Bức Tranh Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ
Là một tác phẩm trên giấy quyến gồm tranh thủy mặc kết hợp thư pháp, vẽ cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức vua Trần Nhân Tông từ động Vũ Lâm xuất du. Năm 1922, vua Phổ Nghi bí mật đưa bức tranh ra ngoài và lưu lạc đến 1949 mới được đưa về Bảo tàng Liêu Ninh, thành phố Thẩm Dương cất giữ. Ban đầu người ta cho là bức tranh do họa sĩ đời Nguyên là Trần Giám Như vẽ năm 1363. Nhưng gần đây các học giả Việt Nam cho rằng tranh do họa sĩ Việt Nam vẽ tại Việt Nam.
Tác phẩm là một trường quyển có kích thước 961 x 28 cm, riêng bức họa là 316 x 28 cm.
Phật hoàng Trần Nhân Tông từ động Vũ Lâm xuất du
Đạo sĩ Lâm Thời Vũ cưỡi bò
Voi chở kinh
Phần thư pháp
Than ôi ! Cả một toà Phật viện huy hoàng rồi chỉ còn là đống tro tàn. Phật hoàng Trần Nhân Tông, khi tại vị thì cùng cả nước đánh tan quân Mông cổ xâm lược, khi về núi chỉ để lại cho đời tâm sáng, lòng không mà còn mãi với thời gian.
Đọc lại hai câu thơ của Thiền sư Vạn Hạnh để ngẫm về Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không.
Bình Thạnh, tháng 8.2020
Ng T Hải
-
Những nẻo đường Thiên Trúc< Trang trước
-
Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 6/7)Trang sau >
Bài viết liên quan
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 6/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 5/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 4/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 3/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 2/7)
- Phật viện Đồng Dương và Thiền phái Trúc Lâm (Kỳ 1/7)