Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 1/7)

Thanh sơn y cựu tại

Kỷ độ tịch dương hồng

Núi xanh nay vẫn đó

Mấy độ bóng dương hồng

(Dương Thận _ Lâm giang tiên)

 

Lịch Sử Một Trung Tâm Phật Giáo

Được xây dựng vào năm 875 tại kinh đô Indrapura, vương triều Indravarman II (875-889), (làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng nam ngày nay). Được đánh giá là tu viện Phật giáo lớn nhất, đẹp nhất của thời đại ấy, giờ chỉ còn là đống gạch vụn đổ nát, điêu tàn.

Trong thiên khảo cứu công phu Phật viện Đồng Dương, tác giả Ngô Văn Doanh cho ta biết, khi phát hiện ra khu di tích Đồng Dương, năm 1901, Quảng Nam, nhà nghiên cứu người Pháp L. Finot đã cho công bố 229 hiện vật trong đó có pho tượng Phật bằng đồng nổi tiếng. Năm sau, 1902, nhà khảo cổ H. Parmentier đã tới thực hiện công cuộc khảo cổ và đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn nhất và độc đáo nhất của Champa và của cả Đông Nam Á.

Mô Tả Về Trung Tâm Qua Khảo Cổ

Theo Parmentier, Phật viện Đồng Dương (326m x 155m) nằm trong địa phận làng Đồng Dương (nay thuộc làng Đồng Dương, xã Hà Đông, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), gồm 3 cụm kiến trúc tách ra bằng các tường ngăn, kế tiếp nhau theo trục từ tây sang đông.

Bản vẽ sơ đồ khu đền tháp Đồng Dương của Parmentier

Sơ đồ tổng thể khu di tích Phật viện Đồng Dương.Bản vẽ của H. Parmentier

Bản vẽ lại của Nguyễn Thượng Hỷ

Và …những gì còn lại

Nội dungcác bia ký Đồng Dương:

  1. Bia ký Đồng Dương I (của vua Indravarman II, niên đại 875 CN).

Hầu hết là tán dương các thần Laksmindra-Lokesvara, cùng nhà vua. Một vài dòng mang nội dung Phật giáo như sau đây:

 “Vì Đạo pháp (Dharma) chứ không vì lợi tức, tăng viện này được lập nên cho cộng đồng sư tăng.

 “Tôi cho đem vào tăng viện tất cả những thứ cần thiết không chỉ cho cộng đồng sư tăng mà còn cho tất cả mọi người sử dụng.

 “Tăng viện này được lập nên cho cộng đồng sư tăng sử dụng vĩnh viễn chứ không phải để nhà vua dùng cũng không phải để làm nguồn lợi tức lâu dài.

 “Tất cả những ai bảo vệ của cải của các nhà sư, đều sẽ cùng bạn bè và bà con thân thích đến được cõi Niết bàn vô song của Đức Phật, kẻ nào lấy đi hoặc phá hoại sẽ bị đày xuống địa ngục…

  1. Bia ký Đông Dương II của Jaya Shimhavarman, niên đại cuối thế kỷ IX:

Chỉ ca tụng thành phố xinh đẹp và nhà vua người xây dựng thành phố này. Phần sau của bia tán tụng đức bà Paramesvara.

(trích Phật viện Đồng Dương, Ngô Văn Doanh, 2015)

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết