cho các thương đội. Ông thất học nhưng về sau đã viết nên cuốn sách bằng ngôn ngữ Ả rập nổi danh nhất và hùng biện nhất mà chỉ người có học vấn cao mới viết nổi (dĩ nhiên là ông dùng thư ký). Làm giúp việc cho một quả phụ giàu có. Mấy năm sau nghiễm nhiên thành ông chủ, nhưng vẫn sống bình thường. Đặc biệt thích nghiền ngẫm suy tư về tôn giáo. Truyền thuyết ghi nhận tính ông rất nghiêm nghị, chẳng mấy khi cười.

Ông ngộ đạo năm 610, vào một đêm một mình tu dưỡng trong hang ở chân núi Hira, cách Mecca chừng 5 cây số. Gần bốn mươi tuổi, ông đề xướng thờ một thần duy nhất, vì muốn dùng tôn giáo để gắn kết các bộ lạc rời rạc với nhau, nhiều thuyết cho là ông chịu ảnh hưởng độc thần và giáo lý của Ki tô và Do thái giáo.  Ông bỏ ra mười năm đi thuyết phục mọi người.

Lúc ấy tình hình Mecca khá rối nên dân chúng muốn theo ông, mời ông đến Medina. Lúc nhỏ, khi theo thương đội đến Syria ông theo đạo Kitô, lại gần người Do thái nên chịu thêm ảnh hưởng của Đạo Do thái. Nên Hồi giáo là hỗn hợp của đạo Ki tô và Do thái, thờ một thần duy nhất mà ông gọi là Allah. Giáo điều tóm tắt trong một điều: chỉ có một chúa duy nhất là Allah và một tiên tri của ngài là Muhammad, tức chính ông.

Năm 620 ông thuật lại rằng, trong giấc mơ ông bỗng bay đến Jerusalem, một con ngựa có cánh chờ ông ở Bức tường Than khóc, đưa ông lên thiên đường rồi quay trở lại, và Đấng Tiên tri, tức chính ông, lại thấy mình đang ở Mecca. Từ đó, Jerusalem trở thành thánh địa Hồi giáo.

Tín đồ phải phục tùng ý muốn của Allah, sự phục tùng ấy gọi là Islam, cho nên Hồi giáo có tên là lslam. khi chết, con người chịu sự phán quyết của Allah.

Giáo lý Hồi giáo gồm nhiều cuộc đàm thoại của ông do tín đồ chép lại trong thánh kinh Coran. Kinh này không những giảng về đức tin, mà còn dạy về khoa học, luật pháp và vệ sinh nữa.

Cách cúng tế cũng giản dị như giáo điều. Tín đồ chỉ cần theo bốn điều: mỗi ngày cầu nguyện năm lần; phải tắm rửa trước khi cầu nguyện (ở sa mạc không có nước thì tắm bằng cát); trong đời ít nhất phải hành hương ở Mecca một lần; phải cữ rượu và thịt heo. Điều đặc biệt nhất, trái hẳn với Ki Tô giáo, nhưng rất giống Do Thái giáo là điều này: người nào chịu chiến đấu vì Allah thì được lên Thiên đàng.

 

         

Vì tính tình dân du mục chất phác nên giáo điều của Hồi giáo cũng rất giản dị. Muhammad chỉ phân biệt hai hạng người cho họ dễ nhận: tin theo Allah thì được khải thị, không tin thì diệt cho hết không thương xót. Phần thưởng rất rõ ràng, thắng thì được bốn phần, chỉ một phần chia cho các thi sĩ, lý thuyết gia, những người ca tụng các chiến binh Hồi giáo. Cầm khí giới diệt ngoại đạo là bổn phận thiêng liêng, ngay cả đàn bà con trẻ cũng phải sẵn sàng. Câu nói trứ danh của Muhammad: Thiên đàng ở trước mặt, địa ngục sau lưng, đã khiến các chiến binh Hồi giáo luôn hăng hái xông pha.

 

 

MUHAMMAD THỐNG NHẤT Ả RẬP

 

         

Năm 622, ông bị bộ lạc Hashim sai người hành thích, ông thoát được và năm này trở thành năm mở đầu cho kỷ nguyên và cả lịch Hồi giáo sau này. 10 năm kế tiếp, lực lượng mạnh dần, danh ông vang lừng và kinh Koran được truyền bá khắp nơi. Chính ông lập kế hoạch cho 65 trận chiến và bản thân ông dẫn đầu 27 trận trong chiến dịch thống nhất Ả rập. Ông vừa là nhà ngoại giao vừa là chỉ huy quân sự .

Năm 630 ông tập trung binh lực gồm 10.000 quân kéo vào Mecca, phá hủy hết các ngẫu tượng, chỉ chừa lại Tảng Đá Đen (là mảnh vẫn thạch) thờ trong đền thờ ở đấy. Ông tuyên bố Mecca là thánh địa của Hồi giáo.

Hai năm cuối đời, 630-632, ông củng cố quyền lực.

Ông gởi sứ giả đến các quốc vương ở khắp nơi, Hy lạp, Ba tư, các lãnh tụ ở Hira, Ghassan yêu cầu tuân theo Hồi giáo nếu không muốn bị tiêu diệt. Quốc vương Ba tư, Damas, khinh thị xé nát thư. Ông nổi giận tập trung binh lực, tính kéo đến Syria thì bị bệnh mất năm 632.

Nhờ tính thực tế của kinh Koran, tài tổ chức quy củ và tính nghiêm minh, ông để lại cho dân Ả rập một đất nước hùng mạnh, quân đội thiện chiến và kỷ luật, sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù bằng mọi phương tiện kể cả khủng bố.

 

ĐẾ QUỐC Ả RẬP, ĐỢT XÂM LĂNG THỨ NHẤT

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bành trướng của Ảrập:

_ Kinh tế: nhiều quốc gia suy vong vì dân số tăng trong khi đất đai cằn cỗi

_ Chính trị: Byzantine và Ba tư kiệt quệ vì chiến tranh trong khi thuế khóa vẫn tăng gây loạn lạc.

_ Xã hội: dân Syria và Ai cập bất mãn vì xung đột tôn giáo khiến đời sống rối loạn.

Suốt một thế kỷ quân Ả rập tàn phá cả miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Nam Âu, họ chỉ bị chận lại ở dãy Hymalaya và nước Pháp.

Những người kế tục Muhammad lần lượt chiếm Syria ( 632-634); Palestine (634-644), xây dựng ở Jerusalem một giáo đường và từ đây Jerusalem thành đất thiêng của ba tôn giáo lớn: Do thái giáo, Ki tô giáo và Hồi giáo.

Lần lượt họ chiếm Mesopotamia, Armenia, Giorgia và năm 642, Hồi giáo lan tới chân núi Caucase.

Đồng thời quân Hồi giáo tiến vào Ba tư đánh phá tan hoang để trả thù việc vua Ba tư xé bức thư của Muhammad trước đó. Họ phá bỏ kinh đô cũ, dựng kinh đô mới ở ngã ba hai sông Tigris và Euphrates tên là Bassorah, nơi này nhanh chóng thịnh vượng trên con đường đi qua Ấn độ.

Rồi họ chiếm Kurdistan, Azerbaidjan, Ispahan, qua Ba tư tiến vào Trung Á, rồi ngưng lại vị đụng quân Thổ.

Họ đánh thắng Hy lạp, chiếm các đảo ở biển Egea,  Chypre, Crete và Rhodes (647), làm chủ miền đông Địa trung hải.

Mục tiêu tiếp theo của họ là Ai cập và phương Tây. Từ Jerusalem, quân Hồi giáo vượt Sinai vào Ai cập, chiếm Memphis rồi Alexandria. Nhưng họ không tàn phá thành phố và giữ lại nguyên vẹn, nhờ vậy họ tiếp thu đầy đủ văn minh phương tây và từ cơ sở này gầy dựng nền văn minh của riêng họ.

Sau khi chiếm được Messah (tức Le Caire ngày nay) họ theo bờ biển mà tiến qua phương Tây, làm chủ dược Lybia, Tripoli và cả miền Maghreb. Đế quốc của họ đã lan rộng tới bờ Đại Tây Dương (675) và tướng Akbah của họ chìa gươm ra chỉ Đại Tây Dương: “Hỡi Allah, Chúa của Muhammad! Không có đại dương này ngăn cản thì vinh quang của Ngài sẽ còn được truyền tới tận cùng thế giới!”

 

         

ĐỢT XÂM LĂNG THỨ NHÌ

 

         

 

Từ 675-705 vì nạn bè phái tranh dành quyền lực, cuộc thánh chiến phải tạm ngưng. Nhưng khi tiếp tục họ còn mạnh hơn xưa nhờ nhiều kinh nghiệm và chế được nhiều khí giới mới hơn.

Họ tiến về phương Đông, thắng quân Thổ, chiếm miền Tartare, qua Afghanistan, Samarkand. Tới biên giới Trung hoa, họ đe dọa vua Đường đòi triều cống và cải theo Hồi giáo. Nhà Đường và vua Afghanistan phải nộp cống cho họ.

Năm 707, họ quay sang Ấn độ, tới được bờ sông Indus (Sông Ấn), sắp tới sông Ganges (sông Hằng) thì ngừng vì sợ quân làm phản.

Trong khi đó, hạm đội Ả rập chiếm hết các đảo phía tây Địa trung hải và làm chủ miền này.

Năm 710 họ đến bờ biển Gibraltar rồi tiến vào Tây ban nha. Từ đó họ vượt dãy Pyrenees, chiếm Toulouse, vượt sông Rhone và Saone, nhưng quân Franc thời ấy rất anh dũng, chận họ lại ở khu vực từ Tours tới Poitiers (732).

(Thất bại của người Ả rập trước người Franc, tổ tiên của Charlemagne, trong trận chiến ở Tours, cũng là một sự kiện quyết định của lịch sử, vì nó chận đứng đà bành trướng của người Ả rập vào lục địa châu Âu. Và nó là động lực để 7-8 thế kỷ sau, người Bồ đào nha, và Tây ban nha từ bán đảo Iberia vượt Đại tây dương tiến vào Mexico, vượt Thái bình dương tiến vào Manilla, mở đường cho Cơ đốc Tây phương đi khắp thế giới).

(Nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng lập lại. Còn hơn thế nữa, lịch sử đã bước hụt chân: 12 thế kỷ sau, khi quân phát xít Đức tràn qua chiến lũy Maginot tiến về Paris, thống chế Pétain đã vội vã đầu hàng).

Tới đây thì các cuộc chinh phạt của họ dừng lại. Nhưng lúc ấy, đế quốc của họ đã lớn hơn của vua Darius (Ba tư) và Alexander đại đế (Hy lạp) thời xưa.

Không ai tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng một thế kỷ, những bộ lạc du mục ấy đã chinh phục một nửa đế quốc Byzantine ở châu Á, toàn thể Ba tư và Ai cập, gần hết Bắc Phi và trên đường tiến vào Tây ban nha. Giống như sự kiện phát hiện văn minh Ai cập được coi là chương rực rỡ nhất của lịch sử khảo cổ học, hiện tượng bùng nổ của Ả rập chính là hiện tượng phi thường nhất của lịch sử thời Trung cổ, nếu ta biết rằng bán đảo Ả rập chỉ có chiều dài (nơi dài nhất) hơn 2.200km, chiều rộng (nơi rộng nhất) hơn 2.000km, là những bãi cát nối dài của sa mạc Sahara chạy từ Ba tư đến sa mạc Gobi. Chữ Arab nghĩa là khô cằn (arid).

 

Đế quốc Ả rập qua các cuộc chinh phạt

 

ẢNH HƯỞNG CỦA HỒI GIÁO THỜI KỲ ĐẦU

 

Cũng như các tôn giáo khác, các nhánh Hồi giáo khác nhau (như Sunni và Shiite) thù ghét nhau hơn là thù ghét những kẻ vô tín ngưỡng hay ngoại đạo khác.

Chẳng hạn Caliphate Umayyad tỏ ra khoan dung với Cơ đốc giáo. Tín đồ Cơ đốc được tự do tín ngưỡng, nhà thờ được giữ nguyên, chỉ phải mặc áo màu mật ong, chịu thuế thân từ 1-4 dinar (4,75-19 $US, thời giá 1947), nhưng tu sĩ, phụ nữ, thanh thiếu niên, người già, người tàn tật và người nghèo không phải chịu thuế, được miễn cả nghĩa vụ quân sự.

(Trên thực tế, Ả rập, vào thế kỷ VII, VIII, không muốn tiêu diệt các cộng đồng Do thái biết chữ và siêng năng vì họ là nguồn thu thuế béo bở và còn phục vụ cho các chiến binh Ả rập theo nhiều cách khác nữa. Hơn nữa họ không là mối đe dọa chính trị và quân sự với Hồi giáo vì thế họ thấy dễ sống và thịnh vượng trong thế giới Hồi giáo).

Sự khoan dung cũng tùy theo triều đại. Triều Ummayid, 912-961, (Umayyad) khoan dung, triều Abbasid khi khoan dung khi nghiêm khắc, như Omar I trục xuất tất cả người Do thái và Cơ đốc ra khỏi Arabia vì đó là đất thánh của Hồi giáo.

Người Do thái ở Cận Đông chào đón người Ả rập như quân giải phóng. Họ đứng ngang hàng với người Cơ đốc, được sống và thờ phụng ở Jerusalem, thịnh vượng ở Châu Á, Ai cập, Tây ban nha.  Ngoài Arabia, Cơ đốc ở Tây Á không bị cấm đoán. Ở Syria, Cơ đốc thống trị cho đến thế kỷ Hồi giáo thứ ba; dưới triều Mamun (813-833) có đến 11.000 nhà thờ Cơ đốc trong đất Hồi giáo, các lễ hội Cơ đốc được tổ chức tự do, tín đồ Cơ đốc tự do hành hương đến các cung thánh ở Palestine. Quân Thập tự chinh đã thấy tín đồ Cơ đốc rất đông vào thế kỷ XII. Những kẻ dị giáo Cơ đốc bị các giáo trưởng ở Constantinope, Jerusalem, Alexandria, Antioch ngược đãi thì bây giờ được tư do và an toàn dưới luật lệ của nhà câm quyền Hồi giáo. Vào thế kỷ IX, thống đốc Antioch đã cho lập đội bảo vệ để giữ cho các nhánh Cơ đốc khác nhau không bị tàn sát ở nhà thờ.

Dưới triều Umayyad, giáo đường và nữ tu viện nhiều vô kể. Người Ả rập khâm phục việc canh tác và khai hoang của các tu sĩ, họ hoan nghênh rượu vang trong nhà thờ, và thưởng ngoạn bóng râm và tính hòa ái trong các tu viện. Có thời, hai tôn giáo này thân thiết tới mức tín đồ Cơ đốc mang thánh giá chuyện trò với người Hồi giáo trong thánh đường của đạo Hồi. Trong triều đình Mohammed có hàng trăm thư lại Cơ đốc, có người nắm địa vị cao. Sergius, cha của thánh John thành Damacus, là Thượng thư Tài chính của vua Abd-al- Malik và chính John là người đứng đầu Hội đồng thống đốc Damacus.

Người Cơ đốc phương Đông nói chung, xem luật lệ Hồi giáo ít khắc nghiệt hơn nhà cầm quyền Byzantine và cả giáo hội nữa.

Chính nhờ chính sách khoan dung vào thời gian đầu, niềm tin lan tràn trong khắp người Cơ đốc, cả người đa thần và người Do thái, ở châu Á, Ai cập, Bắc Phi. Tù binh, nếu chấp nhận Allah, sẽ thoát cảnh nô lệ.

Dần dà, đa số người không theo Hồi giáo, đều chấp nhận ngôn ngữ, y phục Ả rập, luật và niềm tin vào kinh Koran.

Hy lạp, sau một ngàn năm ngự trị, không mọc được gốc rễ. Khí giới La mã, không chinh phục được các thần linh bản xứ. Chính thống giáo Byzantine chỉ để lại các dị giáo phản loạn, thì lý thuyết của Mohammed, đã bảo đảm cho họ, không chỉ niềm tin và sự tôn thờ, mà còn là sự trung thành bền chặt, khiến họ quên bẵng đi các vị thần bất khả thay thế trước đây.

Từ Trung hoa, Indonesia, Ấn độ, đến Ai cập, Niger, Sudan  niềm tin vào giáo chủ Mohammed đã chạm đến trái tim và trí tưởng của hàng triệu con người, chi phối tinh thần, làm khuôn mẫu cho cuộc sống, ban cho họ hy vọng và niềm kiêu hãnh vô biên. Và cho đến ngày nay, nó đã kết tinh trong một khối giáo dân lên đến 1,6 tỉ người chiếm 20% dân số thế giới, bất kể khoảng cách địa lý và thể chế chính trị.

         

 

 

THIÊN ĐƯỜNG CỦA Ả RẬP

 

Mô hình 3D Bagdad thế kỷ thứ 8

 

Sau một thế kỷ chiến đấu, chinh phạt, đế quốc Ả rập chia làm ba nước dưới quyền ba ông hoàng vừa là lãnh tụ tôn giáo vừa là quốc vương chuyên quyền, ngự trị ở ba kinh đô danh tiếng: Cairo (Le Caire) ở Ai cập, Bagdad ở Mesopotamia và Cordoba ở Tây ban nha.

Những vị quốc vương đầu tiên sống giản dị bao nhiêu thì trăm năm sau những vị sau này xa hoa, phung phí bấy nhiêu. Trung tâm quyền lực chuyển từ Ai cập về Ba tư và tôn giáo trở thành một lợi khí tinh thần để phục vụ cho lợi khí kinh tế của giai cấp thống trị.

Khi Muhammad đã dạy thể xác cũng đáng quý như linh hồn, khi chết Allah sẽ cho linh hồn nhập lại vào thể xác để hưởng thụ cảnh thiên đàng thì suốt một thế kỷ chiến đấu gian khổ để bây giờ hưởng thụ thành quả là thiên đàng ngay trên mặt đất.

Một dân tộc vừa là chiến sĩ, tu sĩ, thi sĩ xây dựng cảnh thiên đường thì cảnh thiên đường ấy không đâu bì kịp. Vì thế mà kiến trúc, thơ, nhạc, vũ của Ả rập đạt tới mức hoàn thiện chưa từng thấy ở Tây Á, châu Âu.

Giáo đường Hồi giáo ở Cordoba dài hai trăm thước, rộng non một trăm thước, có trên một ngàn cột bàng đá hoa chống đỡ ba mươi tám điện thờ. Vòm và cửa đều dát vàng. Ban đêm người ta đất bốn ngàn bảy trăm cây đèn, cây đèn ở điện chính bằng vàng khối.

Cung điện của quốc vương Ả Rập ở gần giáo đường đó, có ba trăm mười hai cột bằng đá hoa chở từ Hy Lạp, Ý lại. Trần sơn xanh và dát vàng với những hồ có vòi phun lên những tia nước trong trẻo và thơm tho. Chung quanh hồ trong vườn ngự uyển, có mười hai con thú bàng vàng khối lớn như thú thật, há miệng ra phun nước vào hồ.

Quốc vương ở Cairo (Le Caire) đâu có chịu thua quốc vương ở Cordoba, cũng cất những giáo đường vĩ đại, lại tạo lập một sở thú mênh mông nuôi đủ các loài sư tử, beo, cọp, voi…

Xa xỉ nhất là giòng vua Abbasid làm chúa tể miền phương Đông. Họ vơ vét tất cả của cải tích lũy cả ngàn năm ở Mesopotamia, Ba Tư, rồi phung phí một cách ta không sao tưởng tượng nổi. Vua Al-Mamun (813-833) một hôm tổ chức một cuộc xổ số, có trên hai trăm tân khách thì cũng có trên hai trăm lô trúng, mỗi lô gồm một khu đất với một số nô lệ. Trong cung điện ông có ba mươi tám ngàn bức thảm mà một phần ba chạy kim tuyến. Để tiếp một sứ thần Hy Lạp, ông cho dựng trong cung điện một cây cành lá bằng vàng khối, trái bằng ngọc trai. Chuồng ngựa chứa trăm ngàn con tuấn mã từ khắp các nơi đưa lại.

Một thế kỷ sau khi Omar qua đời, giới thượng lưu Ả rập sống trong nhung lụa, những cung điện xa hoa có hàng trăm nô lệ. Yahya, con nhà Barma, bỏ ra 7.000.000 dirhem (560.000 $US) để mua hộp đựng ngọc trai làm bằng các viên đá quý nhưng bị từ chối (giới tỷ phú Ả rập chơi ngông chắc là ngay từ khi ấy); Caliph Muqtafi, khi chết để lại  20.000.000 dinar (94.000.000 $US) gồm nữ trang và dầu thơm (thời giá năm 1947).

Caliph Muatadir có 11.000 quan hoạn, Musa có 300.000 nô lệ đưa về từ Phi châu, 30.000 trinh nữ từ Tây ban nha; Qutayba bắt 100.000 nô lệ từ Sogdiana, còn con số từ Đông phương thì không đếm nỗi. Đa số nô lệ là từ phương Đông và Trung Á, Thổ và Trung hoa từ Turkestan, và da trắng từ Nga, Ý và Tây ban nha.

 

Kinh đô Bagdad có 69 vòng thành, giữa hai vòng ngoài là một cái hào sâu. Bến tàu dài ba mươi hai cây số, lúc nào cũng chật thương thuyền, du thuyền và chiến thuyền. Lụa và đồ sứ

Trung Hoa, hương liệu và thuốc nhuộm của Ấn Độ, Mã Lai, ngọc thạch ở Trung Á, da lông để may áo của Nga, ngà voi, sừng tê của châu Phi… đầy nhóc trong các kho.

Đầu thế kỷ thứ X, Bagdad có 27.000 nhà tắm công cộng giờ nào cũng có đủ nước nóng và nước lạnh. Năm 825, trong lễ cưới của con trai Harun al-Rashid là Al-Mamun, người ta dốc một ngàn viên ngọc trai trên một cái mâm bồng vàng lên đầu tân nhân đứng trên chiếc chiếu cũng bằng vàng.

Kiến trúc Hồi giáo

Dome of the Rock, thánh đường Hôi giáo đầu tiên xây dựng năm 690 ở Jerusalem

Giáo đường Balkh, Afghanistan

 

 

Thánh đường Hồi giáo bên cây cầu La Mã cổ bên sông Guadalquivir ở Cordoba, Tây ban nha

 

 

 

 

 

 

Thánh đường Hồi giáo ở Cordoba

 

         

VĂN MINH Ả RẬP

 

Vua chúa quý phái tuy hưởng thụ nhưng cũng biết khuyến khích nghệ thuật và khoa học.

Vào Alexandria người Ả Rập chiếm được một kho tàng tinh thần vô giá của cổ nhân, tức thư viện của giòng Ptolemea, thư viện danh tiếng nhất phương Tây thời đó. Họ say sưa đọc các tác phẩm của Pythagore, Heraclite, Democrite, Zenon, Platon, Aristote, Epicure, Hippocrate, Euclide, Archimede…

Họ chép lại rồi dịch. Vua Al-mamun thưởng công họ rất hậu: cứ sao chép lại được một cuốn thì sách nặng bao nhiêu được thưởng bấy nhiêu vàng; bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote còn được thưởng cao hơn: đặt lên cân, một bên là sách một bên là kim cương.

Đâu đâu họ cũng mở trường học, hàn lâm viện, thư viện, đài thiên văn. ỏ Cordoba chỉ có mười ba ngàn nóc nhà mà có tới bảy chục thư viện! Họ hăng say học toán học, y học, hóa học.

Họ có phương pháp và có sáng kiến. Sống trước Descartes bảy thế kỷ, họ đã có ý niệm về phương pháp thực nghiệm: “Phải tiến từ điều mình biết tới điều mình không biết, nhận định cho đúng các hiện tượng để từ kết quả phanh lần lên tới nguyên nhân; chỉ tin là đúng cái gì đã được thực nghiệm chứng minh rồi.”

Nhờ có tinh thần đó, họ gần như sáng lập được môn vật lý hóa, tiến một bước dài trong môn thiên văn. Tại chiếc cầu lớn nhất ở Bagdad họ dựng một đài thiên văn đón các nhà bác học khắp nơi tới nghiên cứu. Chính Omar Khagam, một thi sỹ danh tiếng và thiên tài ngang với Lý Bạch của Trung Hoa, tác giả một tập thơ tứ tuyệt Robaiyat, là một nhà thiên văn đại tài, năm 1079, đã sửa lại lịch Ba Tư, gần đúng như lịch ngày nay.

Về toán học, họ tiếp tục công việc của Hy Lạp. Họ phát minh đại số học; mở mang thêm hình học, đặt ra sin, tang, cotang.

Về vật lý họ phát minh ra quả lắc, nghiên cứu về quang học. Về hóa học, họ tìm được nhiều chất mới: potasse, nitrate, bạc, rượu (tiếng alcool của Pháp nguồn gốc là Ả Rập), acid citric, acid sulfuric.

Y học của họ cũng rất tiến bộ: họ nghiên cứu hình thái học và khoa vệ sinh, chế tạo được nhiều dụng cụ, biết dùng thuốc mê trong việc mổ xẻ.

Nhờ những tiến bộ đó họ tính được hoàng đạo giác (góc hay độ nghiêng của hoàng đạo).

Về kinh tế, họ học cách trồng trọt và môn dẫn thủy của người Ai Cập, người Mesopotamia, thí nghiệm các thứ phân bón, gây thêm nhiều giống cây. Harun al-Rashid đã dự tính đào kênh Suez, nhưng vì lý do nào đó, có lẽ là tài chánh, Yahya đã không ủng hộ kế hoạch này.

Họ chế nước hoa, nấu xi rô, làm đường mía, gây rượu vang. Họ truyền sang châu Âu những giống cây từ trước chưa có như lúa, dâu, mía, mơ, đậu, gai, nghệ…

Họ là những tay thủ công rất khéo. Sản phẩm họ chế tạo đã nhiều loại mà lại đẹp nhất thời đó. Họ luyện được mọi thứ kim thuộc như vàng, bạc, đồng, đồng đỏ, sắt, thiếc. (Harun al-Rashid có gởi cho Charlemagne chiếc đồng hồ làm bằng da mạ đồng, tới giờ, một kỵ sĩ bằng kim loại mở cửa để rơi xuống một con số là trái banh gõ vào chũm chọe rồi lui vào, đóng cửa lại). Đồ thủy tinh và đồ gốm của họ nổi tiếng. Họ biết bí quyết nghề nhuộm và làm được giấy (Ta không rõ giấy do Ả rập hay Trung hoa làm ra trước. Tài liệu phương tây nói một tù binh Trung hoa truyền thuật làm giấy cho Ả rập?)

Hàng dệt ở Ba tư, Syria, Ai cập nổi tiếng là có kỹ thuật hoàn hảo; Mosul nổi tiếng với vải muslin bằng sợi bông; Damascus với vải lanh (linen); Aden với len; Damascus còn được biết với kiếm bằng thép nung; Sidon và Tyre là đồ thủy tinh có độ mỏng và độ trong tuyệt hảo; Bagdad là đồ thủy tinh và gốm; Rayy là đồ gốm, kim khâu, lược, Raqqa là dầu olive và xà bông; Fars là dầu thơm và thảm. Thành Damas sản xuất những tấm thảm nổi tiếng nhất thế giới; Cordoba sản xuất da thuộc, rồi thương nhân của họ chở đi bán khắp châu Phi, châu Á, tới cả Trung Hoa.

Lạc đà, “con tàu trong sa mạc” đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa. Có những đoàn lên đến 4.700 con lạc đà ngênh ngang ̣đi khắp thế giới. Những con đường thênh thang sáng lóa từ Bagdad xuyên qua Rayy, Nishapur, Merv, Bokhara và từ Samarkand đi Kashgar đến tận biên giới Trung hoa, xuyên Basra đi Shiraz, xuyên Kufa đi Medina, Mecca và Aden, xuyên Mosul hoặc Damascus đến duyên hải Syria.

Quý tộc châu Âu khinh rẻ giới thương buôn nhưng người Ả rập thì không. Họ bận rộn đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới tay người tiêu thụ. Thị trấn, thành phố cứ thế thịnh vượng lên. Người bán hàng rao hàng dưới khung cửa sổ có rèm che, các cửa hiệu đầy ắp hàng hóa; những đoàn lữ hành đưa hàng từ Trung hoa, Ấn độ đến Syria, Ba tư, Ai cập; các hải cảng như Basra, Aden, Cairo, Alexandria đưa thương buôn Ả rập ra khơi. Hồi giáo thống trị Địa trung hải cho đến thời Thập tự chinh với một phía là Syria và Ai cập, phía kia là Tunis, Sicily, Morocco và Tây ban nha, nó với tay đến Hy lạp, Ý và xứ Gaul, từ Ethiopia nó ngự trị Hồng hải, vươn qua Caspian vào Mông cổ, ngược dòng Volga đến Novgorod, Scandinavia và Đức, nơi người ta tìm thấy hàng ngàn đồng tiền Hồi giáo, thách thức Trung hoa bằng cách xuôi vịnh Ba tư đến Ấn độ và Ceylon và ngược duyên hải đến Khantu (Quảng đông) (Hồi ký của một thương gia Ả rập có mô tả kinh thành Thăng Long trước cuộc chiến tranh với Mông cổ). Đỉnh điểm của nền thương mại phồn thịnh này là thế kỷ X khi Ả rập để lại cho ngôn ngữ tây phương vài từ ngữ: tariff (biểu thuế quan, bảng giá), traffic (giao thông), magazine (nghĩa ban đầu là nhà kho, sau là tạp chí), caravan (đoàn lữ hành), bazaar (chợ, tiệm tạp hóa).

Thương mại và kỹ nghệ được hoạt động tự do, trợ giúp cho nó là chế độ tiền tệ ổn định. Ban đầu họ dùng đồng tiền Byzantine và Ba tư. Đến năm 695, Abd-al Malik chế ra đồng dinar vàng và dirhem bạc. Độc quyền là bất hợp pháp nhưng lại được khuyến khích.

 

Thế giới Hồi giáo ở Tây Á đạt đến đỉnh điểm của thương mại và kỹ nghệ, điều mà Âu châu ở phương tây không sao so sánh được trước thế kỷ XVI.

Về chính trị, họ tổ chức được một quốc gia có tính cách tiến bộ. Tuy cũng chuyên chế như các quốc gia khác đương thời, tuy cũng chứa nhiều mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, quốc gia Hồi giáo uyển chuyển hơn cả nên chế độ chuyên chế của họ mới tồn tại được lâu

Tới giữa thế kỷ XIII, văn minh của họ đạt tới cực điểm và ngừng lại.

 

Từ sau 1058, các vương triều Islam ở châu Á lần lượt sụp đổ trước đế quốc Seljuk (hay Saljuq), gốc Thổ theo Hồi giáo, nắm quyền ở Bagdad. Các lãnh tụ Seljuk xưng là Sultan, tức chủ nhân ông, và các Caliph chỉ còn giữ vai trò tôn giáo. Chính đế quốc này, kết hợp từ những nước nhỏ đang dãy chết, thành một tân đế quốc, nhưng không như Mông cổ hai thế kỷ sau, tàn phá hết những gì chinh phục được, Seljuk nhanh chóng thu nhận những nền văn minh cao hơn, tạo cho mình sức mạnh để tồn tại và chiến đấu tay đôi với các nước tây phương, cuộc chiến đấu giữa hai tôn giáo, Ki tô và Hồi giáo, cuộc chiến mà ta gọi là Thập tự chinh.

 

Còn cuộc Thập tự chinh cuối cùng ? Bao giờ và khi nào diễn ra ?

Nó chỉ diễn ra và sẽ diễn ra khi nào con người thấm đẫm tinh thần của Phúc Âm. Để hiểu rằng đằng sau sự sống ở kiếp này là sự phán xét, hãy nhớ Đấng Jesus Christ chịu đóng đinh trên thập giá để cứu rỗi cho chúng ta, hãy học tha thứ vì sinh ra là cát bụi và chết đi sẽ thành cát bụi.

Chuyến Thập tự chinh cuối cùng sẽ là chuyến chinh phục không gian, đưa con người vượt qua không gian sâu thẳm, bay lên những Thiên hà xa xôi, tìm thăm Ngọc Hoàng Thượng đế, ghé Vườn Đào của bà Tây Vương mẫu, lên sông Ngân hỏi chuyện chị Hằng. Qua thiên giới thăm vườn nho của thần Dionysos hỏi xem đã có rượu Trung sơn cho lũ tớ chưa, hỏi xem thần Cupid bắn mũi tên vàng gắn sợi tơ hồng se mối duyên ai.

Hay là chỉ mơ mộng viễn vông:

Thì thôi xin gởi sóng

Đưa tình về cuối sông

Đưa tình về với mộng

Đưa tình về cõi không

 

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Bán đảo Ả rập;

Peter Francopan, The First Crusade;  Con đường tơ lụa và Lịch sử thế giới;

Jonathan Harris, Byzantium and the first Crusade: three avenues of approach;

Will Durant, The Story of Civilization, Vol. I Our Oriental Heritage, Vol. III Ceasar and Christ, và Vol. IV Age of Faith;

Arnold J. Toynbee, Nghiên cứu lịch sử nhân loại;

Tacitus, Histories; Annals; và Emperor Julian against Christian;

Paul Johnson, Lịch sử Do thái. )

 

Tháng 6. 2021

NTH

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết