TRANH THỦY MẶC

TRANH THỦY MẶC

TRUNG QUỐC VÀ NHẬT

 

Khổng tử nói: “Yêu thích một điều gì đó thì tốt hơn là biết về nó, nhưng vui với một điều gì đó thì tốt hơn là yêu nó”.

Đại khái là hãy yêu, hãy vui với một cái gì đó mà không cần hiểu về nó.

Vậy nên, không cần tìm hiểu sâu làm gì, cứ xem, cứ thưởng thức cái thô phác, kỳ vĩ hay cái đơn sơ, tế vi của tranh thủy mặc qua một số sưu tập của Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan.

 

TRANH TRUNG QUỐC

 

Chủ đề tranh thủy mặc thường gói trong một số đề tài sau: cái vô cùng; thần linh, hiền nhân và sự chết; trữ tình; ái quốc và mộng mơ; trở về quá khứ; biểu tượng đạo đức; những đổi thay của tạo hóa…

 

VÔ CÙNG

Tên: Ven sông

Tác giả: có thể là Tung Yüan, mất 962

Tranh cuộn, mực và màu nhạt trên lụa

Sưu tập của Gia đình CC Wang, New York

 

THẦN LINH, HIỀN NHÂN VÀ SỰ CHẾT

Tán dương cái chốt

Cảnh 4, “Những cái trục gãy” _ Chi tiết

Tranh chân dung thời Tống (960 – 1279)

 

TRỮ TÌNH

Trong album Lá thời Nam Tống (1127 – 1279)

Ngắm nai uống nước bên suối rợp bóng tùng

Tác giả: Ma Yüan, khoảng 1190 – 1225

Mực và màu trên lụa

Sưu tập Ông Bà A Dean Perry, Cleveland

 

ÁI QUỐC VÀ MỘNG MƠ

Tranh chân dung triều Nguyên (1279 – 1368)

Cửu ca của Ch’ü Yüan. Có thể là tranh của Chang Tun-li. “Quận chúa và hoàng phi trên sông Dương tử”. Trích đoạn tranh cuộn, màu trên lụa. Bảo tàng Mỹ nghệ, Boston.

 

TRỞ VỀ QUÁ KHỨ

Ngư phủ về nhà, T’ang Ti, khoảng 1296 – 1367, tranh cuộn để treo, mực và màu trên lụa, Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan

 

BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẠO ĐỨC

 

Cây, tre và đá, thời Nguyên

Đức cao vươn tới trời xanh, Wu Chen, 1280 – 1354, tranh cuộn treo, mực trên lụa, sưu tập gia đình CC Wang, New York

 

TRỜI ĐẤT ĐỔI THAY

Tranh phong cảnh cuối thời Nguyên

Trích đoạn bức Núi mây, Fang Ts’ung-I, sau 1378, tranh cuộn, mực và màu trên giấy, Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan

(Trích Along the border of heaven , Sung and Yuan Paintings from the CC Wang Family Collections, Metropolitan Museum of Art, 1983)

 

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC

Núi mùa hạ, tranh cuộn, mực và màu nhạt trên lụa, 45,1 x 114,9 cm, Quỹ Dillon tặng, 1973

Có thể là tranh của Ch’ü Ting, Trung quốc, khoảng 1025 – 56

Phong cách tranh phong cảnh hùng vĩ xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 10, đạt tới đỉnh điểm khoảng giữa thế kỷ 11 vào triều Nam Tống. Bức Núi mùa hạ miêu tả sự kỳ vĩ và phức tạp của thế giới tự nhiên và tổng thể là hoà nhập vào với tạo hóa. Những chóp núi ngự trị và chi phối mọi hoạt động dọc con sông trong buổi chiều mùa hạ. Nhịp điệp vươn lên, đổ xuống của các ngọn núi tô điểm bởi các hẽm vực, nơi mà các ngôi đền và thác nước nửa ẩn nửa hiện trong sương mù. Cây cối rậm rạp trong ngôi làng bên bến sông, đình trạm, nơi khách du và ngư phủ dừng chân, xem lại thành quả ngày làm việc, nghỉ ngơi hay đưa hàng ra bến. Trải ra trên hàng dặm, kết nối tất cả, từ những dãy núi trùng điệp đến những con suối cạn khô mùa hạ, miêu tả tỉ mỉ cả các cột buồm, dây buộc. Các chi tiết nhỏ không làm mất đi sự vĩ đại là thành tựu không thể vượt qua của hội họa phong cảnh thời Nam Tống.

Ảnh: Masterpieces of the Metropolitan Museum of Art, 1993

Núi mùa hạ, tranh cuộn trên lụa, trước đây người ta cho tác giả là Yen Wen-kuei, còn giờ lại là Ch’u Ting. Khoảng 1050. Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan

Chi tiết

 

Thuyền câu trên sông thu. Tranh cuộn trên lụa, có thể là của Hsü Tao-ning. Khoảng 1065. Phòng tranh Nelson-Atkins, Kansas

Chi tiết

Bầu trời trong mùa thu trên suối và núi. Tranh cuộn trên lụa, tác giả là môn đồ của Kuo Hsi. Khoảng 1100. Phòng tranh Freer, Washington D.C.

Chi tiết

Ảnh: Summer Mountains, The Timeless Landscape

The Metropolitan Museum of Art, 1975

 

 

 

TRANH NHẬT

Lịch sử văn hóa Nhật bản như những làn sóng xô bờ nhấn nhá lúc mạnh lúc yếu giống như những giao tiếp đứt đoạn với con người bên kia bờ biển.

Trong khi biển Nhật bản và Trung hoa bảo vệ họ khỏi những cuộc xâm lăng thì có lúc, nó cũng chận đứng luôn sự xâm nhập của những nền văn minh tiên tiến hơn từ lục địa. Những tư tưởng mới đưa người Nhật đến những mục tiêu cao xa hơn, nhưng nước Nhật chưa bao giờ bị một nền văn hóa ngoại lai nào thống trị. Những thời kỳ vay mượn tiếp liền những đợt rút lui, trong khi người Nhật, hài lòng rúc trong cái tổ kén êm ái trong quần đảo của mình, đồng hóa những gì học được từ ngoại bang, biến cải nó cho hợp với môi trường tự nhiên của họ với tâm hồn rung cảm kỳ lạ. Nổi lên từ những thế lực phong kiến từ thế kỷ thứ 9, người Nhật bằng sự khéo léo khó tin, đã sửa đổi kỹ thuật Tây phương với nền văn hóa của riêng họ cho thích hợp với nhu cầu quốc gia.

Có 3 làn sóng ảnh hưởng từ lục địa đã định hình nên lịch sử nghệ thuật của Nhật bản. Thứ nhất là Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ 6. Thứ hai, Thiền học gia nhập từ thế 13, cùng với đó là kỹ thuật dùng mực đơn sắc trong hội họa. Và cuối cùng, dưới thời Edo, là sự đồng hóa nhanh chóng quan niệm hội họa mang tính học thức.

Tre trong mưa

Triều đại Edo, Gion Nankai (1676 – 1751), tranh cuộn, mực trên giấy, 131,8 x 58cm

Cảnh thác theo phong cách Li T’ang

Triều Edo, Tani Bunchō, 1763 – 1840, tranh cuộn, mực trên lụa, 126,2 x 59,2 cm

Núi là vị anh hùng, mây dầy.

Cây già, gió và sương hung hiểm

Beisanjin

Mưa bão ở làng ven sông

Triều Edo, Tanomura Chikuden (1777 – 1835), tranh cuộn, mực và màu nhạt trên giấy, 132, 3 x 42,2 cm

Phong cảnh phong cách Hsia Kuei

Triều đại Muromachi, có thể tác giả là Shūbun (khoảng 1460), bình phong 6 tấm, mực và màu nhạt trên giấy, 274,8 x 153,9 cm

Chi tiết

(Trích Japanese Art, Selection from the Mary and Jackson Burke Collection _ Miyeko Murase _ The Metropolitan  Museum of Art, 1975)

 

Tháng 2.2024

NTH

 

 

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết