Địa danh và thắng tích ở Khánh Hòa - Kỳ 5/6

Vài Di Tích Cổ Khác ở Khánh Hòa

 1. Nhà thờ Hà Dừa

Thuộc làng Trường Thạnh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh.

Một trong những giáo xứ lâu đời tại Khánh Hòa, giáo dân không phải người bản xứ mà là từ Quảng Nam, Phú Yên vào, đi theo phong trào di dân thời các chúa Nguyễn.

Thánh đường đầu tiên có trước khi xây thành Diên Khánh. Đến 1870, cố Bửu (Geoffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á đông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp,có 2 cửa như cửa thành. Còn thánh đường hiện tại được xây dựng qua 2 thời kỳ, đầu tiên do Cố Ngoan (Saulcoy), đến 1917, cố Quới (Salomez) mới xây tháp chuông, đóng trần nhà thờ và xây nhà xứ. (http://www.giaoxugiaohovietnam.com/NhaTrang/01-Giao-Phan-NhaTrang-HaDua.htm).

 

2. Nhà thờ Đá

Hay Nhà thờ Núi (tên chính thức Nhà thờ chính tòa Kitô Vua). Còn có các tên khác như Nhà thờ Nhatrang, Nhà thờ Ngã Sáu. Nhưng phổ biến nhất là Nhà thờ Núi, vì xây trên một ngọn núi nhỏ.

Do cha xứ Louis Vallet khởi công ngày 3.9.1928, hoàn thành tháng 5. 1933. Đỉnh cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường.

Nhà thờ có mái vòm rộng, các ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc Gothic đặc trưng của Pháp.

(https://nhatrangtoday.vn/nha-tho-da-nui-nha-trang-post4)

 

3. Lầu ông Năm Yersin

Bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943), bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, người khám phá ra cao nguyên Lâm Viên, tìm ra vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Ông là người Pháp gốc Thụy sĩ, nhưng chọn Nhatrang làm quê hương. Hiệu trưởng đầu tiên của trường Y Đông Dương. Mộ phần ông hiện ở Suối Dầu.

Ông là người quá nổi tiếng nên ở đây chỉ ghi vắn tắt thôi.

Ngôi nhà, nơi Yersin sinh sống và làm việc.

 

Đám tang ông Năm Yersin

 

Lễ truy điệu ông Năm Yersin, có sự giao thoa giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo.

(https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/201302/huyen-thoai-ong-nam-2221972/)

 

4. Cầu Xóm Bóng

 

Cầu được xây dựng năm 1925, do người Pháp xây dựng, người Pháp đã thiết kế tối ưu cho chiếc cầu, nhằm tình trạng chiếc cầu cao quá đi qua thì sẽ không ngắm được trọn vẹn Tháp Bà Ponagar vì vậy chiếc cầu được thiết kế hạ thấp  để có thể nhìn thấy cảnh quan thơ mộng nhất mà không cản trở sự qua lại của tàu thuyền.

Đến năm 1969, người Mỹ và chính quyền cũ đã đập cây cầu cũ của người Pháp xây dựng và cho xây dựng lại cây cao mới cho tới ngày nay, cây này có độ cao hơn cầu cũ làm mất đi một tí mỹ quan thẩm mỹ, làm cho trước cổng Tháp Bà Ponagar luôn ùn tắt giao thông khiến cho Tháp Bà mất đi vẻ mỹ quan, vì thế lúc ấy chính quyền đã xây thêm một cây cầu đi dành cho người đi bộ, nhưng khi chiến tranh xảy ra cầu bị thả bom và hư hỏng nặng nề, giao thông tắt nghẽn vì thế chính quyền cho sửa chữa  để đảm bảo việc giao thông. Nhưng cầu vẫn còn rất yếu và lắc nên việc vận chuyển được giảm tải đến mức tối thiểu.

Cuối năm 1985, được lệnh sửa chữa của nhà nước công ty cầu cống của tỉnh đã bắt tay vào việc sửa chữa Cầu Xóm Bóng ở Nha Trang.

Bắt nguồn từ việc lễ hội cúng bà tại Tháp Bà Ponagar (thánh Mẫu Thiên Y A Na) những cô bóng bà bóng từ khắp nơi tập tụ về đây múa hát và sinh sống tại đây nên người dân thường gọi là Xóm Bóng, vì vậy khi cầu được xây dựng người ta đã lấy tên là Cầu Xóm Bóng gắn liền với một ngôi làng. Lễ hội cúng bà diễn ra rất hoành tráng và nhộn nhịp dân từ khắp bốn phương đổ về, vì thế nơi đây nổi tiếng khắp Việt Nam, lễ hội diễn ra từ ngày 21 đến 23/3 âm lịch hàng năm.

(https://toptravels.vn/cau-xom-bong-o-nha-trang/)


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết