ĐỌC TIN TRÊN BÁO

ĐỌC TIN TRÊN BÁO

Các đây mấy hôm đọc trên báo nguoilaodongonline, bản tin về khu mộ cổ xếp thành hình thiên hà ở Sudan. Nội dung:

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu quốc tế từ Mỹ, Anh, Ý... đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để xác định vị trí và lập bản đồ hơn 10.000 di tích ở khu vực Kassala, miền Đông Sudan. Các di tích đó bao gồm các lăng mộ và đền thờ Hồi giáo thuộc thế giới Ả Rập cổ đại, được xây nên vào thời Trung Cổ.

Và các tác giả đã thật sự sốc khi một tấm bản đồ vũ trụ với nhiều thiên hà xoắn ốc dần dần hiện ra.

Cảnh quan khu mộ cổ kỳ bí - Ảnh: Stefano Costanzo

Bài công bố trên PLOS One cho biết những chi tiết ban đầu đã khiến nhóm nghiên cứu sử dụng đưa đến quyết định sử dụng mô hình vũ trụ học Neyman-Scott, chuyên dùng trong nghiên cứu các cụm thiên hà.

Điều này đã giúp họ phát hiện ra các cụm mộ trong khu vực rộng 4.000 m2 dường như đều tập trung thành nhiều thiên hà, nằm xoay quanh một ngôi mộ "cha mẹ" đôi khi chưa được xác định, giống như các các vì sao mang theo các hành tinh quay quanh lỗ đen trung tâm mỗi thiên hà.

Trong khi đó, sự phân bố của các thiên hà – mộ cổ này phụ thuộc vào môi trường lớn hơn, với các vị trí thuận lợi được nhường cho những thiên hà "có trọng lượng" trong xã hội, có thể là các gia đình ưu tú.

Theo tiến sĩ Stefano Costanzo từ Đại học Naples "L.Orientale" (Ý), trưởng nhóm nghiên cứu, việc tìm hiểu sâu hơn về khu mộ cổ đáng kinh ngạc này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các thực hành văn hóa cổ xưa của người dân thời Trung Cổ nơi đây.

Thu Anh

Hàng ngàn mộ cổ xếp thành bản đồ thiên hà hiện ra giữa sa mạc - Báo Người lao động (nld.com.vn)

 

Đọc lại bản tin gốc đăng ở Live Science, mục History, ( Secret patterns found in arrangement of medieval Islamic tombs | Live Science), thấy có thêm một số chi tiết nên bổ sung ở đây:

 

_Stefano Costanzo, là nghiên cứu sinh tiến sĩ (a doctoral student), chưa phải là tiến sĩ thực thụ.

 

Ý kiến các nhà chuyên môn (không tham gia vào toán khảo sát):

_Derek Welsby, quản trị Bảo tàng Anh quốc: cuộc khảo sát đóng góp thêm cho việc điều tra các nhóm dân du mục và thúc đẩy các cuộc khai quật trong tương lai.

 

_David Wheatley, giáo sư khảo cổ học, Đại học Southampton, Anh quốc: phương pháp vũ trụ học mà nhóm áp dụng góp phần phát triển cho những vùng cảnh quan tương tự.

 

_Giovanni Ruffini, giáo sư lịch sử, Đại học Fairfield, Connecticut: các học giả hiện đại chỉ tin vào các mảng văn bản học để viết lại lịch sử dân tộc Beja (dân sống ở vùng đất có khu mộ) cho rằng kết quả là không thỏa đáng.

 

Bài báo kết luận, tất nhiên mỗi học giả có một cách nhìn khác nhau. Nhưng ý kiến sau đây của Philip Riris, giảng viên khảo cổ và môi trường, Đại học Bournmouth, Anh, cũng đáng được quan tâm:

Các ngôi mộ này thuộc nhiều niên đại khác nhau rất xa, nên nhiều cách chôn cất khác nhau đã bị trộn lẫn vào nhau là điều rất nguy hiểm.

 

Không biết gì về Thiên văn học, chỉ ghi lại ở đây một số điều về kiến thức thiên văn của người À rập Hồi giáo thời Trung cổ qua vài sách báo:

Sau khi vương quốc Hồi giáo Ả rập hình thành và phát triển vào thế kỷ VIII – IX, họ đã tiếp thu kho tàng tri thức của người Byzantine, tiếp cận với khoa học cổ đại của Ấn độ, Trung hoa. Dưới triều vua Al Mamun (813-833), họ xây dựng ở Baghdad một Viện nghiên cứu thiên văn và một đài quan sát. Nhà thiên văn Al Sufi (903-986) viết luận thuyết Book of the Images of Fixed Stars, mô tả 48 chòm sao do các định tinh hình thành. Ở Cairo, cuối thế kỷ X cũng có một đài quan trắc, nơi đây nhà thiên văn Ibn Yunus (950-1009) lập ra 40 trường hợp giao hội của các hành tinh và bảng chuyển đổi các loại lịch dùng cho vùng Trung đông. Tại Isfahan, nhà thiên văn, nhà thơ lớn Omar Khayyam (1048-1122) cũng lập đài quan trắc và cải cách lịch Hồi giáo thành lịch Ba tư.

Nhà khoa học Al Biruni (973-1048) chế được kính thiên văn quan sát được Mặt trời và các hành tinh, tính được độ nghiêng của hoàng đạo. Nhà bác học Al Tusi (1201-1274) lập bảng chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, bảng danh mục các ngôi sao. Và nhà thiên văn Ullug Beg (1394-1449), thì đã lập được danh mục 992 ngôi sao và vị trí của chúng.

Hình minh hoạ các pha của Mặt Trăng trong tác phẩm Kitab al-Qanun al-Mas'udi của Abū Rayhān al-Bīrūnī.

 

(Theo Wikipedia; Astronomy and Astrology in the Medieval Islamic World, The Met Museum; History of Astronomy: the Islamic World, Britannica; History of Astronomy, University of Oregon)

 

Kiến thức thiên văn của người Ả rập Hồi giáo cũng chỉ mới quan sát được Mặt trời, Mặt trăng, và nhiều nhất là 992 ngôi sao và 48 chòm sao thì làm sao mà ở Sudan lại quan sát được các thiên hà. Hay họ được người ngoài hành tinh giúp sức ?

 

Kỳ lạ nhất là trường hợp Tinh vân Con Cua (Crab Nebula). Tài liệu của NASA và Britannica chỉ ghi nhận tinh vân này được người Trung hoa phát hiện vào năm 1054. Nhưng trên một bản khác đá của người châu Mỹ bản địa, ta thường gọi là người da đỏ, đã tìm thấy hình khắc Tinh vân Con Cua:

 

Ghi thêm: Kim Dung có nhắc đến một bài thơ của nhà thơ kiêm nhà bác học Omar Khayyam nói trên trong tiểu thuyết Cô gái Đồ Long:

Lai như lưu thủy hề, thệ như phong

Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Nghĩa đại khái là: Chợt đến như nước chảy, tàn mau như gió thoảng. Chẳng biết từ nơi nao đến, cũng chẳng biết tận nơi đâu. Lời Tiểu Siêu nói với Trương Vô Kỵ trước khi từ biệt lên đường về Ba tư.

 

Tháng 7.2021

NTH

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết