Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 2/7)

Ba Chuyến Phiêu Lưu Trong Đời Yersin

1. Chuyến Phược Thứ  Nhất:

Trong một ngày đẹp trời nào đó khi tàu ghé Nhatrang, ông xin thuyền trưởng cho rời tàu vài ngày lên bờ du ngoạn, rồi mượn thêm 4 người phu khuân vác, ông đi Phan Rang, và từ đó lần đường vào Phan Rí , với người dẫn đường bản xứ thông thao các lối mòn, đến được vùng phụ cận Djiring thì bỏ cuộc, vì 2 lý do (mà chắc phượt thủ nào cũng gặp), thứ nhất là mệt bã người, thứ hai là quần áo đồ đoàn thì rách bươm. Lần đường ra tới Nhatrang vừa kịp giờ lên tàu ra Hải Phòng (may quá!).

Đó có lẽ là chuyến phượt đầu tiên trong đời ông, thời gian đâu đó khoảng giữa năm 1891.

 

3 chuyến phiêu lưu trong đời ông

2. Chuyến Phược Thứ Hai:

Chuyến đi bất thành nhưng lại kích thích chí phiêu lưu mạo hiểm nơi ông. Thế là vào đầu năm 1892 (28.3 – 9.6), chàng thanh niên Yersin bỏ việc ở hãng tàu biển Messageries Maritimes, nhận lời Đại úy Cupet để làm chuyến khảo sát từ Nhatrang lên cao nguyên Daklac đến Stung Streng (thuộc địa phận Campuchia). Tháng 10.1892, ông đi Paris đưa kết quả khảo sát cho Đại úy Cupet, nhân tiện xin tài trợ cho chuyến thám hiểm cao nguyên Langbian cho riêng mình.

Lộ trình chuyến đi từ Nhatrang đến Stung Streng

 

Yersin, 1892, Nhatrang

 

 (Sau bữa tối, họ cho tôi nghe chút nhạc rừng. Dàn nhạc gồm một tá cồng bằng đồng đủ kích cỡ, với một, hai trống tam-tam bằng da bò. Riêng tôi, tôi thích loại nhạc này, vang vang âm điệu nhờ vị tù trưởng khéo chọn cồng. Tưởng như tôi đang ở trong ngôi nhà gỗ kiểu Thụy sĩ, trên núi và đang nghe tiếng chuông gọi đàn bò ở đồng xa trở về. (hẳn lúc ấy ông đang rất nhớ nhà)).

Nhật ký hành trình, 2.4.1892

 

Không biết ông nỉ non làm sao mà Bộ Giáo dục Pháp bùi tai tài trợ kinh phí cho ông làm chuyến phượt này.

Ông quay lại Sài gòn vào tháng 1.1893, được toàn quyền De Lanessan chính thức giao nhiệm vụ khảo sát tuyến đường bộ từ Saigon đi sâu vào vùng người Thượng, đồng thời cũng tìm hiểu về tài nguyên (lâm, khoáng sản) và khả năng chăn nuôi ở vùng này. Địa bàn thám hiểm là vùng ở Nam Trung kỳ, giữa bờ biển và đầu nguồn sông Đồng Nai và sông Sé Bang-Kane.

Ngày 24.2.1893, ông thực hiện chuyến đi đầu tiên, từ Saigon đi Phan Thiết qua vùng Tánh Linh. Qua Biên Hòa ông đến Tân Uyên bằng xe hơi rồi đi thuyền độc mộc đến Trị An. Đoạn Trị An – Trà Cú là chặng gian lao đầu tiên, đi bằng xe chở gỗ do trâu kéo.

Đoạn từ Đồng Nai đi Trị An , 1892

 

(Chúng tôi ngồi xe trâu kéo khi đi từ Trị An đến Trà Cú. Đây là loại xe toàn bằng gỗ, đường kính bánh hơn 1,5m. Người ngồi trong thùng xe chung với đồ đoàn. Bánh xe cọ vào trục phát ra âm thanh chói tai, nghe được từ xa. Thứ nhạc này chẳng làm thú sợ hãi: ta vẫn có thể săn khi ngồi xe, bắn và vác cả con nai).

Nhật ký hành trình, 28.2.1892

Xe trâu có bánh bằng gỗ

Từ Tánh Linh ông vòng qua rặng núi Ông đến Phan Thiết, rồi theo đường cái quan đi Nhatrang. Từ Nhatrang ông trở lại Phan Rí. Và từ đây, ngày 8.4.1893, ông bắt đầu chuyến thám hiểm thứ hai, Phan Rí – Tánh Linh qua vùng núi. Chuyến đi trước chỉ có vài dân phu, lần này lại rất đông đảo, 80 dân phu, 6 con ngựa và cả 1 con voi.

Từ làng Chăm Kalon Madai ở chân núi ông đến làng Thượng Lao Gouan, dân ở đây trồng lúa nước, nói được tiếng Thượng lẫn tiếng Chăm. Ông tả:”nếu từ Rioung (làng Thượng cách Laogouan 1 ngày đường) đi về phía bắc, địa hình rất nhấp nhô và dâng cao dần cho đến núi Lang Biang. Núi này cao hơn 2.000m, đã được ông Néis và Umann thám sát”.

Rồi ông đi về hướng tây nam và đến Ta La,”diện mạo cao nguyên thay đổi. Cao nguyên gồm rất nhiều đồi ngăn cách bởi những thung lũng nhỏ. Dưới thung lũng là các ruộng lúa hoặc những thảm cỏ mịn và dày, rất tươi tốt dù đang là mùa khô. Cạnh đó là dòng Da Riame, chi lưu của sông La Ngà, tưới và làm phì nhiêu các ruộng lúa, chảy quanh co giữa những ngọn đồi”.

Ta La nằm ở phụ cận Djiring, người Thượng ở đây rất giàu, có đàn trâu đông đến hàng trăm con.


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết