Sao Băng - Mưa Sao Băng Kỳ 2/2

Sao Băng - Mưa Sao Băng

(Shooting Star – Meteor Shower)

Phần 2/2

Dự Báo Mưa Sao Băng Có Thể Dự Đoán Được Như Thế Nào?

Khi thời tiết cho phép, mọi người có thể nhìn thấy mưa sao băng nhiều lần trong năm. 

Trận mưa sao băng cực đại của Geminids kéo dài vài đêm vào khoảng tuần thứ 2 của tháng 12. Các vệt sáng của nó rất sáng, mang đến một số góc nhìn đẹp nhất trong năm.

Mưa sao băng từ chòm Quadrantids đến vào tháng Giêng hàng năm. Chúng tạo ra một số lượng lớn các ngôi sao băng. Vào một số năm, mọi người ở nhiều địa điểm khác nhau có thể nhìn thấy số lượng 100 sao băng mỗi giờ. Nhưng những đỉnh điểm như vậy chỉ kéo dài khoảng vài giờ. 

Các mảnh vụn do Sao chổi Halley để lại là nguồn gốc của hai trận mưa sao băng. Lần đầu, vào tháng 5, được biết đến là trận mưa Eta Aquarid. Lần thứ hai, là mưa sao băng Orionids vào  tháng 10. (Sao chổi Halley quét qua trái đất lần cuối vào năm 1986. Nó sẽ không quay trở lại cho đến năm 2061). 

Đỉnh điểm của trận mưa Areitid vào khoảng ngày 7 tháng 6. Có thể có đến hơn 50 sao băng mỗi giờ. Vào thời điểm này bạn có thể xem thoải mái trong môi trường ấm áp ở Bắc bán cầu. 

Người ta có thể nghĩ rằng sự xuất hiện khá nhiều mưa sao băng hàng năm như thế sẽ khiến chúng có thể được quan sát rộng rãi. Nhưng trên thực tế, rất ít các trận mưa sao băng được nhìn thấy vì bức xạ của chúng rất gần với mặt trời, chúng được nhìn thấy rõ nhất ngay sau khi mặt trời lặn hoặc trước khi mặt trời mọc. Vào những thời điểm đó chúng phải tranh sáng với ánh sáng mặt trời, nên chỉ có những thiên thạch cháy sáng nhất mới được nhìn thấy. Thêm vào đó, mưa sao băng chủ yếu xảy ra vào ban ngày. Vì vậy, trừ khi nhật thực toàn phần làm cho bầu trời tối đen, còn không chúng sẽ bay qua bầu trời mà chúng ta không thể nhìn thấy.

Mưa sao băng Perseid tháng 8 là phổ biến nhất. Có đến 75 đến 100 sao băng đầy màu sắc mỗi giờ trên bầu trời. Và lúc này là mùa hè ấm áp ở Bắc bán cầu.

Một số ít mưa sao băng mờ nhạt khác rải rác trên bầu trời đêm vào các tháng khác, chẳng hạn như Leonids vào tháng 11. Vào lúc cực đại, trận mưa sao băng đó thường chỉ tạo ra một con số khiêm tốn khoảng 15 sao băng mỗi giờ. Nhưng đừng cho rằng những trận mưa sao băng nói trên năm nào cũng như thế. Ngay cả mưa sao băng Leonid thường chỉ có số sao băng ít ỏi, đôi khi cũng có thể mang đến những điều hết sức bất ngờ. 

Và điều bất ngờ như vây đã xảy ra vào tháng 11/1966.

Trận mưa sao băng bình thường này bắt đầu khá yên tĩnh  như mọi năm. Nhưng mây che phủ gần như kín bầu trời bờ Đông Hoa ký. còn bầu trời phía Tây, và trung Tây chỉ thỉnh thoảng mới có một vài đốm sáng báo hiệu là mưa sao băng Leonids đã đến như mọi năm. Kết quả là, hầu hết những người yêu thích ngắm sao đều thất vọng và bỏ đi ngủ. Khi đó, Joe Rao 10 tuổi cũng nằm trong số đó. Bây giờ là anh một nhà khí tượng học, và anh đã không bao giờ quên được những gì anh ấy đã bỏ lỡ đêm đó. 

Vào khoảng sau 5 giờ sang ở bờ Tây, bầu trời như nổ tung. Một trận mưa sao băng... không phải! là một trận Bão sao băng, những tia chớp sáng đổ xuống như trút nước đã phóng ra hơn 150.000 vệt sáng trên bầu trời chỉ trong một giờ đồng hồ, nghĩa là đến hơn 50 sao băng mỗi giây. Buổi tiệc sao băng lộng lẫy đó kéo dài hơn 90 phút đã để lại những ấn tượng không quên cho những người được nhìn thấy, và tiếc nuối cho người bỏ lỡ.

Những “cơn bão sao băng” như vậy chỉ xuất hiện khi quỹ đạo của Trái đất cắt qua một vệt các mảnh vụn cực kỳ dày đặc do một sao chổi hoặc tiểu hành tinh để lại. 

Điều gì tạo ra nó? Có thể là một tảng thiên thạch rất lớn nào đó đã vỡ tung ra để lại một cụm dày đặc các mãnh vỡ nhỏ, và bão sao băng xảy đến khi trái đất đi qua mãng hẹp đó . 

Cứ khoảng 33 năm một lần, Trái đất lại đi qua một trong những mãng hẹp này để tạo ra một cơn bão Leonid.

Năm 2001 cơn bão sao băng Leonid đã quay lại và dưới đây là hình chụp vào đêm 18 sáng 19 tháng 11/2001

Nếu trời nhiều mây thì sao?

 Mây mù có thể dễ dàng làm hỏng buổi tiệc sao băng từ dưới mặt trái đất. Nhưng không có nghĩa là cuộc vui bị tàn. NASA có một "trạm lắng nghe" radar dành cho các thiên thạch lắp đặt ở Huntsville, Alabama. Nó cho phép bất kỳ ai điều chỉnh tần số để “nghe thấy” các đốm sáng khi các ngôi sao băng bay qua bầu khí quyển. Các tín hiệu radar được chuyển đổi thành sóng âm thanh. Tốt nhất bạn nên lắng nghe những điều này trong những giờ sẽ là những giờ đầu ngày của Alabama. Đó là lúc có nhiều thiên thạch đi vào bầu khí quyển với vận tốc lớn hơn. Điều này làm chúng dễ dàng bị phát hiện trên các thiết bị của NASA. Và sau đó, bạn có khả năng cao hơn khi nghe thấy cái gọi là "radar sao băng" của cơ quan này.

NASA hiện đang làm việc trên hệ thống này (vì vậy nó hiện tạm thời không khả dụng). Cũng có một trạm phát khác ở Washington, DC, cung cấp một cổng thông tin thay thế như một cách để nghe 

http://www.livemeteors.com/

(Bấm vào link trên (Ctrl+mouse click) để kết nối vào trạm phát Radar sao băng ở Wahsington DC)

 

Lên kế hoạch trước

 

Dưới đây là ngày của những trận mưa sao băng lớn. Thời gian xem cao điểm sẽ thay đổi một hoặc hai ngày mỗi năm. 

Lưu ý: Nếu trăng tròn hoặc gần tròn, bạn có thể không nhìn thấy nhiều sao băng. 

Vào một số năm sẽ nhìn thấy mưa sao băng tốt hơn những năm khác về số lượng sao băng mỗi giờ.

 

Quadrantid    - Tháng 12, tháng 1
Lyrids            - Tháng 4
Perseids       - Tháng 8
Orionids        - Tháng 10
Leonids         - Tháng 11
Geminids      - Tháng 12

 

Các bạn cũng có thể truy cập vào link dưới đây để theo dõi thời điểm các mưa sao băng năm 2020-2021

 

https://www.amsmeteors.org/meteor-showers/meteor-shower-calendar/

 

Tất cả mọi người trong các bạn chắc chắn ít nhất đã hơn một lần trong đời nhìn thấy một ngôi sao băng. Hy vọng là bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để hiểu thêm về ngôi sao băng mà mình đã nhìn thấy.

 

 

Các tài liệu để biên soạn và hình ảnh trong bài viết này được trích dẫn từ space.com của cơ quan NASA.

 

Tháng 12, 2020. S. Ng.

 

Phụ Lục:

Dưới đây là một số hình chụp rất ấn tượng các trận mưa sao băng thuộc chòm sao Perseid tháng 8, 2012, và tháng 8, 2018:

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết