Làm Thế Nào Chụp Ảnh Các Vì Sao Phần 2

Làm Thế Nào Chụp Ảnh Các Vì Sao

Phần 2

 

Thiết Lập Máy Ảnh DSLR Của Bạn Để Chụp Ảnh Các Vì Sao

Chế Độ “B”

Cài đặt chế độ “B” cho phép bạn kiểm soát thời lượng phơi sáng (hay tốc độ chụp). Nó cho phép bạn chụp những bức ảnh kéo dài độ phơi sáng từ một giây đến nhiều phút, đồng thời với việc sử dụng thiết bị điều khiển từ xa (remote shutter release) hoặc chế độ hẹn giờ trễ (delayed timer). Với việc khai thác chức năng phơi sáng rộng như vậy trong các bức ảnh của bạn - các ngôi sao có thể nhìn giống như dấu chân kim lóng lánh nếu độ phơi sáng ngắn (dưới 30 giây) hoặc các vệt với độ sáng dài hơn (từ 30 giây trở lên).

 

Định Dạng Tập Tin (File Format)

Các máy ảnh DSRL luôn đi kèm với các cài đặt định dạng tập tin cho bức ảnh của bạn, bao gồm Raw, JPEG và Raw + JPEG. Các định dạng tập tin ảnh này cho chất lượng hình ảnh khác nhau. Ảnh chụp sao cho chất lượng ảnh cao nhất là định dạng Raw. Định dạng Jaw tuy sẽ tạo ra kết quả chất lượng cao nhất, nhưng kích thước tập tin ảnh khá lớn (hơn 10Mb) ảnh hưởng đến dung lượng bộ nhớ của thẻ nhớ của máy. Có nghĩa là phải sử dụng thẻ nhớ có dung lượng lớn. Hiện nay các thẻ nhớ có dung lượng bộ khá lớn 128Gb, 256Gb và thậm chí 512Gb nên bộ nhớ sẽ không là vấn đề.

 

Giảm độ nhiễu (của ảnh) – Noise Reduction.

Chức năng này này được tích hợp trong nhiều máy ảnh kỹ thuật số tuy nhiên nên được sử dụng một cách cẩn thận. Khi chụp ảnh với lượng ánh sáng lớn, chẳng hạn như cảnh hoàng hôn, trên ảnh sẽ xuất hiện các hạt trên ảnh do cảm biến của máy ảnh tạo ra. Chức năng giảm độ nhiễu có tác dụng cắt bỏ các hạt nhiễu này. Nhưng đồng thời nó cũng xóa các ngôi sao và các chòm sao mờ ra khỏi bức ảnh vì chúng trông giống như những hạt nhiễu (noises). Vi vậy, nếu bạn đang chụp những cảnh này, tốt nhất là tắt nó đi.

Các Cài Đặt Chỉnh Sửa Phong Cách Hình Ảnh (Picture Styles)

Đây là một chức năng khác phải được sử dụng một cách thận trọng. Nhiều máy ảnh DSLR cho phép bạn thay đổi các cài đặt như độ tương phản (contrast), độ sắc nét (sharpness) và độ bão hòa màu (color saturation), đồng thời lưu các thay đổi dưới dạng cài đặt do người dùng xác định (user-defined setting). Các điều chỉnh tinh tế này có thể nâng cao hình ảnh của bạn, nhưng rất dễ bị lạm dụng làm thay đổi hình ảnh quá nhiều. Cài đặt mặc định (default settings) thường là cài đặt tốt nhất cho người bắt đầu chụp ảnh thiên văn.

Thủ Thuật Chụp Ảnh Các Vì Sao Bằng Máy Ảnh DSLR

 

Dải Ngân hà trên Bãi biển Kessland, Đông Anglia, của John Nellist - DSLR Nikon D600 - Ống kính Samyang 14mm – f/2.8

Máy ảnh DSLR là máy ảnh đặc biệt tốt để chụp ảnh thiên văn được trang bị nhiều chức năng điều khiển thủ côn phù hợp với các yêu cầu kỷ thuật khác nhau của ảnh thiên văn.

  • Ống kính có thể hoán đổi cho nhau, chúng cung cấp một loạt các độ phóng đại khác nhau - từ những gì bạn có thể nhìn trên bầu trời thấy bằng mắt thường cho đến các chế độ nhìn tương tự như nhìn qua ống nhòm.
  • Khả năng chụp phơi sáng lâu ở các giá trị ISO cao có nghĩa là máy ảnh DSLR cũng cho phép chụp những hình ảnh về Dải Ngân hà mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Hiện tượng này có thể giải thích như sau: khi nhìn bằng mắt thường ánh sáng đến mắt, võng mạc mắt của bạn ngay lập tức gửi tín hiệu đến não của bạn cho bạn biết là chỉ thấy bầu trời đen. Tuy nhiên, với khả năng phơi sáng lâu của máy ảnh, ánh sáng mờ của dãi ngân hà tích tụ dần trên cảm biến của máy ảnh tạo nên hình ảnh rõ hơn của dải Ngân hà trước khi cửa màn trập đóng lại.

 

Dải Milkyway ở cao nguyên Scotland - Canon EOS 50D - ống kính 10mm – AstroTrac mount.

Nguồn: Brian M Johnson

  • Bạn cần học cách sử dụng các thủ thuật điều khiển thủ công mà máy ảnh DLSR cung cấp để có được những bức ảnh đẹp nhất, vì cài đặt lấy nét tự động tích hợp trên máy không quá tốt để chụp bầu trời đêm.
  • Hãy học cách kiểm soát cài đặt ISO, độ phơi sáng (tốc độ chụp) và khẩu độ (f/) ống kính của máy ảnh DSLR theo cách thủ công và bạn sẽ nhanh chóng tìm ra cách để có được kết quả tốt nhất trong bóng tối.
  • Cách tốt nhất để bắt đầu là định tốc độ chụp: chụp một loạt ảnh với các tốc độ khác nhau ở các trị số ISO khác nhau để xem sự kết hợp nào tạo ra hình ảnh có sự cân bằng tốt nhất giữa bóng tối bầu trời và độ sáng của sao.
  • Thử ở tốc độ chụp 5 giây một với các trị số ISO khác nhau, và tốc độ chụp tăng dần đến 15-20 giây.
  • Gắn máy ảnh của bạn vào giá ba chân và sử dụng thiết bị chụp từ xa (hoặc sử dụng chế độ cài đặt hẹn giờ trễ nếu bạn không có thiết bị chụp từ xa).
  • Với một địa điểm tối vừa phải, bạn có thể có được hình ảnh đẹp về một chòm sao chẳng hạn như chòm Sư tử (Leo) với ống kính tiêu cự 50mm, ISOl là 400 và phơi sáng (tốc độ chụp) 15 giây (sử dụng cài đặt B (bulb) nếu tốc độ chụp dài bị hạn chế).
  • Đặt khẩu độ càng rộng càng tốt - f/1.8 hoặc thậm chí f/1.4. Lấy nét vào các ngôi sao có thể khó, nhưng có nhiều cách để giải quyết vấn đề này (xem thêm bên dưới).

 

Mộc tinh (Jupiter) trong chòm sao Sư tử ở Alaska, 30/3/2016 - Canon EOS 6D và ống kính 14mm. Nguồn: John Chumack

  • Hãy kiểm tra những tấm ảnh đã chụp nó để tìm các ngôi sao có vệt sáng kéo dài (star trails). Nếu có, hãy chụp một bức ảnh khác với cài đặt tương tự nhưng giảm độ phơi sáng xuống cho đến khi nào không còn thấy vệt sao dài nữa. (vd. Từ 20 giây, xuống 15 giây hoặc nhỏ hơn).
  • Nếu bạn có một máy ảnh có cảm biến APS-C (APS-C sensor), chẳng hạn như Canon EOS 1300D, 2000D..., dấu sao kéo dài (star trails) có thể trở nên rõ ràng hơn và bạn có thể cần tốc độ chụp ngắn hơn.
  • Các cảm biến APS-C có kích thước nhỏ hơn cảm biến “full frame” và chỉ nhìn thấy vùng trung tâm của hình ảnh từ ống kính chiếu, và kết quả hình ảnh cuối cùng là ảnh vùng trung tâm được phóng đại lên, do đó thấy rỏ vệt sáng kéo dài của ngôi sao. Khác với hình ảnh rộng hơn của máy ảnh sử dụng cảm biến full-frame với cùng một ống kính như nhau.

 

Làm Thế Nào Để Có Được Các Ngôi Sao Sắc Nét Mà Không Có Vết Sao trượt

 

Nguồn: Paul Money

Trong khi việc lấy nét vào ban ngày rất dễ dàng,  thì lấy nét vào ban đêm lại là một vấn đề hoàn toàn khác và bạn sẽ cần phải nắm vững điều này nếu muốn chụp ảnh các vì sao mà không có vệt sao trượt.

Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, các vệt sao này lại tạo nên một bức ảnh thiên văn tuyệt vời.

 

Vệt sao trượt - Tác giả: Hemraj Parmar chụp ở Parashar Lake, Himachal Pradesh, India, January 2019. Nikon D3300 DSLR.

Chức năng tự động lấy nét dựa trên độ tương phản ánh sáng, vì vậy với bầu trời tối, cùng với ánh sáng mờ nhạt giống như điểm sáng của các ngôi sao, máy ảnh DSLR lấy nét tự động sẽ rất khó khăn để tìm một thứ gì đó để xác định mục tiêu.

Nheo mắt qua kính ngắm của máy ảnh cũng không giúp được gì nhiều vì nó thường chỉ có thể nhìn thấy những ngôi sao sáng nhất, còn với những ngôi sao mờ như những điểm sáng nhỏ đó sẽ không đủ để lấy nét theo cách thủ công.

Các máy ảnh nhỏ gọn không giúp bạn lấy nét trong bóng tối dễ dàng hơn. Các ống kính zoom trên một số mẫu máy tập trung vào điểm vô cực, gây khó khăn cho chế độ xem ở độ phân giải sắc nét.

Hầu hết các ống kính cố định thủ công cho máy ảnh DSLR đều có thể được cài đặt ở vô cực, nhưng đó thường không phải là nơi bạn sẽ tìm thấy tiêu điểm tốt nhất. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật để giúp bạn khóa mục tiêu cho ống kính.

 

Hãy cài đặt đúng cách và bạn có thể chụp được những tấm ảnh sắc nét như dải Ngân hà.

Nguồn: Paul Scott, Cheshire, Vương quốc Anh.

 

Nhìn Trực tiếp (live view)

Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có màn hình xem trực tiếp cho bạn biết những gì bạn nhìn thấy qua kính ngắm. Chế độ xem trực tiếp thường được phóng đại và bạn có thể nghiêng màn hình đến vị trí xem thoải mái hơn, khả năng này rất có ích khi chụp cảnh hoàng hôn, cũng như các chòm sao, hành tinh và Mặt trăng.

Thiết Bị Phóng Đại Của Kính Ngắm (right angle view finder)

Chúng có thể mua được thiết bị này cho hầu hết máy ảnh DSLR. Bạn gắn chúng vào kính ngắm của máy ảnh và thiết kế góc phản chiếu 90o của chúng giúp việc nhìn mục tiêu thoải mái hơn. Độ phóng đại 2x sẽ giúp bạn ước lượng tiêu điểm tốt hơn rất nhiều, làm cho các ngôi sao sáng hơn. Chụp thử để xác định xem ảnh có được lấy nét đúng hay không và sau đó điều chỉnh lại tiêu điểm, nếu cần.

Chọn Mục Tiêu Thay Thế

Để chế độ tự động lấy nét hoạt động, nó cần một nguồn sáng mạnh để khóa vào tiêu điểm - nhưng hầu hết các vật thể trên bầu trời đêm đều quá mờ để kích hoạt chức năng này. Hảy nhắm vào một mục tiêu sáng chẳng hạn một ngọn đèn đường ở xa hoặc mặt trăng có thể giúp ống kính một mục tiêu đủ sáng để khóa mục tiêu. Khi bạn đã tìm thấy tiêu điểm, hãy tắt chức năng tự động lấy nét (autofocus) của ống kính và chuyển sang lấy nét thủ công (Manual focus), nếu không bạn có nguy cơ khiến ống kính mất nét một lần nữa.

Xem xét bố cụa của ảnh.

 

Để có một bố cục đẹp, hãy bao gồm trong ảnh một đối tượng tiền cảnh và áp dụng quy tắc một phần ba. Nguồn: Paul Mone.

  • Để làm cho hình ảnh các ngôi sao của bạn thú vị hơn, hãy đưa một vật thể làm nền phần trước của ảnh để làm tôn chủ thể là những ngôi sao hoặc chòm sao đằng sau nó. Những vật thể đẹp là những cái cây đơn độc, những tòa nhà có cửa sổ chiếu sáng, địa hình ấn tượng, núi non, kính thiên văn và thậm chí cả con người.
  • Sử dụng đèn pin ánh sáng đỏ hoặc trắng, hoặc đèn flash máy ảnh, để chiếu sáng tiền cảnh. Kết hợp điều này với thời gian phơi sáng lâu hơn sẽ vẫn làm các ngôi sao xuất hiện rõ trên ảnh.
  • Một mẹo nhỏ là để một người xuất hiện ở nhiều vị trí trong bức ảnh: Cho người đó một ngọn đuốc, yêu cầu họ đứng yên ở một vị trí đã chọn với ngọn đuốc, sau đó tắt đuốc đi trong khi họ di chuyển đến vị trí mới, rồi bật lại ngọn đuốc.
  • Trong bức ảnh hoàn chỉnh, người này sẽ xuất hiện ở nhiều nơi cùng một lúc, như là có nhiều người hiện diện trong ảnh. Một cách khác, một người đi qua khung cảnh với đèn đỏ được bật trong quá trình phơi sáng sẽ tạo ra các vệt sáng kéo dài, trông rất nghệ thuật.

 

Những vệt sáng (xe di chuyển) ở tiền cảnh có thể tạo thêm chiều sâu cho ảnh chụp ban đêm của bạn.

Nguồn: Kanok Sulaiman/Getty Images

 

  • Ngay cả bầu trời chạng vạng cũng có thể thêm phần kịch tính bằng cách tạo ra một tấm phông nền sáng hơn với các ngôi sao, cho phép bạn tạo bóng một vật thể ở tiền cảnh.
  • Các thành phố và thị trấn được chụp từ một vị trí trên cao có thể thêm hiệu ứng độc đáo của riêng chúng với chế độ chụp ảnh rộng (wide-field).
  • Tuy nhiên, có một số điều cần tránh: ví dụ như đèn đường hoặc đèn an ninh gần đó. Ánh sáng từ những thứ này có thể gây nhiễu, có thể tạo ra những đốm sáng gây mất tập trung được gọi là lóa ống kính (lens flares). Trong những trường hợp xấu hơn, chúng thậm chí có thể làm trôi màu và giảm độ tương phản trong ảnh của bạn.
  • Quy tắc 1/3, chia hình ảnh thành một khung lưới gồm chín phần bằng nhau, có thể hữu ích cho việc lập bố cục ảnh. Nếu bạn đang chụp ảnh thiên văn, mặt đất sẽ chiếm 1/3 phía dưới của hình ảnh, thu hút tầm nhìn của bạn lên các vì sao chiếm 2/3 phần trên.

Tìm hiểu các tính năng thiết bị và các cài đặt máy ảnh của bạn. Hãy thử nghiệm và đừng nản lòng nếu những bức ảnh chụp các ngôi sao đầu tiên của bạn không giống những bức ảnh bạn đã thấy trên mạng. Bằng cách tự mình ra ngoài bầu trời đêm, chụp những tấm ảnh các ngôi sao qua những hướng dẫn trên, và học hỏi từ những sai lầm của mình, chắc chắn bạn sẽ sớm chụp được những hình ảnh đẹp và sắc nét về bầu trời đêm đầy sao tuyệt đẹp.

Hiện nay có khá nhiều các phần mền ứng dụng quan sát thiên văn dành cho điện thoại thông minh (Iphone và Android) giúp bạn quan sát và xác định vị trí các chòm sao, hành tinh, dải ngân hà... trên bầu trời đêm để chụp được những bức ảnh đẹp. (vd. Skysafari, Skyview, Night Sky, Star Walk...)

Nguồn tài liệu và hình ảnh trong bài trên đều được trích dẫn từ BBC skyatnightmagazine.com – How to photograph the stars.

Tháng 5, 2021.

SNg


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết