Lược sử Khánh Hòa

Sử Tàu gọi vùng đất của người Chàm xưa (cương vực trong khoảng từ Quảng Bình đến Phú Yên ngày nay) là Lâm ấp, còn gọi là Hoàn Vương (vào năm 758), đến sau năm 875 mới gọi là Chiêm Thành (quốc hiệu Chiêm Thành do chữ Champapura từ Phạn ngữ dịch ra, gồm Champa là tên nước chính thức, pura là kinh thành). Nhưng bia Võ Cạnh lại cho thấy địa giới của họ phải đến Khánh Hòa (Kauthâra) hoặc xa hơn, đến Ninh Thuận, Bình Thuận (Panduranga).

Năm 1069, đời Lê Thánh Tông, Chế Củ dâng 3 Châu Địa Lý, Bố Chính,Ma Linh, tức Quảng Bình, Quảng Trị.

Năm1307, Chế Mân nạp 2 Châu Ô, Lý (Thuận Hóa hay Huế ngày nay).

Năm 1402, đời Hồ Quý Ly, Chế Ma Na nhượng đất Cổ Lũy tức Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Năm 1470, Lê Thánh Tôn chiếm Bình Định. (Trà Toàn nhượng vùng Trà Bàn cho đến Thạch Bi Sơn)

Sau đó, các chúa Nguyễn lần lượt chiếm:

1611, chiếm Phú Yên.

1653, chiếm Khánh Hòa.

1697, lấy nốt Ninh Thuận, Bình Thuận.

Thế rồi từ ấy có ai hỏi đến xứ Chàm ở đâu,ta sẽ ngâm nga trả lời rằng:

Tá vấn “Chiêm gia” hà xứ ngã,

Mục đồng dao chỉ “Cái giang” thôn.

Tổ tiên người Chàm từ các đảo Mã lai, Nam dương tràn lên bờ biển Trung Việt từ nhiều thế kỷ trước CN, ở đấy họ tiếp xúc với thổ dân là người Kiratas, thuộc giống Indonesiens, số người Kiratas không chịu khuất phục thì dồn lên ở các miền rừng núi Trường sơn, những người mà sau này chúng ta gọi là mọi.

Khi người Chàm bước vào lịch sử vào năm 192 thì họ đã tuân phục một triều vua Ấn độ giáo nên từ tổ chức quốc gia, xã hội đến phong tục đều theo Ấn độ. Tôn giáo chánh là Ấn giáo, Phật giáo cũng được sùng bái, còn Hồi giáo mới truyền vào từ tk XI.

Nước Chiêm thành chia làm 3, có lúc là 4 khu vực lớn:

  1. Ở bắc là Amarâvâti tức vùng Quảng Nam nay. Ở đó có Indrapura tức Đồng Dương, có thành phốn Sinharpura trên sông Thu Bồn, Trà Kiệu. 2 nơi này từng là quốc đô của người Chàm.
  2. Ở giữa là Vijaya, Bình Định nay, sau năm 100 T.L. kinh đô Phật thệ tức Trà Bàn đóng ở đấy.
  3. Ở nam, Panduranga là vùng Phan Rang, Bình Thuận ngày nay, tiếp giáp với Chân Lạp. Vùng này có lúc đã là một tiểu quốc độc lập. Không biết ấy là tiểu quốc độc lập sát nhập vào Lâm ấp hay là thuộc quốc của Phù Nam sau bị Lâm ấp thôn tính. Giữa thế kỷ VIII kinh đô Chàm đóng ở đó. Panduranga là khu vực rộng lớn hơn cả, bao gồm Kauthâra tức vùng Khánh Hòa ngày nay. Kauthâra có lúc đã tách rời và tạo thành khu vực thứ tư của vương quốc, lấy Yanpubagara (thành phố Khánh Hòa nay) làm thủ phủ.

 

  1. TÊN GỌI: tên đầu tiên sau khi lấy được vùng đất này là dinh Thái Khang, rồi lần lượt đổi thành dinh Bình Khang, dinh Bình Hòa, trấn Bình Hòa. Và bây giờ là tỉnh Khánh Hòa,
  2. CÁC ĐỜI QUAN TRẤN THỦ:

_ 1653 Hùng Lộc: là quan trấn thủ đầu tiên dinh Thái Khang, làm quan đến chức Cai Cơ, được phong tước Hầu, Hùng Lộc Hầu. Đáng tiếc là không biết rõ ho, quê quán, tuổi thọ của ông.

_ 1654 Xuân Sơn: kế nhiệm Hùng Lộc, làm quan đến chức Chưởng Cơ. Không rõ họ.

_ 1674 Nguyễn Dương Lâm: tổ tiên ở tỉnh Thanh Hóa, theo chúa Nguyễn vào Nam. Làm quan đến Cai Cơ, được phong tước Hầu (Dương Lâm Hầu).

_ 1692  Nguyễn Hữu Oai

_ 1694  Nguyễn Hữu Kính: con Chiêu quận công Nguyễn Hữu Dật.:àm quang đến Chưởng cơ, phong tước hầu (Lễ tài hầu).

_ 1713 Diên Phái: không rõ làm trấn thủ dinh Bình Khang từ lúc nào, chỉ biết lúc đang đương nhiệm trấn thủ thì mất (1713).

_ 1775 Nguyễn Kế: không rõ là trấn thủ từ lúc nào, chỉ biết ông mất lúc đương nhiệm.

_ 1793  Nguyễn Thoan (hay Nguyễn Suyển): ông người  huyện huyện Phước Điền, phủ Diên Khánh. Có công theo chúa Nguyễn đi Xiêm, làm quan đến Tổng binh cai cơ. Năm Kỷ Mùi (1799) chết bệnh, được tặng Chưởng cơ, thờ ở miếu Hiển trung và miếu Trung hưng công thần.

_ 1799  Nguyễn Văn Tánh: tên thật là Võ Tánh, có công nên được cải theo họ chúa. Ông mất năm 1801 lúc cố thủ ở thành Bình Định.

Sau khi Gia Long thống nhất đất nước, thủ phủ Khánh Hòa đặt ở Diên Khánh, đến sau 1945 mới chuyển xuống Nhatrang.

 

Bình Thạnh, tháng 1.2020

Ng  t Hải

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết