Khi J.Y. Chu và các đồng sự công bố bản đồ gien người Trung quốc (Sci. Vol 95/9.1998), nhiều người đã rất bất ngờ về nguồn gốc người Hoa. Kế tiếp các dự án gien người (HGP, Human Genome Project), thì nguồn gốc loài người đã dần hé lộ.
Biểu đồ thiên di đến Viễn Đông của dân Trung hoa
(Proc. Natl. Acad. Sci. USA. Vol 95, pp 11763-11768, Sep 1998)
Dưới đây là phần tóm tắt bài viết của tạp chí National Geographic, Hành trình thiên di của loài người theo dấu gien, ((Map Human Migration, Genographic Project, National Geographic, https://genographic.nationalgeographic.com/human-journey/)
Khi con người rời khỏi châu Phi 60.000 năm trước, họ để lại dấu vết gien ngày nay vẫn còn nhìn thấy. Bằng cách lập bản đồ sự xuất hiện và tần số dấu gien ở người hiện đại, chúng ta vẽ lại được từ khi nào và từ đâu, người cổ đi quanh thế giới.
Tất cả chủng loài hiện nay đều từ một người Phi châu, hóa thạch Homo Sapiens sớm nhất xuất hiện ở Omo Kibish, Ethiopia 200.000 năm trước.
Theo dữ liệu gien và cổ sinh học, chúng ta chỉ mới rời châu Phi 60.000-70.000 năm trước, có thể do đợt lạnh đột ngột ở kỷ Băng hà. Cuộc sống rất khó khăn, dân số thế giới còn chưa tới 10.000.
Khi khí hậu tốt dần lên, loài người hồi sinh sau biến cố suýt huỷ diệt, dân số tăng khiến con người phải rời khỏi châu Phi. Họ chinh phục vùng đồng cỏ Á-Âu khi băng qua eo biển Bab-al Mandab ngăn cách Yemen với Dijbouti ngày nay. Rồi họ mau chóng tỏa ra theo hình răng lược dọc bờ biển đến Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc 50.000 năm trước.
Sau 50.000 năm một chút, nhóm thứ hai rời châu Phi tiến về Trung Đông và phía nam tính từ tâm châu Á. Rồi từ đây, họ chiếm vùng vĩ tuyến nam châu Á, châu Âu và xa hơn nữa.
Khoảng 20.000 năm trước, một nhóm thợ săn châu Á, đương đầu với bão tố, tiến vào vòng cung Đông Á, trong kỳ Băng hà cuối cùng, khi băng đã làm mực nước biển rút xuống chừng 90m (300 feet). Một chiếc cầu đất nổi lên nối Cựu lục địa với Tân thế giới, nối châu Á với châu Mỹ,và khi băng qua nó, những thợ săn đã thực hiện cú nhảy cuối cùng trong hành trình của nhân loại.
Dĩ nhiên là câu chuyện kết thúc ở đó. Nông nghiệp phát triển chừng 10.000 năm trước. Dân số bùng nổ, các đế quốc trỗi dậy, những chuyến đi biển kỳ diệu của người Polynesia, những cuộc di dân phi thường trên toàn cầu để lại dấu vết DNA khắp nơi. Những vấn đề về hành trình của nhân loại đang được đặt ra và chờ giải đáp.
Đến năm 2019, Vinmec (thuộc tập đoàn Vingroup) đã công bố công trình gien người Việt, tóm tắt như sau đây:
Công bố nghiên cứu bộ gien ngưởi Việt (https://tuoitre.vn/cong-bo-nghien-cuu-bo-gen-nguoi-viet-bat-ngo-ve-nguon-goc-20190716215120206.htm)
"Cùng sống trong một khu vực rộng lớn mà người Việt có tiếng nói riêng, nhưng bộ gen của quần thể người Kinh Việt Nam tương đồng với quần thể người Thái Lan, chứng tỏ có những quan hệ về di truyền. Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt "nằm cạnh" một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.
Vậy thì tổ tiên của người Việt chúng ta ở đâu? Theo PGS Lê Sỹ Vinh - chuyên gia phân tích hệ gen, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tổ tiên người Việt nằm trong nhóm người (hiện đại) đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 - 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Đông Nam Á, trong đó có VN, sau đó tiếp tục di cư lên các nước Đông Á.
Kết quả trùng khớp với công trình của nhóm J Y Chu và HGP.
Và ta chỉ biết mơ hồ tộc Việt khởi nguồn từ vị tổ Phi châu, đi theo ngả Nam Á, qua Đông Nam Á, rồi định cư ở Bắc Việt Nam. Họ là một nhánh khác với người Hoa.
Rồi thôi.
Các bằng chứng dân tộc, nhân chủng, khảo cổ… vừa ít vừa thiếu. Cổ sử gần như chỉ dựa vào sử Tàu.
Bằng chứng ngôn ngữ cũng không nốt. Ngoại trừ chiếc Qua đồng Thanh Hóa (xem bàì của GS Hà Văn Tấn: https://luocsutocviet.wordpress.com/2020/04/20/489-?-he-thong-chu-viet-toc-viet-thoi-hung-vuong/)
Qua đồng Thanh Hóa
Và chiếc trống Cổ Loa (xem bài của TS Nguyễn Việt: http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3091/9120/trong-djong-co-loa-minh-van-va-mot-cach-hieu-moi.html)
Trống đồng Cổ Loa
Minh văn bên trong vành chân đế trống Cổ Loa
Trống Cổ Loa thì khắc chữ Hán, còn Qua đồng Thanh Hóa thì GS HVT cũng không khẳng định có phải là chữ viết không (do hiện vật quá ít).
(Sự tích Bánh Dày Bánh Chưng do Trần Thế Pháp kể lại trong Lĩnh Nam trích quái, thì ta không rõ có bao nhiêu là sự thật nhưng tục gói bánh dày, bánh chưng thì nhà khảo cổ Nguyễn Việt (Tạ Đức dẫn lại trong Nguồn gốc người Việt, người Mường) đã tìm thấy chứng tích. Đây là hình hạt lúa nếp trên trống đồng ở phía tây Thanh Hóa và hình lá dong trên nồi đồng ở Làng Vực, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa có niên đại khoảng thế kỷ 1-2 TCN):
Chỉ còn mỗi tiếng nói.
Mà lời nói thì gió bay. Ta đành gởi chút hương cho gió vậy.
-
Nguồn cội (Kỳ 2/4)< Trang trước
-
Ngoài cửa Thiên Đường (Kỳ 4/4)Trang sau >