Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 7/7)

Chặng thứ ba, Đá Bàn đi Đăngkia

“Đang lúng túng vì không có phu khuân vác thì một người Việt tay dắt ngựa theo sau là 6, 7 người dân tộc thiểu số. Họ cao lớn, da sậm hơn người Việt, cũng có người da màu đồng, tóc xoăn tít. Nhanh nhẹn, cởi mở. Người nào cũng mang tẩu, túi thuốc, con dao và thứ không thể thiếu, cái gùi. Ra khỏi Đá Bàn chừng hai, ba km đường trở thành dốc đứng. Tới cao độ chừng 500m, thông mọc rải rác, nước trong veo đổ xuống các thác nhỏ, chung quanh là dây leo chằng chịt, không khí nhẹ nhàng, mát mẻ.

Rồi là rừng thông, những cây hình dạng cổ quái, và thung lũng xuất hiện giữa hai vách núi dựng đứng. Chúng tôi nghỉ đêm ở chân đèo Cần Răng, nơi cuối con lộ băng ngang sông Đa Nhim. Còn 60 km nữa mới đến Đăngkia.

Hôm sau khi leo qua các con dốc dựng đứng theo con lộ nhỏ vào các rặng thông thì thình lình trước mắt chúng tôi thung lũng sông Đa Nhim xuất hiện như một cảnh quan huy hoàng, khúc sông chạy giữa những đồng cỏ xanh tươi, những sườn đồi hài hòa như dát bạc.

Sau cùng, vào chính ngọ, cao nguyên Lâm Viên hiện ra. Chưa bao giờ tôi thấy một cảnhh trí như thế. Trên không gian mênh mông, những sườn đồi nhỏ xanh tươi nối tiếp nhau như những ngọn sóng khổng lồ nhấp nhô trên mặt đại dương. Xa xa các ngọn núi sừng sững như những cù lao dốc đứng giữa biển cây cối xanh um. Đăngkia nằm ở chân núi đằng xa đó. Bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết. Cao nguyên tĩnh lặng như trong phút chốc có thể vượt qua dễ dàng. Thế là bao nhiêu dốc cao, vực sâu, cầu lắc lẻo, rừng âm u nay không còn nữa. Mái ngói các ngôi nhà gỗ (chalet) sáng chói đằng xa. Chốc nữa đây, chúng tôi sẽ tới đó”.

Phu khuân vác người Thượng

 

Cảnh cao nguyên Lâm Viên, đoạn Đà Lạt-Đăngkia

 

Một chuyến đi săn nguy hiểm

 

Và kết quả, chúa sơn lâm khi đã sa cơ

Dĩ nhiên là bà còn đi thăm thú cảnh quan và các làng người Thượng ở Lâm Viên nữa.Nhưng bài này chỉ nhằm kể lại chuyến đi lên thôi. Các chuyện khác nằm ngoài vùng phủ sóng nên không nhắc tới).

Mục đích hai chuyến đi của Yersin và bà Gabrielle là khác nhau. Yersin đi khảo sát để tìm cách khai thác vùng này, nên ông chỉ ghi nhận địa hình, địa vật. Bà Gabrielle là khách nhàn du đi thưởng ngoạn cảnh sắc trên đường, nên bà chỉ thích thú khi ngắm những không gian thay đổi bất ngờ.

 

Bình Thạnh, tháng 11.2019

Ng T Hi


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết