Tháng 4.1797, Đông cung Cảnh đến Diên Khánh lần 2. Và lần này thân dẫn quân đánh tới Quảng Nam. (Năm ấy, Đông cung Cảnh 17 tuổi, 18 theo cách tính cũ).
Thời gian này, Diên Khánh đã yên ổn, nên vua cho đặt đàn tế chiến sĩ trận vong, và cho đem tiền gạo từ Gia Định ra để úy lạo cho tướng sĩ.
Vua thấy binh lính ăn chơi dông dài, lẩn trốn trong làng xóm, cho Nguyễn Văn Thành truyền khắp các tổng xã Bình Khang, Diên Khánh bắt nộp.
1798, tháng 12 ban áo rét cho Đông cung Cảnh và các tướng hiệu theo thú ở thành Diên Khánh.
Hoàng tử (em Đông cung Cảnh) cho đem tờ khải mừng tiết Chạp cho Đông cung.
1799, tháng giêng, hoàng tử và các quan văn võ cho đem tờ khải đến thành Diên Khánh làm lễ mừng tết cho Đông cung.
Sai trạm đưa trà quả thượng phương (phẩm vật của vua gọi là thượng phương) đến Diên Khánh cho Đông cung và các tướng hiệu.
Việc binh tạm ổn thì lính ngay lập tức trốn về nhà ăn chơi.
Tết nguyên đán năm 1799, Đông cung Cảnh và tùy tùng ăn tết lớn ở Diên Khánh.
Tháng 2 cho quân chuẩn bị đi thành Diên Khánh.
Tháng 3, hoàng tử và các quan văn võ đem tờ khải đến thành Diên Khánh, tiến lễ mừng khánh đản Đông cung (mồng 1 tháng ấy), là 20 cân sáp ong.
Vua cử quân đi đánh Quy Nhơn. Sai Nguyễn Văn Thành điều bộ binh ra trước Diên Khánh, sắc cho Đông cung Cảnh nghiêm giữ ba đèo cẩn thận.
Tháng 4, thuyền vua đến cửa Cù Huân, dừng ở thành Diên Khánh.
Từ đó đại binh tới đâu thắng đó.
Vua đến Nhatrang đây là lần thứ 7.
Tháng 3.1799, Đông cung Cảnh kỷ niệm sinh nhật ở thành Diên Khánh. Như vậy Đông cung ăn tết và làm khánh đản ở ngay trong thành. Đó là những sự kiện đáng ghi nhận.
Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng rút về Quàng Ngãi rồi tan vỡ.
Quân ta lấy được thành Quy Nhơn.
1799, tháng 7 vua trú ở thành Bình Định.
Tháng 10 vua khải hoàn về Gia Định.
Sai các dinh bình Thuận, Bình Khang, Phú Yên đo đường xá xa gần để tâu lên.
Không rõ Đông cung Cảnh ở Diên Khánh đến lúc nào. Chỉ biết đến tháng 4.1800 làm Lưu trấn thành Gia Định. Có thể là vào tháng 10.1799 lúc vua về Gia Định đã cho Cảnh theo về vì thấy sau thời gian ấy, trấn thủ Diên Khánh là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Tánh và Đặng Trần Thường.
Như vậy, Gia Long đến Nha Trang trước sau là 7 lần, lần đầu là tháng 5, 1793; lần cuối là tháng 4, 1799 đều là vì việc chiến sự.
Đông cung Cảnh đến Diên Khánh 2 lần làm Trấn thủ, lần đầu từ tháng 11, 1794 đến tháng 7, 1795 (9 tháng). Lần 2 từ tháng 7, 1797 đến tháng 10, 1799 (hơn 2 năm). Và trong cả 2 lần đều rất được lòng tướng sĩ.
1800, Gia Định được mùa trong cõi yên ổn, Đông cung Cảnh dâng sớ tâu cho bắt dân phu và lấy gỗ đóng thêm thuyền đi biển.
Thu nạp gạo ở Thuận Thành là 2 vạn phương chở về Diên Khánh.
Tháng 10, Đông cung Cảnh thấy binh theo xa giá đi đánh giặc nhiều nên thiếu quân canh giữ, tâu xin lập thêm chi binh, nhưng dinh Vĩnh Trấn lấy cả những người chưa đến 18 tuổi. Dân không chịu nổi, Đông cung nghe tin quở trách, ra lệnh phải theo ý dân, không được làm dân sợ hãi.
Trong năm 1800, Đông cung Cảnh đã tham gia nhiều vào việc triều chính, cho đóng thuyền gỗ, lập thêm chi binh; lưu tâm đến cả dân tình, khi biết dân bị áp bức lập tức trách phạt.
1801, tháng giêng, ngày Quý Sửu, Đông cung nguyên suý quận công Cảnh mất.
Đông cung từ ngày ở Tây dương về, theo đánh giặc, đến nay lưu trấn Gia Định, bị bệnh đậu mùa mất, 22 tuổi.
Vua nghe tin rất thương xót, sắc cho bộ Lễ lo việc tang, dinh Gia Định đình mọi việc cúng lễ cho đến ngày an táng mới thôi. Bình Khang, Bình Thuận đình 13 ngày. Việc giá thú thì Gia Định đình 60 ngày, Bình Khang Bình Thuận 30 ngày. Năm Gia Long thứ tư truy đặt thụy là Hoàng thái tử, lập vườn tạm ở xã Vỹ Dã.
Lễ tang Đông cung Cảnh được tổ chức rất trọng hậu. Mọi việc cúng lễ, giá thú ở Bình Khang, Bình Thuận và Gia Định đều phải đình lại, từ 13 đến 60 ngày.
Tháng 3, lấy lại dinh Quảng Nam.
Tháng 4, nước Hồng Mao sai người đến dâng phương vật xin miễn thuế cảng. Vua sai Lưu trấn Gia Định viết thư trả lời đánh thuế theo thể lệ thuyền buôn Quảng Đông.
Hoàng tử thứ hai là Hy mất. Hy trước được bổ Cai đội, năm Kỷ Mùi làm Lưu trấn Gia Định, đến nay theo đánh giặc, bị bệnh mất ở trong quân, 20 tuổi, tặng Thiếu úy, đưa về táng ở Gia Định. (năm Minh Mệnh thứ 13 được phong Tḥân An công).
Hoàng tử thứ hai khi mất không được tổ chức lễ tang long trọng như Đông cung Cảnh.
Thành Bình Định lương thực gần hết, tướng giặc Trần quang Diệu và Võ văn Dũng vây thành càng chặt. Vua sai người mang thư lặn nước lẻn vào thành bảo Võ Tánh trốn ra, nhưng Võ Tánh dâng biểu xin liều chết giữ thành, khuyên vua nên nhân sơ hở đánh úp Phú Xuân.
Vua than thở rồi định ngày khởi quân.
1801, tháng 5, lấy lại được kinh đô cũ. Niêm phong kho tàng, tịch biên của cải, cấm cướp bóc quấy nhiễu để dân được yên.
Vua ngự ở Long Các, thần dân xa gần đến lạy mừng, ai dâng biếu gì đều trả lại cả.
Bắt được em trai Quang Toản là Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện và hơn 30 người đàn bà con gái của giặc.
Thả xử sĩ Nghệ An là Nguyễn Thiếp về.
Vua nghe tin trong quân có nhiều người hống hách làm dân sự không được yên bèn dụ rằng, phàm quan quân giặc đã quy thuận thì nhà cửa vườn tược của họ phải để vợ con họ hàng họ ở, không được lấn cướp. Ruộng vườn cây cối của dân không được đẵn chặt. Làm trái xử theo quân pháp.
Thành Bình Định bị vây lâu hết lương, Võ Tánh và Ngô Tòng Chu đều chết. Trước đó, Tánh lo thành bị hãm quân sẽ bị tổn thương nhiều, sai lính chất củi khô quanh lầu bát giác. Tòng Chu đến hỏi kế, Tánh trỏ lầu bát giác mà nói, đây là kế của tôi. Chu cười rằng, cứ gì văn hay võ, lòng trung chỉ là một thôi. Tướng quân biết chết theo nạn nước. Chu này không biết chết theo lòng trung sao. Rồi về mặc mũ áo hướng về cửa khuyết bái vọng, uống thuốc độc mà chết. Tánh ngậm ngùi than, Ngô quân đã hơn ta một nước rồi. Thế rồi lo khâm liệm tống táng. Xong kíp gởi thư cho Diệu nói, tướng quân nghĩa phải chết là việc của ta, quân sĩ không có tội gì, không nên giết hại. Mặc triều phục lên lầu bát giác bảo với tướng sĩ rằng, ta phụng mệnh giữ thành đã 2 năm, nay lương hết sức kiệt, giữ không được mà đánh cũng vô ích, nay ta chết cho tướng sĩ khỏi khổ. Rồi châm lửa tự đốt. Sau khi Tánh và Tòng Chu đã tử tiết, Diệu vào thành dùng lễ chôn cất. Tướng sĩ trong thành không bị giặc giết.
Cách các sĩ phu thời chiến đối xử với nhau thật đáng phục. Thua trận thì nhận hết trách nhiệm về mình, và yêu cầu không xử tệ với các tướng sĩ. Thái độ của người thắng trận còn đáng phục hơn. Trần Quang Diệu khi vào thành, khóc rồi cho tống táng đủ lễ với bại tướng của mình.
Giặc Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc thành đổi ngụy hiệu là Bảo Hưng, cho người sang nhà Thanh xin quân, nhà Thanh không cho.
1801, tháng 8, chở sản vật ở Bình Khang, Bình Thuận về Kinh (buồm lá, dầu rái, nhựa trám, mây sắt, mây nước, song và nến lớn, nến nhỏ).
Tháng 9, sửa lại sơn lăng. Trước kia giặc Huệ nghe nói chỗ đất sau lăng Kim Ngọc rốt tốt định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyyệt bỗng có 2 con cọp sau bụi rậm nhảy ra vồ cắn, quân giặc sợ bỏ chạy. Huệ bực tức không chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta nói lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy, Huệ bực tức sai đào lăng lấy hài cốt quăng xuống vực.
Tháng 11, phá hủy mộ giặc Tây sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, bêu đầu, phơi thây ở chợ. Con trai, con gái, tướng hiệu của giặc 31 người đều bị lăng trì cắt nát thây.
…
Tháng 6, 1802, ngày Canh Thân, xa giá đến thành Thăng long. Giặc Nguyễn Quang Toản đã bỏ thành chạy cùng em là Quang Thùy, Quang Duy, Quang Thiệu qua sông nhị Hà đến sông Xương Giang (thuộc tỉnh Bắc Ninh), đêm trú ở chùa Thọ Xương. Dân thôn mưu cướp, quân đi theo đều tan. Quang Thùy tự thắt cổ chết. Quang Toản, Quang Duy, Quang Thiệu trốn chạy bị thôn dân bắt được, quaân Tả quân đến đóng cũi đưa về Thăng Long.
Giặc Tây Sơn dẹp yên.
Tháng 11, sai Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Đăng Hựu áp dẫn Nguyễn Quang Toản cùng em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì cho 5 voi xé xác, đem hài cốt Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Huệ giam ở Nhà đồ Ngoại (Ngoại đồ gia, sau đổi Vũ Khố). Năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cầm cố mãi mãi. Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép bêu đầu cho mọi người biết.
1803, tháng giêng đổi dinh Bình Khang làm dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang là phủ Bình Hòa.
Cách trả thù tàn nhẫn của Gia Long với nhà Tây Sơn đều có nguyên do tiền kiếp cả thôi.
Bình Thạnh, tháng 9.2019
Ng T Hải
-
Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 1/7)< Trang trước
-
Vua Gia Long - Đông Cung Cảnh và Thành Diên Khánh (Kỳ 3/4)Trang sau >