Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 6/7)

Và đây là đoạn bà Grabrielle mô tả cuộc khai quật tháp Po Nagar:

“Ông Parmentier đến Nhatrang vào năm 1900, để nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử Chăm…

Một hôm (Bà không ghi ngày tháng cụ thể) chúng tôi đến thăm ông bà Parmentier. Chúng tôi được may mắn đến đúng lúc người ta vừa khám phá một kho báu ngay dưới bàn thờ trong các ngôi tháp… Tuy nhiên kho tàng nói ở đây chỉ gồm một số hiện vật kích thước nhỏ, chẳng có mấy giá trị nột tại nào. Hiện vật đầu tiên là chiếc nhẫn nhận hột đá xanh lục, mấy cái chấu trông hơi thô và thiếu nét thanh tao. Cả nhẫn và hột đá có dấu hiệu chứng tỏ do người thợ thời cận đại làm ra. Ngoài ra còn tìm thấy một viên đá quí trông giống ngọc opal chưa được mài dũa. Nếu viên đá này chỉ là thủy tinh thì đây là phát hiện mới, vì trước giờ không ai nghỉ người Chăm biết làm ra thủy tinh. Chúng tôi còn thấy một mẫu bình trà bằng kim loại đã han rỉ. Quai đã sứt nhưng trông khá đẹp. Rồi một chiệc lọ bằng bạc có nắp đậy. Cũng được ngắm nghía một chiếc bát ăn cơm, hộp đựng trầu cau. Cái mà ông Prmentier quí hơn hết là mấy hột lúa. Xem chừng như chúng vẫn còn sống.

Những vật báu khác như võ khí, mũ mão hoàng gia, lọ vàng hay bạc, trang sức cúng tế hay nữ trang không hề thấy chôn trong các ngôi tháp thờ này.”

Tháp Chàm

Thất vọng quá thể. Cứ tưởng sẽ thấy nải chuối, lá trầu, buồng cau bằng vàng như các huyền thuyết vàng Hời vẫn kể. Thôi đành chờ cuộc khai quật khác vậy.

Bà Gabrielle nhận xét rất tinh,”cả nhẫn và hột đá khá thô, giống như của người thợ cận đại làm ra…nếu viên đá này là thủy tinh thì đây là phát hiện mới vì đâu có ai nghe nói người Chăm biết làm thủy tinh”.

Vậy là Nhatrang, ngoài Viện Pasteur, vài người Âu, nhà trọ kiêm quán ăn của người Hoa mà nét hấp dẫn duy nhất là cái biển hiệu. Còn thì những nắng vàng, cỏ xanh, hoa hai bên đường chỉ là mộng ảo. Thế nhưng Nhatrang rất ít muỗi mà lý do theo bà là ít bụi rậm, nhiều cát, không có chỗ cho nước tù đọng.

Hồi sau sẽ kể tiếp chuyến phượt lên Đà Lạt của nhân vật này.

Lý do đi Đà Lạt được bà kể lại:

Sau 1 năm ở Việt Nam, (trong sách bà ghi Annam, dịch giả Nguyễn Nam Huân giữ nguyên, sửa lại cho dễ nghe) chồng tôi nghỉ thay đổi khí hậu sẽ tốt cho sức khoẻ của tôi. Dĩ nhiên ông chọn cao nguyên Lâm Viên. Chồng tôi biết rõ vùng này vì trước đây ông được cử lên nghiên cứu xem thời tiết có thích hợp cho sức khoẻ con người không. Khi đã lên đó rồi tôi có thể trông cậy vào lòng hiếu khách của ông André, giám đốc trạm trồng cây thực nghiệm”.

Chặng đầu tiên là Nhatrang – Đá Bàn, cách Phan Rang chừng 50km (theo tác giả), từ Nhatrang vào Phan Rang đi bằng xe hơi 3 bánh (trông hệt như xích lô máy), và đi cùng chồng. Tới Phan Rang, ông phải về Nhatrang tiếp tục công việc, còn bà, bỏ xe hơi (xe hỏng mất rồi), lên xe ngựa đi tiếp. Đừng tưởng thời ấy không kẹt xe nhé. Tới Thành (không rõ có phải là Thành ở Diên Khánh không), gặp một tốp khá đông phụ nhữ đang đi chợ, xe phải ngừng, còn các bà các cô thì nhảy tót xuống mấy cái hố ven đường để tránh. Xe qua rồi mang theo một lô một lốc những lời rủa xả. Còn cầu cống, có ai biết làm bằng gì không? Bằng cành cây bện lại ạ.

Xe hơi 3 bánh đi Phan Rang (giống y chiếc xích lô máy)

Chặng thứ hai: Đá Bàn – Đăngkia

Chặng này phải đi ngựa. Vì đường đi hoàn toàn trong vùng núi. Cứ khoảng 15, 20 km thì tới một trạm để thay ngựa. Trên đường đi bà qua một cây cầu sắt nơi đang lắp những đoạn ray đầu tiên cho tuyến xe lửa tương lai. Lác đác bà cũng gặp vài người Chăm, bà bảo họ cao hơn người Việt , nét mặt giống người Ấn Độ, thường mặc y phục màu xanh lá, quấn khăn bỏ 2 mối xuống hai bên tai. Bà nghỉ trưa ở Ba Lạt (giữa Phan Rang và Đá Bàn).

 

Cầu sắt Đại Ninh trên tuyến đường ray Phan Rang-Đà Lạt, 1926. Có phải nơi bà Gabrielle thấy đang lắp những mét đầu tiên?

Bà tả cảnh vùng này:”những cây dầu thân mọc thẳng chĩa lên trời, những dây leo, hoa lan rừng bám vào những cành cây khổng lồ như cái lưới bùi nhùi. Nai xuất hiện trước rồi đến gà rừng và công. Trước chỗ chúng tôi đang ngồi, có vết chân voi rất mới”.

 

Một chút thi vị trong hành trình: ngồi kiệu

Logoun, ngôi làng được nhắc đến trong hồi ký của Yersin

Tối hôm ấy bà đến Đá Bàn,”một mặt phẳng cây cối đốn trụi sát mặt đất, không một bụi cỏ. Một phía sân là mấy nhà tranh của người Việt, bên kia là ngôi nhà sàn gỗ, kiểu vùng cao châu Âu., nhà của ông tây, một người Việt cho chúng tôi biết thế. Ông Landon, chủ nhà nói ở đây cọp xuất hiện cả ban đêm lẫn ban ngày”.

Bên bìa rừng

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết