Tượng Hộ pháp, Dravapala, Đồng Dương
Tượng Phật ngồi, Đồng Dương
Đài thờ Phật, Đồng Dương (Bảo tàng viện Chăm, Đà Nẵng)
Hoa văn trên tháp Đồng Dương
Các tượng này cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Đại thừa lên tín ngưỡng của người Chiêm. (Tiểu thừa chỉ thờ duy nhất Đức Phật, Đại thừa thờ Phật, các vị Bồ tát, Hộ pháp…)
Phật Giáo Chămpa
Qua Sử Liệu
Để có một Phật viện Đồng Dương quy mô như thế hẳn Phật giáo đã thâm nhập vào Chămpa từ lâu. Vào thế kỷ thứ VII, thiền sư Nghĩa Tịnh đã xếp Chămpa là một trong các quốc gia kính mến học thuyết Thích Ca. Năm 605, tướng nhà Tùy là Lưu Phương tấn công vào Lâm Ấp mang về 1350 pho kinh Phật. Năm 982 khi Lê Hoàn tấn công Lâm Ấp, trong số các tù binh bắt mang về có một nhà sư Thiên Trúc. Năm 1069, vua Lý Thái Tông cũng đưa về Đại Việt nhà sư Thảo Đường khi nhà sư này sang Chămpa hành đạo.
. (Nhà sư Huyền Trang khi sang Ấn Độ thỉnh kinh, ông mang về được 647 bộ ?. Quyển khác gì với bộ?)
(Ông đã xa quê mười sáu năm, đi gần ba vạn cây số qua 123 nước và đem về được:
- 150 Xá Lợi tử.
- 7 tượng Phật bằng gỗ quý cao từ 2 thước tới 3 thước 50.
- 647 bộ kinh và dịch xong 75 bộ 1335 cuốn.
Nguyễn Hiến Lê: Huyền Trang và công cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại).
(Giấy được người Trung quốc (Thái Luân) phát minh năm 105, và đến năm 750 mới lan truyền sang phương Tây).
Đừng quan tâm đến chuyện bộ hay quyển, cũng đừng hỏi rằng kinh bằng tiếng gì, bằng giấy hay bằng lá buông. Với con số ấn tượng 1350 quyển hay pho kinh Phật, Phật giáo hẳn đã rất phổ biến ở Chiêm Thành thuở ấy (thế kỷ thứ VII.).
(Để thử so sánh con số 1350, các bạn hãy thử nghĩ xem cho đến giờ này các bạn đã đọc được bao nhiểu quyển sách, 100, 200 hay 500. Nhưng tôi chắc chắn rằng các bạn chưa đọc quá 1.000 quyển đâu. Nhà sử học lừng danh Will Durant, bỏ ra suốt đời mình cũng chỉ đọc được chừng 5.000 quyển, để viết bộ sử The Story of Civilization gồm 11 quyển, mỗi quyển khoảng hơn 1.000 trang. Ông ấy là con người đặc biệt và làm một công việc đặc biệt, còn chúng ta chỉ là người bình thường cho nên con số ta đọc được sẽ có chiều hướng đi ngược chiều kim đồng hồ).
-
Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 4/7)< Trang trước
-
Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 2/7)Trang sau >
Bài viết liên quan
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 7/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 6/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 5/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 4/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 2/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 1/7)