Nguồn cội (Kỳ 2/4)

Châu Á có 3 nhóm ngữ hệ chính: Hoa Tạng (hay Hán Tạng), Sino-Tibetan; Môn-Khmer (Môn liên quan tới tộc Thái); Nam Á (Austro-Asiatic); sau này có thêm nhóm Tày- Thái (Tai). Tiếng Việt có lúc xếp vào nhóm Môn-Khmer, có lúc lại thuộc nhóm Nam Á.

Tác giả Đỗ Kiên Cường (xem bài Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt… http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/10148-mot-gia-thuyet-ve-nguon-goc-nguoi-viet-dua-tren-bang-chung-nhan-chung-hoc-phan-tu)

Cho biết nhà ngữ học J H Greeberg đã phân tất cả ngôn ngữ nhân loại thành 14 ngữ hệ chính, nhưng ông chưa kịp phân nhóm ngữ hệ Đông Nam Á thì qua đời. Đó là điều ông hối tiếc nhất (chúng ta còn tiếc hơn ông nữa). Greenberg nghĩ rằng ông tìm thấy một từ có thể là tiếng vọng ban đầu của cả loài người, đó là từ đồng âm diễn tả ý tưởng một/ngón tay/chỉ  và có gốc là  +tik (dấu + thay cho tiền tố), như digital trong tiếng Anh, daktulos tiếng Hy Lạp, tiqik tiếng Eskimo. Còn trong ngôn ngữ Nam Á, trong tiếng Khmer là tai chỉ ngón tay, còn trong tiếng Việt chính là tay.

Như vậy có phải theo Greenberg, tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ cổ nhất ở Đông Nam Á còn giữ được những vang vọng mơ hồ từ 50.000 năm trước?

Nhà khảo cổ Bellwood, nhà sinh học Diamond cho rằng từ các trung tâm phát tích nông nghiệp, những nông dân lan tỏa ra xung quanh mang theo ngôn ngữ của họ, làm xuất hiện vùng ngôn ngữ lan tỏa. Chẳng hạn vùng Lưỡi liềm phì nhiêu Cận Đông là nơi phát sinh ít nhất hai đại ngữ hệ, hệ Ấn - Âu và hệ Á - Phi. Và vùng thuần hóa lúa nước đầu tiên phía Đông lục địa Á - Âu cũng là nơi lan tỏa không ít hơn bốn ngữ hệ. Đầu tiên, những người nói tiếng Nam Á, bao gồm 150 ngôn ngữ, như tiếng Việt và tiếng Khmer, lan tỏa khắp Đông Nam Á (và có thể một phần Hoa Nam). Theo chân họ là những nông dân nói tiếng Tày - Thái, như tiếng Lào và tiếng Thái. Làn sóng thứ ba là những người nói tiếng Hán - Tạng. Thứ tư là những người thuộc ngữ hệ phương Nam, tới Đài Loan 5.000 năm trước. Họ dong thuyền tới vùng Đa Đảo, và cuối cùng đặt chân tới New Zealand vào năm 1.200 CN. Tuy sai về vị trí địa lý (lưu vực Tây Giang chứ không phải lưu vực Dương Tử), nhưng trực giác đã cho phép Diamond và Bellwood đưa ra trình tự các làn sóng lan tỏa ngôn ngữ hoàn toàn phù hợp với những phát hiện về nhân chủng học phân tử và về nơi thuần hóa lúa nước gần mười năm sau.

(Giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử, Đỗ Kiên Cường.)

 

 

Farmers and their langueges: the first expansions

 

Jared Diamond and Peter Bellwood. Science Vol 300, p 597-603.

Dưới đây là một số từ tiếng Việt, có thể là từ gốc, với từ tương ứng của vài ngôn ngữ Đông Nam Á, theo tài liệu của Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng (Tự điển nguồn gốc tiếng Việt, Vietnamese Cognatic Dictionary). Bộ tự điển này chỉ mới đưa lên vài vần nên không thể trích dẫn nhiều hơn.

 

Theo những khám phá của Greenberg, Diamond và Bellwood, thì ta thấy không lạ khi một số âm cơ bản (tạm gọi là âm gốc), các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic) va Tày-Thái như Việt Nam, Thái, Lào, Khmer, Mường, Tày, Nùng nói gần như giống nhau. (Thử đọc câu sau đây người Mường hay nói: Pộn Mươl wại pên đăm, đăm mươl wại pên chiêu. Bốn mươi vía bên phải, năm mươi vía bên trái. Chú ý các từ bốn mươi, năm mươi, bên, nói giống hệt nhau và nghe cứ như người ngoại quốc nói bập bẹ tiếng Việt: Văn hóa và tộc người, Nguyễn Từ Chi).


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết