Các anh em Kim Sơn khi tiếp xúc với TK có lẽ chỉ biết anh ấy là con người của kỹ thuật và hành động, và chắc không mấy ai biết rằng ẩn sâu bên dưới là một con người hoàn toàn khác.
Xin giới thiệu bài thơ PAN của Victor Hugo, trích trong tập Les feuilles d’ automne qua bản dịch của TK
PAN
Mặt
Nếu ai bảo thi ca và nghệ thuật,
Là triều dâng bất tận lũ mĩ vị tầm thường,
Là đám ngợm, là ồn ào, đeo bám lấy gót chân,
Là sảnh ngời vàng rãnh rỗi kiểu phô trương,
Hay vần nhịp đuổi bắt những nhịp vần trốn chạy,
Đâu phải vậy, chớ tin vào điều ấy !
Ôi thi sĩ thánh thiên, gã bù xù cao cả,
Hãy đi, hãy dắt hồn anh lên tột đỉnh,
Treo nóc tuyết, leo mô đất gió trời đông,
Trên sa mạc thành kính, nơi linh hồn suy ngẫm,
Trong rừng thu cuộn lá nối theo nhau,
Trên mặt hồ, những lũng con lặng ngủ !
Khắp chốn, hào hiệp đất trời, nhiều ơi xinh đẹp,
Nơi cỏ dầy lên cho gia súc kêu tên,
Nơi bầy dê dâm ô câu xé, hoa Tước kim vàng chóe,
Đồng mục hát khúc đời dưới vòm cổng ngàn xưa,
Nơi gió khuya rì rào với bạo cuồng thác gọi,
Đá tràn lời kêu khóc; vợi vời lông len từng cục tung bay;
Rằng đó là biển cả, đó là đồng bằng,
Một rừng cây xưa cũ cành nhánh ngổn ngang,
Những đảo khô cằn, những hồ cô quạnh,
Núi non, đại dương, tuyết hay cát, sóng hay đất,
Những con sông, hay những luống ruộng cày;
Khắp nơi, gió tứ phương tụ tán,
Khắp nơi, bóng trời Chêne ngơi nghỉ,
Khắp nơi, những sườn đồi giao nối những bắp chân,
Khắp nơi, những cánh đồng, những mùa gặt, những thị thành,
Khắp nơi, trái lững lơ trên cành đà khô kiệt,
Khắp nơi, chim mật hút những giọt hồng,
Hãy chạy nhảy, hãy ngắm nhìn, và ca hát!
Hãy vào rừng, bước vào từng thung lũng.
Khúc giao hưởng viết đi, hãy ghép nốt rạc rời !
Hãy tìm trong thiên nhiên, những phô bày trước mắt,
Là mùa Đông buồn tẻ hay Hạ về vui vẻ,
Tiếng diệu kỳ trong mổi giọng ngập ngừng.
Lời sấm ngỏ, vọng từ trời xa lắc !
Là Thượng đế, người tràn đầy khắp chốn.
Thế gian đây, chính đền tháp của người.
Một tác phẩm tưng bừng, mà tất cả lắng nghe, mà muôn loài ngắm nghía !
Mọi thứ nói về người, mọi thứ hát về người.
Người là một và người là duy nhất.
Trong tay người muôn vật rất vui cười;
Sao nhìn ngắm dòng sông đang nhịp thở,
Cả mọi điều đang rực cháy, tỏa hương thơm!
Làm cho say, cho ngây ngất thi nhân !
Những bờ cỏ, lạch nước, chiếc lá kìa lo lắng,
Lời lữ khách lặng vẳng giữa đêm thâu,
Ngạc nhiên quá tháng hai hoa đầu lạ,
Những nước, những khí, đại loại thế, và tiếng đầy nhạt tẻ
Xe ngựa nào xao động quá rừng cây !
Đôi chim ưng! hãy nhắm thẳng miền hoang dã:
Cả khoảnh khắc này đây khi giông giật gió lên,
Gió kêu, gào thét, lớn mãi trên từng giây,
Không gian xa lấp mây trào bóng đổ,
Những cành trơ! nghiêng cúi nét rơi rơi.
Hãy ngắm sớm mai thiêng thuần khiết,
Sương mù kết nụ ngập rãnh nước,
Khi mặt trời chìm nửa dưới cánh rừng,
Lộ chân trời vòng lửa vừa bị khoét,
Hùng vĩ thay, tựa vòm mái vàng lóe,
Của lâu đài Đông phương đang tiến lại !
Hãy say đi đêm nay, tự giờ, trong bóng tối,
Khung cảnh lờ mờ, muôn dáng vẻ, vạn hình hài,
Nhạt dần đi, những con đường và dòng sông ngang dọc;
Kia ngọn núi, chân trời đầu ngẩng tới,
Gả khổng lồ ngủ say, tay chống, giấc mơ màng!
Nếu bạn thấy hân hoan, cùng thúc ép,
Một cõi trong đầy suy tư, đầy hình tướng,
Của cảm xúc, của tình yêu, của ham muốn bập bùng,
Muốn sinh ra thế giới, muốn không ngừng đổi chúng,
Bằng vũ trụ khác thấy được đang dồn nén!
Hãy trộn lẫn linh hồn vào sáng tạo mãi không nguôi !
Bởi vì, kìa với thơ, gã thánh thần !
Nghệ thuật là cuộc đời cao cả,
Đơn sơ nhưng đa dạng,
Sâu xa, kỳ ảo nhưng sao gần gủi,
Trốn chảy như nước kia vốn chẳng phải thành gì,
Lập lại bằng lời vang trong da thịt sinh linh,
Kìa dưới ngón tay anh, thiên nhiên òa sức mạnh,
Như mặt đàn rung giai điệu tỏa vô biên !
8/1831
Bài 39, tập thơ Les feuilles d’automne
Victor Hugo
TK phỏng dịch
Nguyên tác
XXXVIII. PAN
Si l'on vous dit que l'art et que la poésie
C'est un flux éternel de banale ambroisie,
Que c'est le bruit, la foule, attachés à vos pas,
Ou d'un salon doré l'oisive fantaisie,
Ou la rime en fuyant par la rime saisie,
Oh! ne le croyez pas!
Ô poètes sacrés, échevelés, sublimes,
Allez, et répandez vos âmes sur les cimes,
Sur les sommets de neige en butte aux aquilons,
Sur les déserts pieux où l'esprit se recueille,
Sur les bois que l'automne emporte feuille à feuille,
Sur les lacs endormis dans l'ombre des vallons!
Partout où la nature est gracieuse et belle,
Où l'herbe s'épaissit pour le troupeau qui bêle,
Où le chevreau lascif mord le cytise en fleurs,
Où chante un pâtre, assis sous une antique arcade,
Où la brise du soir fouette avec la cascade
Le rocher tout en pleurs;
Partout où va la plume et le flocon de laine;
Que ce soit une mer, que ce soit une plaine,
Une vieille forêt aux branchages mouvants,
Îles au sol désert, lacs à l'eau solitaire,
Montagnes, océans, neige ou sable, onde ou terre,
Flots ou sillons, partout où vont les quatre vents;
Partout où le couchant grandit l'ombre des chênes,
Partout où les coteaux croisent leurs molles chaînes,
Partout où sont des champs, des moissons, des cités,
Partout où pend un fruit à la branche épuisée,
Partout où l'oiseau boit des gouttes de rosée,
Allez, voyez, chantez!
Allez dans les forêts, allez dans les vallées,
Faites−vous un concert des notes isolées!
Cherchez dans la nature, étalée à vos yeux,
Soit que l'hiver attriste ou que l'été l'égaye,
Le mot mystérieux que chaque voix bégaye.
Écoutez ce que dit la foudre dans les cieux!
C'est Dieu qui remplit tout. Le monde, c'est son temple.
Oeuvre vivante, où tout l'écoute et le contemple!
Tout lui parle et le chante. Il est seul, il est un.
Dans sa création tout est joie et sourire;
L'étoile qui regarde et la fleur qui respire,
Tout est flamme ou parfum!
Enivrez−vous de tout! enivrez−vous, poètes,
Des gazons, des ruisseaux, des feuilles inquiètes,
Du voyageur de nuit dont on entend la voix,
De ces premières fleurs dont février s'étonne,
Des eaux, de l'air, des prés, et du bruit monotone
Que font les chariots qui passent les bois!
Frères de l'aigle! aimez la montagne sauvage :
Surtout à ces moments où vient un vent d'orage,
Un vent sonore et lourd qui grossit par degrés,
Emplit l'espace au loin de nuages et d'ombres,
Et penche sur le bord des précipices ombres
Les arbres effarés!
Contemplez du matin la pureté divine,
Quand la brume en flocons inonde la ravine,
Quand le soleil, que cache à demi la forêt,
Montrant sur l'horizon sa rondeur échancrée,
Grandit, comme ferait la coupole dorée
D'un palais d'Orient dont on approcherait!
Enivrez−vous du soir! à cette heure où, dans l'ombre,
Le paysage obscur, plein de formes sans nombre,
S'efface, de chemins et de fleuves rayé;
Quand le mont, dont la tête à l'horizon s'élève,
Semble un géant couché qui regarde et qui rêve
Sur son coude appuyé!
Si vous avez en vous, vivantes et pressées,
Un monde intérieur d'images, de pensées,
De sentiments, d'amour, d'ardente passion,
Pour féconder ce monde, échangez−le sans cesse
Avec l'autre univers visible qui vous presse!
Mêlez toute votre âme à la création!
Car, ô poètes saints! l'art est le son sublime,
Simple divers, profond, mystérieux; intime,
Fugitif comme l'eau qu'un rien fait dévier,
Redit par un écho dans toute créature,
Que sous vos doigts puissants exhale la nature,
Cet immense clavier!
Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1831) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).
(Wikipedia).
Ở Việt Nam, công chúng biết nhiều đến ông qua hai tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris và Những kẻ khốn cùng. Nhưng ông nổi tiếng trước hết là về thơ. Các nhà thơ tiền chiến như Tế Hanh, Tố Hữu, Khương Hữu Dụng, Xuân Diệu đều có dịch thơ ông. ( Tố Hữu dịch bài Biển đêm ( Oceano nox); Tế Hanh dịch bài Vì anh nếm ( Puisque J’ai mis la lèvre à ta coupe encore pleine ); Khương Hữu Dụng dịch bài Cây đèn biển ( Le phare); Xuân Diệu, Thứ Dân và Bùi Hạnh Cẩn dịch bài Nỗi buồn của Ôlanhpiô ( Tristesse d’ Olympio ).
Trái với những nhân vật thường là ở giai cấp thấp hèn trong tiểu thuyết ( nàng digan Esmeralda trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà; Jean Valjean, người tù khổ sai và những người ở đáy xã hội trong Những kẻ khốn cùng), đề tài trong thi ca của Victor Hugo lại là thiên nhiên hùng vĩ, vũ trụ bao la, những không gian không biên giới của trời và đất, những mặt trời chói lọi, những đêm đen thẳm sâu, được lồng trong giai điệu réo rắt, vang âm của thiên nhiên. Ví dụ như ở đoạn kết ở trên. TK đã chọn cách phỏng dịch. Và đó là một chọn lựa khôn ngoan.
Hãy đọc lại nguyên tác, đối chiếu với phần dịch nghĩa và lối phỏng dịch ( riêng ở đoạn kết) để thấy cái vô cùng của tạo hóa. Con người, trong văn hoá phương Đông, vốn nhỏ nhoi, thì dưới đôi mắt và ngòi bút của Vitor Hugo, đã hoà nhịp với thiên nhiên để hát lên khúc hát cao vút như mây trời, ngân vang như giai điệu vô biên.
Car, ô poètes saints! l'art est le son sublime,
Simple divers, profond, mystérieux; intime,
Fugitif comme l'eau qu'un rien fait dévier,
Redit par un écho dans toute créature,
Que sous vos doigts puissants exhale la nature,
Cet immense clavier!
Nghĩa:
Bởi vì, ôi những vị thi sĩ thần thánh
Nghệ thuật là thứ âm thanh cao siêu
Đơn sơ, đa dạng. Sâu sắc, bí ẩn nhưng thân mật
Trốn chạy như nước không gì làm chệch hướng
Lập lại bởi tiếng vang trong mọi sinh vật
Cầu mong thiên nhiên thở ra dưới những ngón tay mạnh mẽ của anh
Tầm vóc vĩ đại thay.
Dịch thơ (TK phỏng dịch):
Bởi vì, kìa với thơ, gã thánh thần !
Nghệ thuật là cuộc đời cao cả,
Đơn sơ nhưng đa dạng,
Sâu xa, kỳ ảo nhưng sao gần gủi,
Trốn chảy như nước kia vốn chẳng phải thành gì,
Lập lại bằng lời vang trong da thịt sinh linh,
Kìa dưới ngón tay anh, thiên nhiên òa sức mạnh,
Như mặt đàn rung giai điệu tỏa vô biên
Đọc thêm bài Biển đêm (Tố Hữu dịch ), để thấy cái bao la của biển và sự nhỏ nhoi của kiếp người:
Ôi! Bao thuỷ thủ, bao thuyền trưởng
Đã vui vẻ ra đi những chuyến xa xôi,
Trong cái chân trời ủ ê kia đã biến đi!
Bao người đã biến mất, số phận nghiệt ngã và đáng buồn!
Trong một biển không đáy vào một đêm không trăng,
Dưới đại dương đui mù mãi mãi vùi chôn!
Oh! combien de marins, combien de capitaines
Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines,
Dans ce morne horizon se sont évanouis!
Combien ont disparu, dure et triste fortune!
Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,
Sous l’aveugle océan à jamais enfouis!
(Trích đoạn)
Và đây nữa, là cảnh biển đêm trong bài Cây đèn biển ( Le Phare):
Mây từng mảng lang thang trong gió
Và tiếng thứ năm cất lên từ bờ sóng biển khơi:
- Sostrate Gnidien nhìn những vì tinh tú
Rắc vàng lên nền vải rộng của lều trời
Lấp lánh giữa vòm đêm xanh thẳm
Ánh sáng bình yên chan chứa thinh không
Nơi chiều tà, xe trời lăn chìm trong vắng lặng
Và đáy trần sáng tươi của bóng tối mịt mùng
Nơi ngày trải hồng và đêm nhuộm mực
Sao hoà đồng ca và thanh thản bước long lanh
Ngay phía dưới biển gầm lên tang tóc
Sóng quẫy đuôi cùng cánh gió tranh giành
Và biển giận với cuồng phong đánh vật
Trong một hung hăng xoáy lốc lộn trời
Thần gió điên nắm tóc thuỷ thần say khướt
Les nuages erraient dans les souffles des airs,
Et la cinquième voix monta du bord des mers:
— Sostrate Gnidien regardait les étoiles.
De la tente des cieux dorant les larges toiles,
Elles resplendissaient dans le nocturne azur;
Leur rayonnement calme emplissait l'éther pur
Où le soir le grand char du soleil roule et sombre;
Elles croisaient, au fond des clairs plafonds de l'ombre
Où le jour met sa pourpre et la nuit ses airains,
Leurs chœurs harmonieux et leurs groupes sereins;
Le sinistre océan grondait au-dessous d'elles;
L'onde à coups de nageoire et les vents à coups d'ailes
Luttaient, et l'âpre houle et le rude aquilon
S'attaquaient dans un blême et fauve tourbillon;
Éole fou prenait aux cheveux Neptune ivre;
Hay một tình yêu vượt không gian và thời gian trong bài Bởi có tình yêu ( Puisque J’ ai mis ma lèvre à ta coupe encore pleine, Tế Hanh dịch ):
Cánh thời gian không thể chạm vào làm rơi vãi
Nước trong bình đầy chửa bao nhiêu
Người có tro tàn không bằng ta có lửa
Người có lãng quên không bằng ta có tình yêu.
Votre aile en le heurtant ne fera rien répandre
Du vase où je m'abreuve et que j'ai bien rempli.
Mon âme a plus de feu que vous n'avez de cendre !
Mon coeur a plus d'amour que vous n'avez d'oubli !
(Trích đoạn)
Và nữa, cũng là ruộng đồng, bầu trời, nắng vàng, cỏ xanh hoà lẫn với những âm thanh huyền ảo thiêng liêng trong Nỗi buồn của Ôlanhpiô ( Tristesse d’ Olympio, Thứ Dân, Bùi Hạnh Cẩn, Xuân Diệu dịch)
Cánh đồng chẳng khô cằn, bầu trời không ảm đạm
Không! Nắng chan hoà trên cao xanh vô hạn
Bao la trên mặt đất trải dài
Mơn mởn cỏ non, ngan ngát hương trời
Khi trở lại chàng mang bao thương tích
Máu đỏ tim chàng khắp nơi vương vết!
Mùa thu sang mỉm miệng đồng nội mơ màng
Vạt rừng nghiêng đồi núi lá hoe vàng
Trời mạ một màu kim nhũ
Những cánh chim như hướng về phía Chúa
Có lẽ nói cùng Người đôi chút chuyện đời riêng
Nghe âm thanh huyền ảo khúc ca thiêng!
Les champs n’étaient point noirs, les cieux n’étaient pas mornes.
Non, le jour rayonnait dans un azur sans bornes
Sur la terre étendu,
L’air était plein d’encens et les prés de verdures
Quand il revit ces lieux où par tant de blessures
Son cœur s’est répandu!
L’automne souriait; les coteaux vers la plaine
Penchaient leurs bois charmants qui jaunissaient à peine;
Le ciel était doré;
Et les oiseaux, tournés vers celui que tout nomme,
Disant peut-être à Dieu quelque chose de l’homme,
Chantaient leur chant sacré!
(Trích đoạn)
Và, không gì hơn, có lẽ chỉ những hình ảnh tuyệt vời của vũ trụ bao la, của giải Ngân Hà không biết đâu là bến, là bờ, của hằng hà sa số những vì sao, đều hiện diện trong bài thơ này, mà giới thiên văn chụp được , mới diễn tả hết được cái lớn lao, sự vô cùng và nét diễm lệ của bài thơ này.
Và đây, gã thi sĩ thánh thiện, cũng là gã bù xù cao cả, đưa hồn chúng ta lên tột đỉnh:
Ôi thi sĩ thánh thiên, gã bù xù cao cả,
Hãy đi, hãy dắt hồn anh lên tột đỉnh,
Treo nóc tuyết, leo mô đất gió trời đông,
Trên sa mạc thành kính, nơi linh hồn suy ngẫm,
Trong rừng thu cuộn lá nối theo nhau,
Trên mặt hồ, những lũng con lặng ngủ !
Khắp chốn, hào hiệp đất trời, nhiều ơi xinh đẹp,
Nơi gió khuya rì rào với bạo cuồng thác gọi,
Đá tràn lời kêu khóc; vợi vời lông len từng cục tung bay;
Rằng đó là biển cả, đó là đồng bằng,
Khắp nơi, gió tứ phương tụ tán,
Khắp nơi, bóng trời Chêne ngơi nghỉ,
Là Thượng đế, người tràn đầy khắp chốn.
Thế gian đây, chính đền tháp của người.
Khi mặt trời chìm nửa dưới cánh rừng,
Lộ chân trời vòng lửa vừa bị khoét,
Hùng vĩ thay, tựa vòm mái vàng lóe,
Của lâu đài Đông phương đang tiến lại !
Khung cảnh lờ mờ, muôn dáng vẻ, vạn hình hài,
Nhạt dần đi, những con đường và dòng sông ngang dọc;
Kia ngọn núi, chân trời đầu ngẩng tới,
Gả khổng lồ ngủ say, tay chống, giấc mơ màng!
Tháng mười, hai không hai mươi
NTHải.
-
Đọc STEINBECK và HEMINGWAY< Trang trước
-
Tên làng, tên xóm, nỗi nhớ quê hươngTrang sau >