Tượng nữ thần chiến thắng bằng đất nung ở bảo tàng Metropolitan

Hiện nay nói tới NIKE, người ta hình dung ngay đó là một công ty chuyên về các mặt hàng thể thao ( quần áo, giày dép, phụ kiện… ), mà quên mất đó nguyên là tên pho tượng nữ thần chiến thắng  hiện đặt tại bào tàng Louvre, Pháp.

Do Charles Champoiseau, một nhà ngoại giao người Pháp tìm thấy trên đảo Samothrace, Hy Lạp, năm 1863. Bức tượng bằng đá cẩm thạch đã bị vỡ nát, chỉ còn phần đế và thân, phần đầu bị mất. Các mảnh vỡ được đưa về Pháp phục hồi nguyên vẹn, nhưng giữ nguyên không phục chế phần đầu.

Tinh tế, mềm mại, sống động, tượng được xem là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Hy Lạp.

Thần chiến thắng Samonthrace. Khoảng 220-185 TCN. Cẩm thạch Paria phần tượng, cẩm thạch xám Rhodia phần con tàu và bệ. Cao tổng thể 5,57m. Bảo tàng Louvre, Paris. Ảnh chụp mặt trước, Erich Lessing. Giới thiệu, Cécile Dégremont. Bảo tàng Louvre 2008

A closer look at the Victory of Samothrace | Musée du Louvre

Trong số chuyên đề Greek Art From Prehistoric to Classical, do Viện Bảo tàng The Metropolitan Museum of Art, New York, phát hành năm 2000, chủ biên Micheal Norris, có giới thiệu một pho tượng Nike khác bằng đất nung (terracotta). Pho tượng này không có cánh và, rất kỳ lạ, cũng không có đầu.

Dưới đây là phần nội dung và ảnh từ tài liệu này (trang 134-137):

Lưng có khe rỗng để gắn cánh và một bên ngực để lộ ra, pho tượng nhỏ này như muốn chạm đất từ trên không. Ta có thể thấy sức mạnh của chuyển động bay khi nhìn tà áo ép sát vào thân, trong khi các nếp gấp phất phới phía sau.

Những tài liệu sớm nhất còn lại về nữ thần Nike là bài thơ Theogony của Hesiod, thế kỷ thứ 8, trước CN, cho biết bà là con gái của thần Titan Pallas và nữ thần sông nước Styx. Dù có họ hàng về phía cha, nhưng Nike lại chiến đấu cho phe chiến thắng là các thần Olympia chống các thần Titan. Từ đầu thế kỷ thứ 6 trước CN, bà xuất hiện trong các tác phẩm điêu khắc và các bình, lọ; với 2 hoặc 4 cánh, cũng như vật trang trí kiến trúc ở đế hay chân các tòa nhà (ackroteria). Vào thời Cổ điển (Classical) bà được miêu tả với các phụ kiện như vòng hoa, vại nước, bát rượu lễ và bình hương. Bà được xem là biểu tượng chiến thắng ở cả chiến tranh và các cuộc tranh tài thể thao. Vài tượng thần có cánh trong nghệ thuật Cơ đốc thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng từ đây.

 

 (Đoạn tài liệu này chỉ có bấy  nhiêu, không nói là tìm thấy ở đâu, bao giờ, do ai tìm được, tình trạng ra sao khi tìm thấy và đưa về bảo tàng khi nào. Mọi thắc mắc cứ liên hệ Bảo tàng Metrpolitan mà hỏi.)

Tượng ̣đất nung nhỏ nữ thần NIKE , biểu tượng chiến thắng.

Hy Lạp, cuối thế kỷ V trước CN, cao 17,8cm. Quỹ Roger, 1907. Vị trí: hành lang Wiener.

Chi tiết

Chi tiết

Tháng 12.2020

NTH

 

 

 


Có 1 phản hồi với bài viết “Tượng nữ thần chiến thắng bằng đất nung ở bảo tàng Metropolitan”

  1. Thứ ba, 29 Tháng 12 2020 16:12

    Công ty Nike chuyên sản xuất quần áo, dụng cụ thể thao.Mà thể thao thì phải chiến thắng. Trong tập luyện là chiến thắng bản thân mình, khi thi đấu là chiến thắng đối thủ. Hãng Nike đã lợi dụng một cách thành công chử NIKE khiến cho mọi người quên mất Nike là tên của tượng nữ thần chiến thắng. Và nếu chú Hải không viết bài này thì cũng ít ai trong chúng nhớ hoặc biết Nike là gi?

    Logo của hãng Nike là một dấu ngoặc vút lên cực kỳ mạnh mẽ làm người nhìn liên tưởng đến tốc độ rất nhanh, sức mạnh và tiếng phần phật của đôi cánh thần chiến thắng. Các chiến binh Hy lạp nói rằng: Khi chúng ta ra chiến trường và chiến thắng, đó gọi là NIKE.

Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết