TRÊN ĐỈNH CAO QUYỀN LỰC, KỲ CUỐI

Chương 17

 

Margaret Howden

 

1.

 

Margaret Howden thốt, ‘Ôi trời ! Chưa từng thấy cái tít to đến thế !’.

Ấn bản tờ Vancouver Post trải rộng trên bàn phòng khách nhà Howden. Tựa to đùng ngay trên trang nhất:

HENRI ĐẶT CHÂN LÊN BỜ

Phần còn lại trang báo dành hoàn toàn cho những tấm ảnh lớn của Henri Duval và Alan Maitland, và bản tin dạng chuyện kể in chữ đậm lôi cuốn họ.

Ông giám đốc nhân sự đảng thông tin cho bà, ‘Họ gọi là, “Đấng Christ thứ hai đang đến”. ‘Chỉ dùng trong vài trường hợp đặc biệt’. Rồi chua chát nói thêm, ‘Chẳng hạn, như có một chính phủ sụp đổ’.

James Howden, bước tới bước lui trong phòng, quát lên, ‘Anh làm ơn ngưng trò đùa này lại’.

Richardson nói, ‘Ta cần làm sáng tỏ quan điểm cái đã’.

Đã xế chiều, tuyết đang rơi bên ngoài và trời dần dần tối. Đêm ấy, sau bài diễn văn ở Vancouver, Thủ tướng trở lại bờ đông Canada bằng đường hàng không. Buổi trưa, ông đọc tuyên ngôn ở Thành phố Quebec. Chưa đầy một giờ ông sẽ phải rời Ottawa, gấp gáp trở lại Montreal lúc chiều tối. Bốn giờ chiều ngày mai, tại Hạ Nghị viện, ông phải tuyên bố Hiệp ước Liên minh. Sự căng thẳng trong mấy ngày qua đang dần hiện rõ.

Báo chí Vancouver, chỉ vài giờ trước, do Richardson đặt mua riêng qua đường hàng không. Ông dặn riêng ở phi trường Ottawa rồi chuyển thẳng tới văn phòng Thủ tướng ở số 6 phố Sussex. Đối phó với chuyện kể qua tin tức, mà ông đã biết rồi, là tiêu biểu cho những kẻ khác trên khắp đất nước.

James Howden dừng bước, hỏi với giọng mỉa mai, ‘Tôi, giả sử như có ai đó lưu ý tới bài diễn văn của tôi ở đâu đó.’ Đó là lúc vui thích nhất của ông trong suốt chuyến đi; trong những trường hợp khác nó là tâm điểm chú ý của mọi bản tin trong ngày hôm nay.

Margaret nói, lật vài trang, ‘Nó đây. Trên trang ba’. Vẻ như bà tỏ ra khôi hài. ‘Ôi, mình ơi. Nó lại hơi nhỏ.’

Chồng bà lạnh lùng nhìn, ‘Mừng là em thấy nó buồn cười. Còn anh, thì không.’

Margaret nói, ‘Jamie, em xin lỗi. Giọng bà cố ra vẻ ân hận, nhưng không được. ‘nhưng thực ra, em không thể không nghĩ: tất cả bọn anh, cả Chính phủ nhất quyết như thế, mà lại để thằng bé con này…’

Brian Richardson nhẹ nhàng lưu ý, ‘, Thưa bà Howden, tôi đồng ý với bà. Chúng ta đã bị thằng luật sư ranh con qua mặt’.

James Howden giận dữ, ‘Một lần và tất cả. Tôi không quan tâm ai đánh bại ai.’

Margaret năn nỉ, ‘Jamie, đừng gào lên thế.’

Richardson nói, ‘Tôi quan tâm. Nó tạo ra sự khác biệt vào cái ngày người ta đếm phiếu bầu’.

Thủ tướng khăng khăng, ‘Quá nhiều điều cần hỏi. Ta có tự hạn chế mình vào các sự kiện không?’

Richardson cộc lốc, ‘Đồng ý. Ta sẽ thử sao cho vừa’. Ông lấy từ túi bên hông ra một tờ báo xếp gọn. ‘Cuộc điều tra dư luận sáng nay cho thấy tính đại chúng của Chính phủ đã xuống bảy phần trăm trong hai tuần qua’. Và thêm vào câu hỏi, ‘Các bạn có thích thay đổi Chính phủ không? Là 62% trà lời có, 31% trả lời không, 7% không có ý kiến.’

Margaret dục, ‘Jamie, ngồi xuống đi. Brian, cả anh nữa. Tôi sẽ bảo pha trà, ta sẽ giải quyết mọi chuyện êm thắm’.

Howden thả người xuống cái ghế bên lò sưởi. ‘Thắp lửa, nhé?’ Ông chỉ bếp củi đã bày biện sẵn.

Richardson đánh diêm vào tấm bìa cứng, khum tay che gió. Giây lát sau lửa đã bùng lên.

Margaret nói vào điện thoại.

Howden nói khẽ, ‘Tôi không ngờ lại tệ đến thế’.

‘Hơn cả tệ, là khủng khiếp kìa. Thư từ và cả điện tín đang đổ dồn về, tất cả đang chống lại chúng ta’. Ứng với giọng Thủ tướng, Richardson hỏi, ‘Ông thấy sao nếu ta hoãn việc tuyên bố ngày mai?’

‘Chuyện đó ngoài lề rồi’.

‘Tôi cảnh báo ông, ta chưa sẵn sàng cho cuộc bầu cử’.

Howden đáp, ‘Ta phải sẵn sàng. Ta phải nắm lấy mọi cơ hội.’

“Và thua?’

“Hiệp ước Liên minh là cần thiết cho người dân Canada. Khi ta giải thích cho họ, họ sẽ hiểu.’

Richardson hỏi khẽ, ‘Liệu có hiểu không. Hay họ chỉ thấy Henri Duval?’

Howden ngừng bặt trước một câu trả lời nhạy cảm. Ông nghĩ, câu hỏi là rất hợp lý, và nội dung của nó sẽ dễ chứng minh là đúng.

Mất uy tín trong vụ Duval có thể khiến Chính phủ thua cuộc khi công bố Hiệp ước Liên minh. Giờ ông đã thấy _ những điều khoản không thể sai lầm đã không êm ái với ông như trước.

Song le, ông lý luận, nếu có xảy ra, thật lạ lùng và mỉa mai làm sao, một gã đi lậu trên tàu tầm thường đến thế lại ảnh hưởng đến vận mệnh các quốc gia.

Hay, có phải là lạ lùng, hay mới mẻ, hay cả chua chát nữa ? Có lẽ, qua nhiều thế kỷ, có những cá nhân vươn ra thống trị thế giới, tạo nên lịch sử, thúc đẩy nhân loại đi tới vầng sáng lờ mờ nhìn thấy, nhưng luôn ngoài tầm với…

Ông nghĩ, có lẽ, có một cách làm chúng ta tầm thường, cách mà chúng ta biết, cuộc chiến ngoi lên…

Nhưng vươn lên thực tế thì gần hơn. Ông bảo Richardson, ‘Có lý do hợp lý để không trì hoãn. Ta cần từng ngày trong Hiệp ước Liên minh ta nhận được. Phòng vệ và tồn tại lệ thuộc vào nó. Ngoài ra, nếu chờ, sẽ có rò rỉ. Về mặt chính trị, ta sẽ tệ hơn.’

Viên giám đốc nhân sự gật đầu, ‘Tôi nghĩ ông đã nói thế. Tôi chỉ muốn chắc chắn.’

Margaret nhập bọn và nói, ‘Tôi đã cho pha trà. Anh ở lại chứ, Brian ?’

‘Cám ơn, bà Howden’. Brian Richardson luôn quý mến Margaret. Ông ganh tị với cuộc hôn nhân thành công của Howden, những dễ chịu và thanh thản cùng đi theo.

Thủ tướng tư lự, ‘giả sử như nó không đem lại chút tốt đẹp nào cả, nếu như, ngay bây giờ, Bộ Nhập cư chấp nhận Duval.’

Richardson lắc mạnh đầu, ‘Không một mảy may. Hơn nữa, hắn đã trong xứ này rồi. Cho dù chuyện gì xảy ra trước tòa ngày mai, theo những gì tôi hiểu, thì hắn không thể bị trục xuất xuống tàu.’

Ánh lửa lò sưởi đang cháy, những khúc gỗ bulô sáng bập bùng. Sức nóng tỏa về phía họ,  căn phòng giờ đã ấm hơn.

Richardson lập luận: có lẽ cuộc nó chuyện riêng đầy lo âu của ông ấy với Harvey Warrender là một sai lầm. Chắc nó đến quá trễ không giúp gì được cho vấn đề đặc biệt này, cho dù, ít nhất nó cũng gỡ được cái bóng cho James Howden trong tương lai. Ông buồn rầu nghĩ, nếu còn có tương lai.

Nữ tì mang trà vào rồi biến đi. Margaret Howden rót trà, Brian Richardson nhận tách trà Royal Doulton xinh xắn, và từ chối cái bánh.

Margaret tư lự, ‘Jamie này, em cho là tối nay anh phải đến Montreal’.

Chồng bà lấy tay chà lên mặt, cử chỉ mệt mỏi, ‘Ước gì là không. Vào một lúc nào khác, anh đã cho người đi thay rồi. Nhưng tối nay, chính anh phải đi thôi.’

Viên trưởng ban tổ chức nhìn ra cửa sổ, nơi mấy cánh màn chưa kéo lại. Bóng tối đã dâng đầy và tuyết đang rơi. Ông nói, ‘Tôi có xem thời tiết lúc vào. Chuyến bay của ông không có vấn đề gì. Ở Montreal trời quang, họ sẽ cho trực thăng đến đón ông vào thành phố.’

James Howden gật đầu.

Có tiếng gõ nhẹ ở cửa, Milly Freedeman bước vào. Brian Richardson ngước lên, ngạc nhiên; ông không hay Milly có ở đây. Nhưng chuyện đó không có gì bất thường, ông biết cô vẫn thường làm việc với Howden trên gác trong dinh Thủ tướng.

Milly nói, ‘Tôi xin lỗi’. Cô cười với Richardson và Margaret. Rồi nói với Howden, ‘Bạch ốc đang trên đường dây. Họ muốn biết nói chuyện với Tổng thống có thuận tiện cho ông không.’

Thủ tướng nói, ‘Tôi đến ngay đây’, và đứng dậy.

Brian Richardson đặt tách trà xuống, ‘Tôi đoán là tôi nên rời đi. Cám ơn bữa trà, bà Howden’. Ông nhã nhặn dừng lại bên ghế Margaret, chạm nhẹ tay Milly.

Khi hai người đàn ông rời khỏi phòng, giọng Richardson vọng lại, ‘Xếp ạ, lúc nào ông đi tôi sẽ có mặt ở phi trường’.

Margaret nói, ‘Đừng đi, Milly. Ở lại dùng trà’.

Milly ngồi vào ghế Richardson vừa bỏ trống.

Loay hoay với ấm trà bạc và bình nước sôi, Margaret nói, ‘Chuyện nhà bừa bộn quá. Không cái gì ở yên được lấy vài phút’.

Milly nói khẽ, ‘Ngoại trừ bà’.

‘Tôi không có sự chọn lựa, cưng ơi’. Margaret rót trà vào tách của Milly và rót thêm cho bà. ‘Mọi thứ cứ trôi qua bên tôi. Dù sao, hình như tôi không bị kích động trước tất cả những sự kiện quan trọng.’ Bà tư lự thêm, ‘Giá như là tôi nên thế’.

Milly đáp, ‘Tôi không hiểu tại sao. Mọi chuyện đều như nhau khi bà xuôi theo chúng.’

Margaret cười, ‘Tôi luôn nghĩ thế’. Bà dịch lọ đường và hũ kem lại gần Milly. ‘Nhưng tôi ngạc nhiên lại nghe thế từ cô đấy. Tôi luôn nghĩ cô là cánh tay phải đắc lực của Jamie.’

Milly bỗng nói khiến chính cô cũng ngạc nhiên, ‘Tận tụy làm hao mòn còn tay thì mỏi.’

Margaret cười, ‘Hai ta đều bất trung quá đỗi, phải không? Nhưng tôi phải nói, đôi khi nó làm nhẹ lòng.’

Rồi yên lặng, tiếng củi nổ lốp bốp là âm thanh duy nhất trong căn phòng rộng lớn, mờ tối này. Ánh lửa nhảy nhót trên trần nhà. Margaret đặt tách trà xuống, nói khẽ, ‘Cô có bao giờ hối tiếc cái cách sự việc kết thúc không ? Là giữa cô và Jamie ấy.’

Trong một thoáng Milly như nín thở, sự thinh lặng trong phòng đầy ý nghĩa. Vậy là Margaret đã biết.  Biết hết những năm tháng ấy. Và không hề nói ra. Milly đã thường tự hỏi, đôi khi nửa tin nửa ngờ. Giờ cô đã biết, và nhẹ cả lòng.

Cô trả lời, đơn giản và thành thật, ‘Tôi chưa bao giờ chắc chắn. Tôi không nghĩ nhiều đến nó nữa.’

Margaret nói, ‘Không. Cuối cùng thì người ta đã không, tất nhiên. Lúc mà cô nghĩ vết thương sẽ không bao giờ lành. Nhưng sau cùng, nó vẫn lành.’

Milly lưỡng lự, tìm đúng từ cô nghĩ trong trí. Rồi cô khe khẽ nói, ‘Bà hẳn đã nghĩ ngợi rất nhiều.’

Milly chậm chạp gật đầu, ‘Tôi nhớ lúc ấy tôi đau biết bao nhiêu. Phụ nữ nào cũng thế. Nhưng người ta phải vượt qua những điều ấy. Đó là một trường hợp phải thế.’

Milly nhẹ nhàng, ‘Tôi tự hỏi nếu như tôi có thể thông hiểu được thế.’ Rồi lát sau, cô gật mạnh đầu, ‘Brian Richardson muốn tôi kết hôn với ông ấy.’

“Và cô…’

Milly lúng túng lắc đầu, ‘Tôi chưa quyết định. Tôi nghĩ tôi yêu anh ấy. Tôi biết là thế, nhưng nói khác đi thì tôi chưa chắc chắn’.

Giọng Margaret có vẻ dịu dàng, ‘Ước gì tôi giúp được. Dù sao tôi biết đã lâu. Cô không thể sống cuộc đời của người khác. Ta phải có quyết định cho riêng mình dù có sai lầm.’

Milly nghĩ, phải, khi cô lại đang tự hỏi, quyết định của riêng cô có thể trì hoãn bao lâu ?

 

2.

 

James Howden cẩn thận khép cánh cửa đôi của phòng làm việc trước khi nhấc chiếc điện thoại màu đỏ lên _ bản sao của chiếc đặt ở văn phòng bên Khu Đông. Nó là chiếc điện thoại đã đổi tần số, trực tiếp và an toàn. Ông lên tiếng, ‘Thủ tướng đây.’

Giọng điện thoại viên trả lời, ‘Thưa Ngài, Tổng thống đang chờ. Xin đợi một chút.’

Có tiếng clic, và tiếng nói mạnh mẽ, chân tình cất lên, ‘Jim, ông phải không.’

Howden mỉm cười với chất giọng nghèn nghẹt Trung Tây quen thuộc, “Phải rồi, Tyler. Howden đây.’

‘Khoẻ không, Jim?’

Ông thừa nhận, ‘Có hơi mệt. Mấy ngày qua tôi phải củng cố nhiều cơ sở.’

‘Tôi biết. Đại sứ của ông đang ở đây. Ông ấy có cho hay lịch trình của ông.’

Giọng Tổng thống có vẻ quan tâm, ‘Ông đừng tự giết mình đấy, Jim. Tất cả chúng tôi đều cần ông.’

Howden cười, ‘Tôi đã ngừng rồi. Nhưng tôi mừng là người ta cần tôi đấy. Hy vọng là cử tri cũng cảm thấy thế.’

Giọng nói trở nên nghiêm trọng, “Jim, Ông nghĩ là ông vác nổi nó không. Ông có nghĩ vác được không?’

Lời đáp cũng nghiêm trọng, ‘Được. Không dễ nhưng tôi làm được. Mọi điều kiện ta đã bàn đều được đáp ứng.’ Và ông thêm đầy ý nghĩa, “Tất cả điều kiện.’

‘Vì vậy mà tôi gọi đấy’, giọng cục cằn ngưng lại, ‘nhân tiện, thời tiết chỗ ông thế nào?’

‘Đang có tuyết.’

Tổng thống tặc lưỡi, ‘Ấy, tôi đang nghĩ vậy. Ông có chắc là muốn có nhiều hơn không_ Alaska chẳng hạn?’

Howden nói, ‘Tôi cần nó. Và chúng tôi biết cách kiểm soát tuyết và băng; chúng tôi sống cùng nó mà.’ Ông linh tính khi nói thêm cái mà ông Bộ trưởng Hầm mỏ và Tài nguyên đã nồng nhiệt thấy mười ngày trước ở Nội các. ‘Alaska giống cái hộp có hai lỗ đục sẵn với nắp để mở. Nếu kéo nắp ra nhiều diện tích rất lớn có thể phát triển_ cho nông nghiệp, nhà ở, kỹ nghệ. Với thời gian, khi học được cách đánh bại thời tiết, ta có thể đẩy nó đi xa hơn…’ Khó nghĩ được nếu trong điều kiện chiến tranh khủng khiếp.

Tổng thống nói, ‘Phải, ta phải quyết định để cuộc tổng tuyển cử thông qua. Tôi phải chuẩn bị cú đấm thôi- dân tôi không thích gỡ bớt ngôi sao trên lá cờ khi họ đã thêm nó vào. Nhưng, cũng như ông, tôi có cách của tôi.’

James Howden nói, ‘Tôi mừng, rất mừng.’

‘Ông đã nhận bản nháp tuyên bố chung rồi chứ ?’

Howden thừa nhận, ‘Rồi. Angry đã bay đến gặp tôi. Tôi có vài đề nghị, để ông ta làm việc chi tiết với Arthur Lexington.’

‘Ta sẽ giải quyết vào sáng mai, tiếp đó là Alaska. Sau đó trong diễn văn riêng rẽ của chúng ta, tôi sẽ nhấn mạnh đến tính tự quyết của Alaska. Tôi cho là ông cũng sẽ làm vậy.’

Thủ tướng khô khan thêm, ‘Phải. Cho Alaska và Canada.’

Tổng thống tắc lưỡi, ‘Bốn giờ chiều ngày mai. Có lẽ ta nên đồng bộ đồng hồ.’

Howden nói, ‘Bốn giờ.’ Ông có cảm giác kết thúc, như một cánh cửa đâu đó đang khép lại.

Giọng Tổng thống lướt nhẹ qua điện thoại, ‘Jim này.’

‘Sao hả, Tyler ?’

‘Trên trường quốc tế, mọi thứ không tốt, ông biết vậy mà.’

Howden nói, ‘Nếu có gì, tôi cho là đang xấu đi.’

‘Ông hãy nhớ lời tôi nói, tôi đang cầu nguyện món quà là một năm trước khi trận chiến nổ ra. Đó là cái tốt nhất mà ta mong đợi.’

Howden nói, ‘Phải, tôi nhớ.’

Yên lặng, với hơi thở nặng nề như thể cảm xúc bị chế ngự, rồi giọng khẽ khàng, ‘Đây là điều tốt nhất ta làm được, cho lớp trẻ, và cả con cháu của chúng nữa…’

Lại yên lặng. Có tiếng clic. Và đường dây ngắt.

Đặt chiếc điện thoại đỏ xuống, Howden đứng lặng suy tính. Bức chân dung của Đức ông John A. MacDonald, người thành lập Liên bang Canada, chính trị gia, tay nghiện rượu siêu hạng, chăm chăm nhìn xuống ông.

Howden hình dung, đây là giây phút chiến thắng. Phút trước, Tổng thống còn cười cợt sự nhượng bộ việc tổng tuyển cử của Alaska, nhưng đó là liều thuốc đắng phải chấp nhận, nếu Howden không cứng rắn trong cuộc thương thuyết, sẽ không có sự nhượng bộ. Giờ chỉ có trái táo đỏ đổi lấy việc Canada mất phần lớn chủ quyền. Ông lan man nghĩ, A là táo, A là Alaska.

Có tiếng gõ cửa phòng, ông lên tiếng, ‘Hử.’

Là Yarrow, người phục vụ. Ông ta nói. ‘Thưa Ngài, Ông Cawston đã đến. Ông ấy báo việc rất gấp.’ Sau lưng Yarrow, trên cầu thang, ông thấy ông Bộ trường Tài chánh, mặc áo khoác dầy, khăn quàng cổ, chiếc mũ mềm cầm trong tay.

Ông gọi, ‘Stu, vào đi.’

Cawston vừa bước vào vừa lắc đầu trong khi Yarrow tiến đến đỡ lấy áo khoác, ‘Tôi chỉ ở vài phút thôi. Tôi để đây cũng được.’

Ông cởi áo khoác, gập lại để trên ghế. Rồi quay lại, ông mỉm cười, chà tay lên cái trán hói. Và khi cửa khép lại sau lưng người phục vụ, mặt ông trở nên u tối. Ông nói gọn lỏn, ‘Tôi có tin xấu đây. Xấu hết cỡ.’

Howden chờ đợi.

Cawston nặng nhọc nói, ‘Nội các đã chia rẽ – ngay ở giữa’

Jales Howden để những lời này chìm xuống rồi mới trả lời, ‘Tôi không hiểu—tôi bị ấn tượng lấn át’.

Cawston xác nhận, ‘Tôi cũng thế. Tôi nghĩ ông đã bán chúng. Tất cả chúng tôi.’ Ông ra dấu phản kháng, ‘Ngoại trừ một, hai người sẽ nhượng bộ sau ngày mai’.

Howden gật đầu. Sau khi ông từ Washington về, đã có hai phiên họp toàn thể Nội các về Hiệp ước Liên minh. Phiên thứ nhất theo mẫu Ủy ban Quốc phòng vào ngày Áp lễ Giáng sinh. Ở phiên thứ hai, sự kích động đã bắt đầu gia tăng khi những lợi thế của Canada đã nhìn thấy được. Tất nhiên có vài bất đồng, như đã chờ đợi. Ông cũng đã thấy trước, hiển nhiên một hai nhượng bộ, sẽ được chấp thuận thôi, các rối loạn sau đó sẽ vượt qua được. Nhưng không phải là một Nội các bị chia rẽ…

Ông khô khan ra lệnh, ‘Cho tôi chi tiết.’

‘Có chín người liên can’.

‘Chín kia à !’ . Vậy là Cawston đã không phóng đại khi nói ‘ngay ở giữa’. Hơn một phần ba Nội các.

Stu cợt nói vẻ ân hận, ‘Tôi chắc là chưa nhiều. Nếu nó không là quyền lãnh đạo…’

Cawston lưỡng lự như thể đoán trước cơn giận của Thủ tướng, ‘Còn cái này sẽ làm ông ngạc nhiên, ‘Lãnh tụ phe nổi loạn là Adrian Nesbitson.’

James Howden nhìn chăm chăm, sửng sốt, kinh ngạc.

Cawston nói như đã đoán trước được, ‘Không lầm đâu. Chính Adrian Nesbitson. Ông ta bắt đầu từ hai ngày trước, rồi thuyết phục mấy người kia.’

‘Đồ ngốc ! Lão già ngốc nghếch, vô dụng !’

Cwaston cương quyết lắc đầu, ‘Không. Đừng làm thế. Ông không thể bỏ qua ông ta như thế.’

‘Nhưng chúng tôi đã có thỏa thuận. Đã có trao đổi’. Những sắp xếp trên chuyến bay rất rõ ràng. Chức vụ Toàn quyền, và để đổi lại là sự ủng hộ của ông Bộ trưởng Quốc phòng già nua…

Cawston tuyên bố dứt khoát, ‘Bất cứ thoả thuận nào ông đã tính là mặc định’.

Hai người đứng lặng thinh. Thủ tướng hỏi, cương quyết, ‘Những người khác là ai ?’

'Borden Tayne, George Yhorkis, Aaron Gold, Rita Buchanan...' Stu cợt lướt nhanh qua những tên còn lại. ‘Nhưng Adrian là cái tên đầu têu. Ông ta kết nối họ với nhau.’

‘Lucien Perrault vẫn theo chúng ta chứ ?’ Ông nghĩ nhanh đến Quebec: sự hỗ trợ của người Canada gốc Pháp rất quan trọng.

Cawston gật đầu.

Có tiếng gõ cửa, Yarrow đi vào. Ông báo, ‘Thưa Ngài, xe đang chờ. Đã đến giờ ra phi trường’.

Cawston nói vội, ‘Adrian đang thay đổi. Hầu như thể…’ Ông cố tìm cách ẩn dụ, ‘… như thể xác ướp đang được bơm máu và đang sống dậy. Ông ta nói với tôi và tôi có thể báo cho ông…’

‘Đừng báo với tôi. Chuyện này đi quá xa rồi. Tự tôi sẽ nói chuyện với ông ta’.

James Howden suy tính thật nhanh. Thời gian đang cạn dần. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ từ giờ đến 4 giờ chiều mai.

Cawston nói, ‘Adrian biết ông ta phải gặp ông. Ông ta đã thủ thế sẵn’.

‘Ở đâu ?’

‘Cả nhóm đang ở văn phòng của Arthur Lexington. Tôi từ đó đến. Arthur đang nói chuyện với họ, không đi đâu khác, tôi e thế’.

Người phục vụ ho khẽ. Lịch trình tối nay, Howden biết rõ từng chi tiết. Ông đã thấy chiếc xe đang đợi; chiếc Vanguard VIP đang để máy nóng ở phi cảng Uplands; trực thăng chờ ở Montreal; thính giả háo hức đông nghẹt…

Ông dứt khoát nói, ‘Nesbitson phải đi với tôi đến Montreal. Nếu ông đến phi trường ngay bây giờ, ông ta có thể lên phi cơ cùng tôi’.

 

3.

 

Chiếc Oldmobile của Thủ tướng chạy thẳng đến phi cơ đang chờ.

Ánh đèn dẫn hướng của chiếc Vanguard nhấp nháy đều đặn trong khi toán phi hành dưới mặt đất, áo khoác chùm đầu vây quanh như đám chuột chũi bận rộn. Một chiếc xe chạy bằng pin _ sẵn sàng để khởi động mô tơ, đã được lắp vào thân máy bay.

Tài xế mở cửa xe, Thủ tướng bước xuống. Ở chân dốc chất hàng, cổ áo kéo cao chống gió lạnh và tuyết đang rơi, Brian Richardson đang đợi. Ông nói, không rào đón gì hết, ‘Ông già vừa đến đó. Đang trong ngăn riêng của ông, ngồi chết dí, ly scotch soda trong tay’.

Howden ngừng lại, hỏi, ‘Stu có nói với anh rồi phỏng ?’

Richardson gật đầu.

Howden cương quyết nói, ‘Tôi sẽ thử lý luận với ông ta. Tôi không biết làm gì khác nữa’.

Ông trưởng ban tổ chức cười chua chát, ‘Ông có tính tới việc ném ông ta ra ngoài không ? Nghĩa là, ở độ cao một ngàn rưỡi mét’.

Dù rất thất vọng, Howden vẫn cười, ‘Bằng cách đó ta sẽ có hai thánh tử đạo, một ở Vancouver, một ở đây’. Ông bước lên các bậc dốc, rồi gọi với qua vai, ‘Ngoài ra, sau ngày hôm nay, tin tức chỉ có tốt hơn thôi’.

‘Chúc xếp may mắn’, nhưng lời của ông bị gió bạt đi mất.

 

Trong phòng VIP chật cứng, ánh đèn dịu sang trọng, thân mình lùn mập của tướng Nesbitson được cột chặt vào một trong bốn chiếc ghế nghiêng hẳn ra sau. Lúc Richardson đang nói, ông Bộ trưởng Quốc phòng đang cầm ly rượu, ông đặt xuống khi Thủ tướng bước vào.

Bên ngoài tiếng động cơ cánh quạt đang rít lên.

Viên trung sĩ phục vụ chuyến bay lượn lờ đằng sau Howden. Ông này lắc đầu, cộc lốc ra lệnh, ‘Cứ để mọi thứ đấy. Tôi không cần gì cả, để chúng tôi yên.’ Ông vất áo khoác lên một trong mấy cái ghế dự phòng, rồi ngồi xuống đối diện ông già. Ông để ý thấy một trong các đèn đọc sách trong ngăn riêng đã được bật lên. Nó rọi xuống cái đầu hói của Nesbitson, gò má hồng hào như ánh đèn trong phòng thẩm vấn rọi xuống phạm nhân. Howden nghĩ, nó là điềm tốt ta nên nắm lấy.

Ông nói rất cương quyết, ‘Đây là chuyến bay ngắn, ta có rất ít thời gian. Tôi cho là ông nợ chúng tôi một lời giải thích’.

Vanguard là máy bay chặng ngắn, bay nhanh. Ít khi bị hoãn chuyến. Đêm nay, Howden biết rằng, họ có quyền ưu tiên trên không phận.

Nhất thời, ông già đỏ mặt trước giọng điệu của Howden. Rồi ông nói, vẻ cứng rắn khác thường, ‘Tôi nghĩ cách giải thích đã rõ ràng. Thủ tướng. Tôi có ý định từ chức để phản đối những gì ông định làm, các người khác cũng sẽ như vậy’.

James Howden nằn nì rất bình tĩnh, ‘Ông đã quên một điều gì rồi sao ?_ thoả thuận ta đã đồng ý. Ở ngay đây, trong chiếc phi cơ này, mười ngày trước’.

Mắt ông già nghiêm nghị, ông nói đều đều, “ Tôi rất xấu hổ khi nhớ tới nó. Tôi tin là cả hai ta đều vậy.’

Howden nổi giận, ‘Hãy nói nỗi xấu hổ của chính ông, không phải của tôi. Tôi đã cố cứu lấy đất nước này. Ông và đồng bọn của ông, nhìn lui phía sau, hủy hoại nó’.

‘Nếu ông đang cứu Canada, tại sao lại đem cho nó đi ? Có ẩn chứa một sức mạnh mới trong những lời này. Howden nhớ lại những điều Stu Cawston đã nói, “Adrian là người hay thay đổi”. Về mặt thể chất, ông ta có vẻ bớt teo tóp, lại hình như cường tráng hơn.

Thủ tướng lý luận, ‘Nếu ông định nói về Hiệp ước Liên minh, cái ta sẽ nhận được nhiều hơn cái ta cho đi’.

Ông già cay đắng đáp lời, ‘Giải tán quân đội, cho bọn Yankee vào thả cửa; để chúng thâm nhập chính sách ngoại giao của ta_ ông gọi đó là cái được à ?’

Phi cơ ngừng một lúc, rồi tăng tốc tới giai đoạn cất cánh. Một đoạn ánh đèn đường băng cất hạ cánh lướt qua, rồi biến mất. Giờ họ đã ở trên không. Thủ tướng lượng định, họ sẽ có hai mươi phút bay, hay ít hơn. Cũng như nhau thôi, còn quá ít thời gian.

Ông tuyên bố, ‘Ta đang đối mặt với chiến tranh, mà ông chỉ nhìn có một phía !’

Nesbitson lì lợm, ‘Tôi đang nhìn toàn thể. Và tôi nói với ông rằng, dù có chiến tranh hay không, cái Hiệp ước Liên minh của ông là khởi đầu cho sự kết thúc. Người Mỹ sẽ không bao giờ ngừng cái trò Liên minh thiên vị này; họ muốn có trọn nó và ta sẽ bị nuốt gọn, ta sẽ mất lá cờ Anh quốc, Nữ hoàng, truyền thống…’

Thủ tướng lập luận, ‘Không, đó là những thứ ta sẽ giữ’.

Ông già khịt mũi, ‘Ta làm gì? Khi biên cương mở toang, với bọn da đen, Puerto Rico, tràn vào. Lý lịch của ta sẽ biến mất vì ta bị là thiểu số, còn dân ta không được đoái hoài. Hơn thế nữa, ta còn có vấn đề chủng tộc mà trước đây ta chưa bao giờ biết đến. Ông sẽ biến Toronto thành một Chicago khác, Montreal thành một New Orlean. Ta có một Hiệp ước Di trú mà ông vừa vượt qua được sự chống đối. Sao lại vất nó đi với tất cả những cái khác nữa ?’

Howden dữ dội nói, ‘Chúng tôi không vất đi cái gì sất ! Chúng tôi chỉ điều chỉnh. À, có đấy, có vài vấn đề tôi tặng cho ông. Nhưng không có cái gì lớn lao nếu như chúng ta cô đơn và không ai giúp đỡ’.

‘Tôi không tin thế’.

Thủ tướng dứt khoát, ‘Về vấn đề phòng vệ, Hiệp ước Liên minh cung cấp cho ta sự tồn tại. Vê kinh tế, Canada sẽ có những cơ hội vô cùng lớn. Ông có tính tới cuộc phổ thông đầu phiếu ở Alska không, nơi ta chắc chắn thắng_ Alaska sẽ là một tỉnh của Canada ?’

Nesbitson cộc lốc nói, ‘Tôi đã thấy mọi chuyện mua bán chỉ đáng vài cắc bạc’.

Howden giận run người, nhưng ông cố kiềm và nói, ‘Bất kể ông nói gì, chúng ta sẽ không để mất chủ quyền…’

Giọng buồn hiu hắt, ‘Không  ? Cái tốt là có chủ quyền mà không có khả năng giữ nó ?’

Howden hung hăng nói, ‘Bây giờ thì ta chưa có khả năng đó, và sẽ không bao giờ có, ngoại trừ vài cuộc giao tranh lẻ tẻ. Hoa kỳ nắm giữ thực lực. Bằng cách chuyển giao năng lực quân sự và mở cửa biên giới, ta sẽ làm gia tăng sức mạnh của người Mỹ, và sẽ là của ta’.

Tướng Nesbitson nghiêm nghị nói, ‘Thủ tướng, tôi rất tiếc. Tôi không bao giờ đồng ý. Điều ông đề nghị là từ bỏ lịch sử của chúng ta, tất cả những gì mà Canada đã chiến đấu để có…’

Howden chồm về phía trước, hăng say nói với người đối diện, ‘ Ông sai rồi ! Tôi đang làm cho nó bất diệt. Tôi đang cố gìn giữ những gì ta đang chăm chút trước khi quá trễ: nền tự do, sự tinh tế, công bằng trước pháp luật. Không có gì khác thành vấn đề cả’. Rồi ông nằn nì, ‘Ông có hiểu không ?’

Ông già cứ trơ trơ, ‘Tất cả cái tôi hiểu là sẽ luôn có một cách khác’.

Howden nghĩ, vô vọng rồi. Nhưng ông vẫn cố thử. Một lúc sau ông hỏi, ‘Ít ra thì ông hãy trả lời tôi điều này, ông làm thế nào chống lại cuộc tấn công có tên lửa dẫn đường?’

Nesbitson bướng bỉnh, ‘Trước tiên ta sẽ tận dụng các lực lượng quy ước…’

Howden nói, ‘Chẳng nhằm nhò gì.’ Rồi chua chát thêm, ‘Tôi chỉ ngạc nhiên là trong khi ông làm Bộ trưởng Quốc phòng ông đã không tân trang lực lượng kỵ binh bay’.

Howden quyết định là vào buổi sáng ông sẽ tiếp xúc với các bộ trưởng bất đồng quan điểm từng người một. Ông chắc là sẽ thuyết phục được một vài người. Nhưng còn những người khác_ trong Nội các, Quốc hội, và vài nơi khác_ những người suy nghĩ như Adrian Nesbitson, những người sẽ đi theo hướng dẫn của ông, mơ về những ước mong… cho đến hơi thở cuối cùng khi bụi phóng xạ…

Nhưng rồi, ông đã luôn hy vọng một chuyến bay, ngay từ lúc khởi hành. Sẽ là chuyến bay trắc trở, nhưng ông sẽ đẫn đường cho Nebitson, thuyết phục ông ta nghe theo quan điểm của ông, chứng minh cho ông ta những phi lý, kỳ quặc…

Dẫu rằng, chỉ là chuyện hên xui thôi, việc này và chuyện nhập cư sẽ cùng nhau tan đi hết.

Hai mươi phút đã hết. Tiếng động cơ thay đổi, phi cơ đang mất độ cao. Bên dưới là ánh đèn rải rác, phía trước là quầng sáng phản chiếu của thành phố Montreal.

Adrain Nesbitson cầm ly rượu ông đã đặt xuống khi Howden đi vào. Có một ít đã nghiêng đổ, ông nhấm nháp chút còn lại trong ly.

Ông nói, ‘Thủ tướng, cá nhân tôi rất tiếc rạn nứt giữa hai chúng ta’.

Howden dửng dưng gật đầu, ‘Tất nhiên ông đã nhận ra, tôi không thể đề nghị ông làm Toàn quyền nữa’.

Ông già đỏ mặt, ‘Tôi nghĩ tôi đã nói rõ…’

Howden cộc lốc, ‘Ông đã giải quyết rõ rồi’. Xua Nesbitson ra khỏi tâm trí, ông nghĩ đến những cái phải thực hiện từ giờ đến trưa mai.

 

 

 

Chương 18

 

HENRI DUVAL

 

1.

 

 

Quá 7,30 giờ sáng, chuông điện thoại reo trong căn phòng ở đường Gilfort của Alan Maitland. Alan , vẫn còn ngái ngủ và chỉ mặc quần pyjama – anh chẳng bao giờ mặc áo và có cả một sưu tập áo – đang chuẩn bị bữa sáng tại cái lò có hai bếp. Lấy chiếc bánh mì ra, chiếc bánh mì mà theo thói quen thường bị cháy thành tro, anh trả lời vào hồi chuông thứ hai.

‘ Chào.’ Giọng Sharon nhẹ nhõm, ‘ Anh đang làm gì vậy ?’

‘ Anh đang luộc trứng.’ Kéo theo sợi dây điện thoại, Alan dõi nhìn chiếc đồng hồ bấm giờ trên bàn bếp nhỏ. ‘ Đã bảy phút rồi; chắc là được.’

Sharon vui vẻ đề nghị, ‘ Cho nó sáu phút nữa đi. Anh sẽ có trứng chín nhừ vào sáng mai. Ông nội muốn anh cùng ăn sáng.’

Alan suy nghĩ rất nhanh, ‘ Chắc là được.’ Anh tự chỉnh mình, ‘ Ý anh muốn nói – ít nhất cũng cám ơn em.’

‘ Tốt lắm.’

Anh phản đối, ‘ Anh cho là ông nội em có biết việc thẩm tra Duval vào sáng nay.’

Sharon nói, ‘ Em nghĩ đó là chuyện ông ấy muốn nói. Bao lâu nữa anh đến ?’

‘ Anh sẽ đến trong nửa giờ nữa.’

Trong khi mặc quần áo, anh cứ xơi quả trứng đi đã.

 

 

 

Tại biệt thự Marine Drive ở khu Tây Nam, ông lão bộc vẫn đi lại như thể cái chân đau, chỉ Alan đi vào phòng ăn rộng rãi, với các bức tường lót bằng khung viền chỉ đánh bóng – như ở lối vào sảnh chính. Alan thấy bàn ăn bằng gỗ sồi đã được dọn sẵn cho ba người ăn với những đồ bạc lấp loáng và khăn trải bàn trắng muốt. Trên tủ chén đĩa bằng gỗ sồi chạm, có vài đĩa có nắp đậy, có lẽ chứa bữa sáng, đã nấu sẵn. Lão bộc nói, ‘ Thưa ông, Thượng nghị sĩ và cô Devereaux sẽ ra trong chút xíu nữa.’

Alan nói, ‘ Cám ơn.’ Trong khi chờ đợi, anh đi dọc chiều rộng căn phòng, đến bên cửa sổ có rèm kiểu Damas đối diện với dòng sông Fraser hơn ba mươi mét bên dưới. Nhìn xuống, anh thấy cơ man là gỗ, ánh nắng buổi mai qua làn sương sớm đang rắc hoa trên đó. Nguồn gốc của giàu sang, anh nghĩ : của ngôi nhà này và những nhà khác nữa.

‘ Chào, chàng trai của tôi.’ Đó là Thượng nghị sĩ Devereaux, đứng ở cửa, cùng với Sharon. Alan quay lại.

Cũng như lần trước, giọng Thượng nghị sĩ hình như yếu đi. Hôm nay ông phải chống can và ở phía đối diện, Sharon đỡ lấy cánh tay kia của ông. Cô nở nụ cười ấm áp với Alan. Anh như ngửi được hơi thở của cô.

Alan nói, ‘ Chào, Ngài.’ Anh kéo ghế giúp Sharon đưa ông nội cô ngồi vào.’ Tôi hy vọng ông khỏe.’

‘ Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, cám ơn.’ Trong một thoáng giọng nói có âm hưởng của hồi chuông trước đó. ‘ Mối lo duy nhất của tôi, theo định kỳ, là vào năm thánh Dominic’. Ông nhìn Sharon và Alan, vừa ngồi vào bàn cùng ông. ‘ Ngay những người trẻ các người, cuối cùng cũng phải chịu đựng nó thôi.’

Lão bộc lại lặng lẽ xuất hiện và bắt đầu dọn bữa sáng. Có trứng kiểu Florentine và trứng đánh. Alan chọn món Florentine.

Sharon lo lắng nói, ‘ Bọn em có thể làm món trứng luộc nếu anh thích.’

Alan quan sát phần ăn đặt trước mặt anh, ‘ Không. Cám ơn. Lý do duy nhất khiến anh ăn món này ở nhà vì anh luộc trứng giỏi.’

Thượng nghị sĩ nhận xét, ‘ Thật thế. Cậu là người luộc trứng hoàn hảo. và không chỉ bằng nước.’ Ông từ tốn thêm. ‘ Tôi thấy rằng cái lọ luộc trứng của cậu có những kết quả bất ngờ.’

Khi lão bộc đã đi khuất và khép cánh cửa lại rồi, Sharon mới nói, ‘ Hôm nay em cũng chuẩn bị ra tòa đây. Em hy vọng anh không bực mình.’

Alan mỉm cười với cô qua bàn, ‘ Anh gần như muốn em đừng nói với anh. Có lẽ anh tự ý thức được.’ Đột nhiên Thượng nghị sĩ Devereaux hỏi, ‘ Cho tôi biết, chàng trai : nghề luật của cậu có khá không ?’ Alan cười như mếu, ‘ Thành thật mà nói, không. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu và gần như tiền tiết kiệm đã hết. Chúng tôi sắp bị khủng hoảng. Tháng này, e là sẽ không có gì.’

Sharon nhíu mày, như lo nghĩ, ‘ Nhưng chắc chắn công chúng sẽ giúp chứ. Không phải việc này sẽ đưa khách hàng đến cho các anh sao ?’

Alan thành thật trả lời, ‘ Lúc đầu anh cũng nghĩ vậy. Nhưng bây giờ anh cho là người ta đang tránh xa. Tom và anh, tối qua đã bàn về chuyện này.’ Anh giải thích với Thượng nghị sĩ, ‘ Tom Lewis là đồng nghiệp của tôi.’

Ông lão thừa nhận, ‘ Phải, tôi có biết việc đó.’ Rồi ông thêm, ‘ Tôi có cho điều tra về các anh.’

Alan giải thích, ‘ Tôi nghĩ vấn đề là, những khách hàng bảo thủ, cũng như các thương gia chẳng hạn, không quan tâm đến việc luật sư của họ được công luận chú ý; còn những người có vài rắc rối nhỏ về luật pháp, thì lại cho chúng tôi là rất quan trọng hoặc rất đắt tiền.’

Thượng nghị sĩ gật đầu, ‘ Một cách đánh giá cực kỳ thông minh, tôi phải nói vậy.’

Sharon nói, ‘ Nếu là đúng như vậy, thì quả là không công bằng.’

Thượng nghị sĩ lưu ý, ‘ Tôi hiểu là ông bạn Lewis của cậu đặc biệt quan tâm đến luật tổ hợp.’

Ngạc nhiên, Alan trả lời, ‘ Đúng thế. Tom luôn luôn là vậy. Đôi khi anh ấy còn hy vọng sẽ chuyên môn hóa.’ Tò mò, anh tự hỏi cuộc trò chuyện này sẽ đưa tới đâu.

Thượng nghị sĩ ngẫm nghĩ và nói, ‘ Thật tình cờ là tôi có thể giúp được các cậu nếu chúng ta giải quyết được hai việc vào sáng nay. Trước hết, đây là vấn đề đã thỏa thuận trước về chi phí sau cùng cho công việc hiện nay của các anh. Tôi tự hỏi hai ngàn đô la có được không ?’

Alan nuốt cả miếng trứng Florentine anh đang nhai. Sửng sốt, anh đáp, ‘ Thành thật mà nói, tôi không cho là hóa đơn cuối cùng lại ở đâu gần con số đó.’

‘ Cho phép tôi khuyên cậu vài lời khôn ngoan.’ Thượng nghị sĩ Devereaux đã kết thúc bữa sáng ít ỏi của ông. Và bây giờ, đẩy cái đĩa ra, ông tì người lên bàn. ‘ Trong cuộc đời này, đừng bao giờ bán mình rẻ như vậy. Trong lãnh vực chuyên môn, những lãnh vực có chi phí cao nhất – luật, y tế, vài việc khác – thường là do những tay lì lợm nhất điều hành. Hãy lì lợm đi, chàng trai ! Nó sẽ đưa cậu tiến xa.’

Sharon nói thêm. ‘ Ngoài ra, trong vụ của ông nội, không phải chịu thuế.’

Alan cười, ‘ Cám ơn ông. Khi ông đã đặt vấn đề như thế, tôi xin nhận lời khuyên của ông.’

‘ Còn đây là vấn đề thứ hai.’ Ông Thượng nghị sĩ lấy từ trong túi áo ra một điếu xì gà và xén một đầu.

Đốt thuốc xong, ông tiếp, ‘ Culliner, Bryant và v. v. đang điều hành việc kinh doanh của tôi, đòi hỏi phải chú ý đến luật pháp. Tất nhiên, càng về sau, công việc càng nhiều và tôi đã nghĩ đến việc phải san bớt nó ra. Tôi nghĩ nếu có thể được, cậu và ông bạn Lewis của cậu nhận Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Devereaux. Đó là một trương mục quan trọng và sẽ là nền tảng vững chắc cho nghề luật của cậu.’ Và ông thêm, ‘ Chúng ta có thể bàn về chi phí thuê dụng sau.’

Alan nói, ‘ Tôi không biết phải nói gì. Ngoại trừ điều sáng nay hình như là buổi sáng của tôi.’ Anh có cảm giác như muốn hét thật to; anh phải vồ ngay lấy điện thoại và chia sẻ tin vui này với Tom.

Sharon mỉm cười.

‘ Tôi hy vọng cậu sẽ hài lòng, chàng trai. Bây giờ còn một việc xa nữa tôi muốn nhắc đến. Nhưng có lẽ, trong khi chúng ta đang thực hiện nó – ông liếc Sharon – con có muốn sửa soạn tấm séc hai ngàn đô la cho ông ký không ?’ Ông ngẫm nghĩ, rồi thêm, ‘ Trong Quỹ Thiết lập, ông nghĩ vậy.’

Alan vui vẻ nghĩ, khi ngươi có tiền rồi, biết trương mục nào để rút tiền ra cũng là một vấn đề..

Sharon nhẹ nhõm nói, ‘ Đồng ý.’ Cô đứng đậy, cầm tách cà phê theo.

Khi cửa đã đóng lại, Thượng nghị sĩ đối diện với người khách của mình qua bàn. Ông nói thẳng, ‘ Nếu tôi có thể hỏi, anh nghĩ thế nào về Sharon ?’

Alan nhẹ nhàng đáp, ‘ Chúng tôi chưa nói gì về chuyện ấy. Nhưng chẳng sớm thì muộn, tôi cũng sẽ hỏi xin cô ấy làm vợ.’

Thượng nghị sĩ gật đầu. Ông bỏ điếu xì gà xuống. ‘ Tôi nghi ngờ những vụ việc như thế này. Tôi cho là anh cũng thấy Sharon sẽ rất giàu – với quyền riêng của nó.’ Alan nói, ‘ Tôi cho là vậy.’

‘ Cậu có tin rằng sự khác biệt giữa hai người sẽ ngăn cản một cuộc hôn nhân hạnh phúc ?’

Alan khẳng định, ‘ Không. Tôi không tin. Tôi sẽ cố sức làm việc và gầy dựng cơ nghiệp của mình. Nếu chúng tôi yêu nhau, thật ngu ngốc khi để cho một điều như thế cản lối.’

Thượng nghị sĩ Devereaux thở dài, ‘ Cậu là một chàng trai hiểu biết và rất có khả năng.’ Ông xiết hai tay vào nhau, mắt ông nhìn theo chúng và chậm chạp nói, ‘ Ước gì con trai tôi – cha của Sharon ấy – giống như cậu. Tiếc thay, nó chỉ say mê xuồng máy, đàn bà và không gì khác.’

Alan nghĩ, không còn gì để nói; không gì cả. Anh ngồi, lặng lẽ.

Hồi lâu, Thượng nghị sĩ nhướng mắt lên, ‘ Những gì giữa cậu và Sharon sẽ cứ là giữa các con với nhau. Sharon sẽ tự quyết định lấy, như nó vẫn luôn như vậy. Nhưng tôi có thể nói với cậu là nếu phải đứng về phía ai, thì tôi không bao giờ đứng về phía cậu đâu.’

Alan nói, ‘ Cám ơn.’ Anh cảm thấy đầy lòng biết ơn và kinh ngạc nữa. Quá nhiều việc xảy ra trong một thời gian ngắn như thế. Anh sẽ hỏi Sharon sớm thôi, có lẽ là hôm nay.

Ông lão nói, ‘ Để tổng kết tất cả những gì ta đã bàn, tôi có một yêu cầu.’ Alan đáp, ‘ Nếu đó là điều tôi có thể làm được, tôi sẽ cố.’

‘ Hãy cho tôi biết : anh có hy vọng sẽ thắng ở tòa hôm nay không ?’ Ngạc nhiên, Alan đáp, ‘ Vâng, chắc chắn là tôi làm được.’

‘ Có khả năng nào anh thua không ?’

Alan thừa nhận, ‘ Luôn luôn là có khả năng ấy. Bộ Di trú sẽ không từ bỏ mà không tranh đấu và tôi sẽ phải tính đến biện hộ trạng của họ. Nhưng chúng ta đang mạnh, mạnh hơn trước nhiều.’

‘ Giả sử, chỉ giả sử thôi nhé, cậu có chút sơ hở trong lập luận. Cậu có thể nào thua… không phải là không tự nhiên … cố tình thua ?’

Alan đỏ bừng mặt. ‘ Vâng, nhưng _?’

Thượng nghị sĩ Devereaux khẽ khàng nói, ‘ Tôi muốn cậu thua. Tôi muốn cậu thua và Henri Duval phải bị trục xuất. Đó là yêu cầu của tôi.’

Phải mất cả phút dài dằng dặc để ý định này thấm sâu vào.

Ngờ vực, căng thẳng, Alan phản đối, ‘ Ông có ý gì khi ông yêu cầu như thế ?’

Thượng nghị sĩ cẩn trọng đáp, ‘ Phải, chàng trai. Tôi tin là có đấy. Tôi biết rằng tôi đang đặt ra một cuộc mặc cả quan trọng vì tôi biết vụ án này có ý nghĩa như thế nào với cậu. Nhưng tôi cũng phải xin cậu hãy tin rằng có những lý do chính đáng và thiết thực khiến tôi yêu cầu như vậy.’

Alan hỏi, ‘ Hãy cho tôi biết. Hãy cho tôi biết chúng là gì ?’

Thượg nghị sĩ chậm chạp lên tiếng, ‘ Cậu hãy hiểu rằng những gì đang nói ở đây là giữa hai chúng ta, trong giới hạn của căn phòng này. Nếu cậu đồng ý và tôi mong là cậu sẽ đồng ý, thì không ai, ngay cả Sharon, biết được những gì nói ra.’

Alan nằn nì, ‘ Lý do. Hãy cho tôi biết lý do.’

Thượng nghị sĩ trả lời. ‘ Có hai. Và tôi sẽ nói ra lý do ít quan trọng trước. Gã đi lậu của cậu sẽ phục vụ tốt hơn cho nguyên do của chúng tôi – và nguyên do của những người khác như hắn – nếu hắn bị trục xuất – bất chấp những nỗ lực cho chính bản thân hắn. Vài người trong số chúng ta sẽ đạt đến đỉnh điểm của hành động tuẫn đạo. Hắn là một.’

Alan nói khẽ, ‘ Điều ông muốn nói là về mặt chính trị, nó sẽ làm cho đảng của Howden có vẻ tồi tệ hơn

– vì họ đã ném Duval ra – và đảng của ông có vẻ tốt hơn vì các ông đã cố cứu hắn, hoặc ít nhất là hình như vậy.’

Ông Thượng nghị sĩ khẽ nhún vai, ‘ Cậu chọn cách nói của cậu. Tôi chọn cách của tôi.’

‘ Còn lý do thứ hai ?’

Thượng nghị sĩ Devereaux nói, ‘ Tôi có cái mũi già và đáng tin cậy về những rắc rối trong chính trị. Giờ tôi đang ngửi thấy nó.’

‘ Rắc rối ?’

‘ Có thể không sớm thì muộn, quyền lãnh đạo của Chính phủ sẽ chuyển giao. Ngôi sao của James Howden đang mờ đi, và ngôi sao của chúng tôi đang sáng lên.’

Alan nhắc, ‘ Của ông, không phải của tôi.’

‘ Nói thật, tôi đã hy vọng sớm muộn gì, nó cũng là của cậu. Nhưng ngay bây giờ, cho phép chúng tôi nói rằng vận may của đảng mà tôi có vinh dự là chủ tịch gần như đang đến.’ Alan nằn nì, ‘ Ông nói rắc rối. Vậy rắc rối gì ?’

Ông Thượng nghị sĩ nhìn thẳng vào mắt Alan. ‘ Gã đi lậu của cậu – nếu hắn được phép ở lại đây – có thể trở thành nguồn gốc gây khó khăn cho những người bảo trợ hắn. Loại người như hắn không bao giờ thích hợp.

Tôi nói dựa vào kinh nghiệm già đời của tôi : tôi đã từng có những vụ việc như thế này trước đó. Nếu việc ấy xảy ra, nếu hắn đi sai chỗ, vấn đề sẽ trở thành phiền phức cho đảng chúng tôi – một cái gai không nhổ đi được – y như chúng tôi đang tạo ra cho Chính phủ hiện hữu.’

Alan hỏi, ‘ Cái gì làm ông chắc chắn như thế, rằng – như ông đã đặt ra – hắn sẽ đi lầm chỗ ?’

Thượng nghị sĩ Devereaux nói chắc như đinh đóng cột, ‘ Bởi vì hiển nhiên hắn sẽ như vậy. Với cái bản chất của hắn … trong xã hội Bắc Mỹ chúng ta …’

Alan nóng nảy lắc đầu, ‘ Tôi không đồng ý. Tôi không đồng ý cũng như bất cứ ai cũng không đồng ý.’ Thượng nghị sĩ Devereaux nói nhẹ nhàng, ‘ Ông bạn luật sư của cậu, ông Lewis, thì không. Tôi hiểu rõ ràng từng lời của ông ta là có một vết gãy ở con người này – “ một vết nứt ngay ở giữa.” – Và nếu cậu đưa hắn lên bờ hắn sẽ, đúng nguyên văn lời bạn cậu, “ rã ra từng mảnh.”

Alan cay đắng nghĩ, vậy là Sharon đã báo cáo cuộc nói chuyện của họ vào ngày thẩm tra. Anh tự hỏi, nếu cô ấy có ý nghĩ nào thì điều đó sẽ được sử dụng để chống lại anh. Có lẽ thế. Anh thấy mình bắt đầu nghi ngờ hành động của những người quanh anh.

Anh nói một cách yếu ớt, ‘ Thật tội nghiệp là ông đã không nghĩ đến điều này trước khi vụ án bắt đầu.’

‘ Tôi tâm sự với cậu là bởi vì nếu như biết nó sẽ dẫn đến tình thế này, tôi đã không bao giờ khởi sự.’ Giọng ông lão rất thành thật. Ông tiếp, ‘ Tôi thừa nhận là đã đánh giá thấp cậu. Tôi không bao giờ mơ rằng cậu lại thành công xuất sắc như vậy.’

Alan nghĩ, ngươi phải di chuyển, thay đổi vị trí, bước chân … Có lẽ khi cử động, những bắp thịt trong thân xác ngươi sẽ giúp làm dịu đi những bấn loạn trong tâm trí. Đẩy lùi ghế ra xa bàn, anh đứng lên đi lại cửa sổ nơi anh đã đứng trước đó.

Nhìn xuống dưới, anh thấy vẫn là dòng sông. Mặt trời đã làm tan sương. Chỗ dòng sông mở rộng, những thanh gỗ cột thành từng bó lớn, dâng lên và hạ xuống nhịp nhàng.

Thượng nghị sĩ đang nói, ‘ Có những điều ta buộc phải chọn lựa, nó có thể làm ta đau đớn, nhưng sau đó ta biết, đó là chọn lựa tốt nhất và khôn ngoan nhất …’

Quay người lại, Alan nói, ‘ Nếu ông không phiền, tôi muốn rõ ràng một đôi điều.’

Thượng nghị sĩ Devereaux cũng quay lại nhưng vẫn ngồi trên ghế. Ông gật đầu. ‘ Chắc chắn rồi.’

‘ Nếu tôi từ chối điều ông yêu cầu, những điều mà chúng ta vừa bàn – công việc pháp luật, Công ty Lâm nghiệp Devereaux …’

Ông Thượng nghị sĩ có vẻ đau đớn, ‘ Tôi không muốn đặt nó trên cơ sở này, chàng trai.’ Alan bướng bỉnh nói, ‘ Nhưng tôi muốn.’ Anh chờ câu trả lời.

‘ Tôi cho là … trong một số trường hợp nào đó … có lẽ tôi buộc phải xét lại.’ Alan nói, ‘ Cám ơn. Tôi chỉ muốn rõ ràng.’

Anh nghĩ với nhiều cay đắng, người ta đã chỉ cho anh thấy miền đất hứa, rồi thì …

Trong thoáng chốc anh thấy mình yếu lòng; cám dỗ vẫy gọi anh. Ông Thượng nghị sĩ đã nói : không ai … ngay cả Sharon … biết được. Dễ biết bao : bỏ sót, quên đi một chút khi biện hộ, nhượng bộ cho luật sư đối thủ … Về mặt chuyên môn, anh có thể bị phê bình, nhưng anh còn trẻ; thiếu kinh nghiệm là một lý do. Những việc như thế sẽ nhanh chóng bị quên lãng.

Rồi anh xua đuổi ý nghĩ này đi, như nó chưa bao giờ có.

Lời anh rõ ràng và mạnh mẽ.

Anh nói, ‘ Thượng nghị sĩ Devereaux. Tôi đã có ý định ra trước tòa sáng nay và thắng. Tôi muốn ông biết rằng tôi vẫn sẽ thắng, ngoại trừ điều là bây giờ tôi tin chắc gấp mười lần hơn …’

Không có câu trả lời. Chỉ có đôi mắt nhướng lên và khuôn mặt mệt mỏi như thể kiệt sức vì nỗ lực.

‘ Chỉ còn một điều nữa,’ Giọng Alan như khứa vào vết cắt. ‘ Tôi muốn làm rõ rằng ông không còn ràng buộc tôi dưới bất kỳ hình thức nào nữa. Thân chủ của tôi là Henri Duval và không ai khác.’

Cửa phóng ăn mở ra. Sharon xuất hiện với một tờ giấy trong tay. Cô ngập ngừng hỏi, ‘ Có chuyện gì vậy ?’

Alan chỉ tấm séc, ‘ Cô không cần thứ đó nữa. Tôi đề nghị cô hãy trả nó vào Quỹ Thiết lập.’

‘ Sao, Alan ? Sao ?’ Miệng Sharon há hốc, mặt cô tái mét.

Bỗng nhiên, vô cớ, anh muốn mình bị thương và đau đớn.

‘ Ông nội đáng kính của cô đã đưa cho tôi một đề nghị,’ Anh hung hăng trả lời, ‘ Tôi đề nghị cô hãy hỏi ông ấy. Và sau nữa, cô cũng được gộp luôn trong đề nghị ấy.’

Anh chạy vụt đi, không ngừng nghỉ cho tới khi đến chiếc Chevrolet tàn tạ ở dưới đường. Quay xe lại, anh phóng thật nhanh về thành phố.

 

2.

 

 

Alan Maitland gõ ầm ầm vào cửa phòng dành cho Henri Duval ở khách sạn Vancouver. Lát sau, cửa mở hé, sau cửa là thân hình cồng kềnh của Dan Orliffe. Mở rộng ra, chàng phóng viên hỏi, ‘ Chuyện gì giữ anh lâu vậy ?’

Alan đáp gọn, ‘ Tôi có một cuộc hẹn khác.’ Vừa bước vào anh vừa nhìn quanh căn phòng khách được trang bị đủ tiện nghi, chưa có ai ở trừ Orliffe. ‘ Đến giờ đi rồi. Henri sẵn sàng chưa ?’

Tay phóng viên thừa nhận, ‘ Cũng sắp rồi. Hắn đang mặc đồ trong đó.’ Anh gật đầu về phía cửa phòng ngủ khép chặt.

Alan nói, ‘ Tôi muốn anh ta mặc đồ màu sậm. Như thế sẽ tốt hơn trước tòa.’ Họ đã mua hai bộ đồ mới

cho Duval vào ngày hôm trước, cả giày và vài món lặt vặt khác từ quỹ ký thác nhỏ nhoi. Quần áo là đồ may sẵn, được sửa vội vàng nhưng vừa y. Người ta vừa giao cuối ngày hôm qua.

Dan Orliffe lắc đầu, ‘ Hắn không thể mặc đồ màu sậm. Hắn bỏ nó rồi.’ Alan nóng nảy, ‘ Anh muốn nói gì – bỏ rồi ?’

‘ Đúng là thế. Có một người bồi dọn phòng cùng cỡ người với Henri. Thế là Henri cho anh ta bộ đồ. Vậy đấy. À phải, hắn còn ném đi một cặp áo sơ mi mới và một đôi giày.’

Alan quát lên, ‘ Nếu đây là một trò đùa, tôi không cho nó đáng cười.’

Orliffe lưu ý, ‘ Nghe đây, anh bạn. Cho dù cái gì đã cắn anh, thì anh cũng đừng có mà cắn lại tôi. Còn về chuyện đó, tôi nghĩ là cũng chẳng có gì đáng cười đâu.’

Alan nhăn nhó, ‘ Xin lỗi. Chắc tôi là thằng dễ bị xúc động.’

Orliffe giải thích, ‘ Nó xảy ra trước khi tôi đến đây. Rõ ràng Henri quá nổi bật với gã này và thế là. Tôi đã điện thoại xuống để hỏi và nhận lại bộ đồ, còn tên bồi đã hết phiên trực.’

‘ Henri nói sao ?’

‘ Khi tôi hỏi về việc này, hắn nhún vai và bảo tôi là, sẽ còn rất nhiều quần áo và hắn muốn cho bớt vài thứ.’

Alan giận dữ nói, ‘ Ta sẽ làm ra lẽ với hắn về chuyện này.’ Anh đi tới cửa phòng ngủ và mở ra. Bên trong, Henri Duval, mặc bộ đồ màu nâu nhạt, sơ mi trắng, cà vạt thắt gọn gàng, giày đánh bóng, đang ngắm mình trong gương. Anh ta quay lại nhìn Alan, hớn hở.

‘ Trông tôi đẹp chứ, hả ?’

Không thể nào làm ngơ trước vẻ hân hoan trẻ thơ ấy được, Alan mỉm cười. Tóc đã cắt gọn, bây giờ lại còn được chải và rẻ ngôi. Hôm qua là một ngày bận rộn : khám sức khỏe; báo chí và truyền hình phỏng vấn; đi mua sắm; thử đồ.

Alan cố làm cho giọng mình có vẻ nghiêm trang, ‘ Chắc chắn là trông đẹp rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh có thể đem cho đồ mới, trong khi nó là đồ mua riêng cho anh.’

Nét mặt Henri có vẻ như bị thương tổn. Anh ta nói,  ‘ Người mà tôi cho là bạn tôi.’

Dan Orliffe ló vào, ‘ Như tôi đã nói, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau. Henri kết bạn rất nhanh.’ Alan ra lệnh, ‘ Anh không được cho quần áo mới của mình, ngay cả bạn đi nữa.’

Gã đi lậu trẻ tuổi bỉu môi như một đứa trẻ. Alan thở dài. Anh thấy là sắp sửa có vấn đề khi Henri Duval hòa mình vào môi trường mới. Anh nói to, ‘ Tốt hơn ta nên đi thôi. Ta không được đi trễ ở tòa án.’

Trên đường đi ra, Alan dừng lại. Nhìn quanh phòng, anh bảo Duval, ‘ Nếu chúng ta thành công ở tòa vào chiều nay, chúng tôi sẽ tìm cho anh một căn phòng để ở.’

Gã đi lậu có vẻ ngạc nhiên, ‘ Sao không ở đây ? Chỗ này tốt mà.’

Alan gắt lên, ‘ Tôi không nghi ngờ điều đó. Nhưng chúng tôi không có đủ tiền cho loại phòng này.’

Henri Duval tươi mặt lên quả quyết, ‘ Báo chí trả.’

Dan Orliffe lắc đầu, ‘ Sau ngày hôm nay thì không. Chủ bút của tôi đã than phiền nhiều về chi phí rồi. À phải, còn chuyện này nữa.’ Anh bảo Alan, ‘ Henri vừa quyết định là chúng tôi phải trả tiền cho anh ta nếu muốn chụp hình. Anh ta mới báo với tôi sáng nay.’

Alan cảm thấy sự bứt rứt ban đầu đang trở lại, ‘ Anh ta không hiểu những chuyện này. Và tôi hy vọng anh đừng đăng lên báo.’

Dan nói khẽ, ‘ Tôi không đăng đâu. Nhưng những tờ báo khác sẽ đăng nếu họ nghe được. Sớm muộn gì, tôi đề nghị anh cũng nên nói chuyện thẳng thắn với anh bạn trẻ của chúng ta.’

Henri Duval toét miệng cười với cả hai.

 

3.

 

 

Đám đông chen chúc nhau bên ngoài phòng xử nơi tổ chức buổi đối chất sáng nay. Ghế dành cho công chúng đã đầy người. Lịch sự nhưng cương quyết, những người xếp chỗ đang đưa những ai mới đến ra ngoài. Len qua đám đông, bỏ ngoài tai những câu hỏi của các phóng viên vây quanh anh, Alan dẫn Henri Duval đi qua cửa phòng xử.

Alan đã mặc áo luật sư có cổ hồ trắng. Hôm nay là buổi thẩm tra chính thức phải ăn mặc đủ lệ bộ theo đúng nghi thức. Đi vào phòng, anh ý thức được vẻ trang nghiêm đầy ấn tượng trong căn phòng xử với đồ đạc bằng gỗ sồi chạm, thảm đỏ dày, hợp với rèm màu huyết dụ và vàng trên cửa sổ vòm cao. Ánh mặt trời rọi qua những tấm sáo kiểu Venise.

Ở một trong những chiếc bàn dài dành cho luật sư biện hộ, Edgar Kramer, A.R. Butler, Cố vấn Hoàng gia và luật sư của Công ty Vận tải biển, Tolland đã ngồi sẵn trong những chiếc ghế bọc da có lưng tựa thẳng đối diện với ghế của Chánh án đặt dưới vòm che có huy hiệu hoàng gia.

Cùng với Henri Duval, Alan ngồi vào bàn thứ hai. Bên phải anh, bàn dành cho báo chí đã đông nghẹt.

Dan Orliffe, người đến sau cùng, ngồi bó cứng giữa đám đông. Thư ký tòa và phóng viên pháp đình, ngồi dưới ghế Chánh án. Từ các hàng ghế dự khán phía sau luật sư biện hộ, tiếng rì rào trò chuyện lúc to lúc nhỏ.

Liếc quanh, Alan thấy có hai luật sư quay về phía anh, mỉm cười và gật đầu; anh cười đáp. Cũng như lần đầu, Edgar Kramer cố ý tránh ánh mắt anh. Lát sau, Tom Lewis, cũng đã mặc áo choàng, ngồi xuống cạnh Alan. Nhìn quanh, anh bô bô nhận xét, ‘ Làm tao nhớ văn phòng của chúng ta, chỉ có lớn hơn thôi.’ Anh gật đầu với Duval, ‘ Chào, Henri.’

Alan tự hỏi đến khi nào anh mới nên tiết lộ cho Tom biết không còn chi phí cho công việc họ đang làm nữa; rằng vì lòng kiêu hãnh ghê gớm anh đã bỏ qua món tiền trả cho cái mà họ đáng được hưởng, bất chấp việc anh cải vã với Thượng nghị sĩ Devereaux. Có lẽ nó chỉ có nghĩa là kết thúc cho công việc cộng tác của họ; ít nhất nghĩa là khó khăn cho cả hai.

Anh nghĩ đến Sharon. Giờ thì anh chắc chắn rằng cô đã không hay biết gì về đề nghị của ông nội cô sáng nay và lý do mà cô được sai bảo đi ra khỏi căn phòng ấy. Nếu có ở lại, hẳn cô sẽ phản ứng như anh thôi.

Nhưng thay vì tin tưởng, anh lại nghi ngờ cô. Bỗng nhiên, khốn nạn thay, anh nhớ lại những lời anh đã nói với Sharon : cô cũng được gộp luôn trong cái đề nghị này. Anh thầm ước đến tuyệt vọng anh có thể gọi họ trở lại.

Anh cho là cô không còn muốn gặp anh nữa.

Một ý nghĩ thoáng qua đầu anh. Sharon đã nói cô sẽ có mặt ở tòa sáng nay. Anh ngóng cổ nhìn chỗ ngồi dành cho công chúng. Như anh đã lo sợ, cô không có mặt.

‘ Trật tự !’ Đó là tiếng thư ký tòa.

Các viên chức, luật sư và những người dự khán đứng cả dậy, áo choàng kêu loạt soạt, chánh án Stanley Willis bước vào và ngồi xuống.

Khi đã ổn định, viên thư ký tuyên bố, ‘ Tòa án Tối cao, ngày mười ba tháng Giêng, vụ xử Henri Duval.’ Alan đứng lên. Nhanh chóng lướt qua các thủ tục rồi anh bắt đầu, ‘ Thưa Ngài Chánh án, trong hàng thế kỷ, mỗi một cá nhân là chủ thể cho quyền tài phán của Hoàng gia – dù nhất thời có ở trong đất nước hay không – đều có quyền đòi hỏi sửa đổi các bất công dưới chân ngai vàng. Phát xuất từ bản chất ấy, với thỉnh nguyện xin xét xử trước tòa, là kháng biện của thân chủ tôi ngày hôm nay’. Alan biết rằng, theo ý nghĩa sửa đổi, việc nghe các lời khai trước tòa là một hình thức về mặt luật pháp, tranh luận từng điểm chi ly giữa anh và A.R.Butler. Nhưng anh đã quyết định từ trước là sẽ trình bày hết sức tỉ mỉ về tình đồng loại. Và anh nói tiếp, ‘ Tôi xin lưu ý quý Tòa rằng lệnh trục xuất do Bộ Di trú đưa ra.’ Anh trích dẫn những từ mà anh nhớ nằm lòng, ‘ … giam giữ và trục xuất anh về lại nơi mà từ đó anh đến Canada, hoặc về quốc gia mà anh là công dân hay mang quốc tịch, hoặc quốc gia nơi anh sinh ra, hoặc một nơi nào như thế có thể được chứng minh …’

Anh lý luận, mỗi một cá nhân, không thể bị trục xuất đến bốn nơi cùng một lúc; do lẽ đó phải có quyết định áp dụng một trong bốn nơi này. ‘ Ai là người ra quyết định này ?’ Alan hỏi như đánh đố rồi tự trả lời : ‘ Người ta sẽ kết luận – giới chức có thẩm quyền đã công bố lệnh này. Song le chưa có kết luận; chỉ có điều là, thân chủ tôi Henri Duval, sẽ bị giam giữ dưới tàu.’

Alan đòi hỏi, ‘ Bằng hành động – hoặc không hành động – Thuyền trưởng của tàu bị buộc phải có một chọn lựa bất khả kháng một trong bốn chọn lựa trên.’ Alan sôi nổi tiếp, ‘ Như thể quý Tòa thấy rằng một cá nhân phạm trọng tội và nói, ‘ Tôi kết án người này hoặc ba năm trong trại cải huấn, hoặc mười hai roi đòn, hoặc sáu tháng trong trại giam tại địa phương và tôi để cho ai đó ở bên ngoài tòa án này quyết định.’

Khi Alan ngừng lời, ngoài tiếng nước đá lạnh mà Tom đang rót vào ly, có một nụ cười mơ hồ nào đó trên mặt vị quan tòa. Ở bàn luật sư bên kia, A.R.Butler, bộ mặt thông thái bất động, đang ghi chú gì đó.

Alan nói tiếp, ‘ Thưa quý Tòa, tôi xin trình rằng, lệnh trục xuất liên quan đến Henri Duval là vô hiệu vì nó không được thực thi một cách rõ ràng.

Bây giờ - mấu chốt trong biện hộ của mình, anh tóm lược vụ Rex kiện Ahmed Singh, đọc rõ chi tiết trong tập báo cáo anh mang theo ra tòa, phần quan trọng nhất được nêu lên. Trong vụ án năm 1921, kể ra bằng những thuật ngữ luật pháp rườm rà, một Chánh án Canada đã phán quyết : kẻ nhập cư bị trục xuất, Ahmed Singh, không thể bị trục xuất riêng rẽ lên một con tàu, Alan khẳng định, Henri Duval cũng vậy.

Alan tuyên bố, ‘ Theo tinh thần của luật, hai trường hợp này là tương đồng. Xét theo đó, với tiến trình của việc xét xử trước tòa, lệnh này là vô hiệu lực và thân chủ tôi được trả tự do.’

A.R.Butler nhấp nhổm và lại ghi chép gì đó. Lát nữa đây, ông ta sẽ có dịp bác bỏ và bắt đầu bài biện hộ của mình. Trong khi đó, lời lời và lập luận của Alan cứ tuôn trào đầy tự tin. Anh đã nói với Thượng nghị sĩ Devereaux : Tôi nhất định phải thắng.

 

 

Trên ghế ngồi bên cạnh A.R.Butler, Edgar Kramer đau khổ nghe những thủ tục dài lê thê. Edgar Kramer hiểu luật khá rõ, do quá trình làm việc và hiểu biết cộng với bản năng đã cho ông biết rằng, đối với Bộ Di trú, vụ xử này diễn ra không thuận lợi. Ông cũng còn một bản năng thứ hai : nếu phán quyết này trái ngược, sẽ có một con dê tế thần trong Bộ. Và đó chính là : ông.

Ông đã ý thức được điều này từ một tin nhắn cụt ngủn và bị cắt xén hai ngày trước : “ Thủ tướng … rất không hài lòng … việc xử lý vụ việc này trong phòng thẩm phán … không nên cho mở cuộc điều tra đặc biệt … hy vọng sẽ làm tốt hơn về sau.” Viên phụ tá chấp hành, người chuyển lời khiển trách này qua điện thoại, có vẻ rất hứng thú.

Edgar Kramer. Một lần nữa lại giận sôi lên vì sự bất công cay đắng và quá lớn này. Ông đã bị phủ nhận, ngay cả quyền cơ bản để tự vệ; là giải thích cho chính Thủ tướng hay rằng, cuộc điều tra đặc biệt đã bị áp đặt lên ông bởi vị Chánh án, và rằng đối diện với hai tình thế bất khả kháng ấy, ông đã chọn cách ít thiệt hại nhất và giản tiện nhất.

Đó là giải pháp đứng đắn ông đã làm, như mọi điều ông đã làm đều đứng đắn từ giờ phút ông đến Vancouver.

Tại Ottawa, chỉ thị cho ông trước khi khởi hành là rất rõ ràng. Ông trợ lý Bộ trưởng đã nói với cá nhân ông rằng : nếu kẻ đi lậu Duval không đủ tư cách để được nhận là người nhập cư theo luật thì, trong bất kỳ trường hợp nào, hắn cũng sẽ không được nhận. Hơn nữa, Edgar Kramer còn có quyền sử dụng bất kỳ một hành vi pháp lý nào để ngăn chận sự chấp nhận đó.

Còn có một bảo đảm nữa; áp lực chính trị hay sự phẫn nộ của dư luận sẽ không được phép can thiệp vào việc hành xử luật. Sự bảo đảm này, người ta đã bảo với ông, là trực tiếp từ Bộ trưởng, ông Warrender.

Edgar Kramer đã theo sát chỉ thị này một cách rất có lương tâm, như ông vẫn luôn làm thế trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình. Cho dù chuyện gì xảy ra, ở đây ở đó, ông vẫn giám sát luật – luật nhập cư, đúng y như Quốc hội đã thông qua. Ông đã cần mẫn, trung thành, không sao nhãng. Và có phải lỗi của ông đâu khi một luật sư vụt chói sáng và một quan tòa lầm lạc đã làm gãy đổ hết mọi nỗ lực của ông.Ông cho là, các thuộc cấp của ông, sẽ hiểu. Nhưng còn … sự không hài lòng của Thủ tướng lại là một chuyện khác nữa.

Những chỉ trích của Thủ tướng có thể làm cắt ngang đời một viên công chức, biến ông ta thành người có tì vết, việc thăng tiến coi như bị chận đứng. Và cho dù Chính phủ có thay đổi, những nhận định như thế như một lưỡi gươm kề cổ.

Trong trường hợp của ông, tất nhiên, những chỉ trích này không phải là điều quan trọng; và có lẽ Thủ tướng cũng đã xóa nó ra khỏi đầu óc ông rồi. Cũng tương tự, có hơi khó chịu, Edgar Kramer linh tính thấy tương lai của ông, so với một tuần lễ trước có hơi bị mờ đi.

Điều mà ông phải bảo vệ lại là một giai đoạn gây tranh biện khác nữa : nếu có ai đó nhắc với Thủ tướng tên ông một lần nữa …

Trong phòng xử, lời lời cứ tiếp tục tuôn trào. Chánh án cắt ngang bằng một vài câu hỏi và giờ thì A.R.Butler và Alan Maitland đang nhã nhặn tranh luận về một chi tiết nhỏ. ' … vị đồng nghiệp thông thái của tôi nói rằng lệnh này được trích dẫn chính xác trong đoạn 36. Tôi xin trình rằng phụ lục những dấu phẩy này có thể là quan trọng. Nó không nằm chính xác trong đoạn 36 …

Edgar ghét bộ đồ lòng của Alan Maitland quá. Ông cũng có nhu cầu thúc bách phải đi giải : xúc động, cả giận dữ nữa, của ngày hôm nay đã đưa tới hậu quả này. Và không phủ nhận rằng càng về sau, nỗi phiền muộn của ông càng tệ, cơn đau do cố nín càng lớn. Ông cố phong tỏa ý nghĩ của mình … để quên đi … để nghĩ đến một điều gì khác.

Ông đưa mắt sang Henri Duval : gã đi lậu này đang nhăn nhở cười, không hiểu gì cả, hắn nhìn vơ vẩn khắp phòng xử. Mỗi bản năng Kramer có được … những năm tháng kinh nghiệm … mách bảo ông rằng con người này sẽ không bao giờ là một di dân ổn định. Cái nền móng của hắn chống lại hắn. Bất chấp những trợ giúp nhận được, một con người như thế không thể nào thích nghi và hòa hợp với xứ sở mà hắn không thấu hiểu. Có một kiểu mẫu cho loại người như hắn: công việc tạm thời, rồi rỗi rãi, nôn nao đi tìm phần thưởng, yếu đuối, tan rã, âu lo … cái khuôn mẫu theo đường đi xuống. Có rất nhiều vụ như thế trong hồ sơ của Bộ : thực tại khắc nghiệt mà những kẻ lý tưởng mắt chỉ nhìn thấy bầu trời đầy sao đã bỏ quên .

' … Chắc chắn, thưa Quý Tòa, việc quay lại khi ban lệnh xin xét xử trước tòa này là vấn đề giá trị của sự giam cầm …'

Ý nghĩ … sự thúc bách phải đi giải, cơn đau thể xác cận kề … không còn chịu đựng được nữa.

Edgar Kramer khốn khổ vặn vẹo trên ghế. Nhưng ông sẽ không bỏ đi. Bất cứ điều gì, còn hơn khiến người ta chú ý đến mình.

Nhắm mắt lại, ông cầu nguyện cho phút nghỉ giải lao.

Alan nhìn nhận, chưa đánh quỵ được. A.R.Butler, Cố vấn Hoàng gia, đang cố sức chiến đấu, trích dẫn những tiền lệ để phản bác vụ Rex kiện Ahmed Singh. Viên Chánh án, hình như rất lắm lời, ông hạch hỏi từng điều một như thể, theo lý luận của ông ta, ông muốn sự hiện diện của Alan lẩn vào trong.

Vào lúc này, A.R.Butler đang bảo vệ cho hành vi của Bộ Di trú. Ông nói, ' Không tự do của cá nhân nào bị thủ tiêu. Duval, trước vành móng ngựa này, vẫn có quyền của mình và giờ đây những quyền này đã hết.'

Alan nghĩ, màn trình diễn của ông luật sư lõi đời này, vẫn gây ấn tượng như bao giờ. Giọng trầm và sang trọng ấy tiếp tục, ' Thưa quý Tòa, tôi xin trình rằng, để chấp nhận một cá nhân, trong những trường hợp như vừa được mô tả, là đương nhiên mở toang những cánh cổng của Canada cho làn sóng người nhập cư. Những người này không phải là người nhập cư như chúng ta biết. Họ là những kẻ đòi hỏi được chấp nhận chỉ vì họ không thể nhớ nơi mình sinh ra, không có hồ sơ đi lại, hoặc nói thứ tiếng đơn âm .'

Ngay tức khắc, Alan đứng bật dậy, ; Thưa quý Tòa, tôi phản đối ám chỉ của luật sư biện hộ. Vấn đề người ta nói như thế nào …'

Chánh án Willis vẫy tay cho anh ngồi xuống. ' Ông Butler.' . vị quan tòa từ tốn nói, ' Tôi không cho là ông hoặc tôi nhớ được khi sinh ra.'

' Thưa quý Tòa, quan điểm mà tôi đang đề cập _ '

Vị Chánh án cương quyết, ' Hơn nữa, tôi hình dung ra rằng vài người trong chúng ta, những gia đình đáng kính trọng nhất tại thành phố đều xuất thân từ những người bước ra khỏi một con tàu mà không có hồ sơ đi lại. Tôi có thể nhớ vài người.'

' Nếu Đức Ngài cho phép _'

' Còn vấn đề nói thứ tiếng đơn âm, tôi thấy chính tôi cũng nói như thế trên đất nước mình - chẳng hạn, khi tôi thăm tỉnh Quebec.' Vị Chánh án không thay đổi thái độ, gật đầu, ' Mời tiếp tục, ông Butler.'

Trong giây lát mặt viên luật sư đỏ bừng. Và ông nói tiếp. ' Vấn đề tôi đang đề cập, thưa quý Tòa – chắc chắn là rất tệ, như Đức Ngài đã rộng lượng chỉ ra – rằng người dân Canada, có đủ tư cách để được luật Nhập cư bảo vệ …'

Nhìn bề ngoài, những lời lẽ này rất có trọng lượng. Nhưng bây giờ, Alan đã nhận ra, chính A.R.Butler mới là người đang bám víu lấy phao.

Giây lát sau, nỗi lo sợ lại ám ảnh Alan Maitland. Anh e rằng, bất chấp mọi điều, anh có thể vẫn thua , rằng ngay ở giai đoạn cuối cùng này Henri Duval sẽ bị kết án quay về tàu Vastervik khi nó ra khơi đêm nay; rằng Thượng nghị sĩ Devereaux có thể tin tưởng, một cách sai lầm, những lời tráo trở của ông ta đã có tác động.

Trong khi chờ kết thúc phần tranh luận hiện thời, ý nghĩ của anh chuyển sang Henri Duval. Cho dù quan niệm của Alan là kẻ đi lậu trẻ tuổi này sẽ là một di dân có năng lực tốt, sự việc sáng nay trong khách sạn đã làm anh hoang mang. Bứt rứt, anh nhớ lại nỗi nghi ngờ của Tom Lewis . ' Có một vết nứt ở đâu đó; một khiếm khuyết … có lẽ không phải lỗi của hắn, có lẽ một cái gì trong nền tảng của hắn.'

Không đúng, Alan dữ dội tự nhủ với mình ; tất cả mọi người, cho dù nền tảng của mình thế nào, cũng có thời gian để điều chỉnh cho hợp với môi trường mới. Ngoài ra, nguyên tắc là điều phải được đặt lên trước : tự do cá nhân ; tự do của một cá nhân. Tình cờ, khi nhìn quanh, anh bắt gặp ánh mắt của Edgar Kramer dán vào người anh. Phải, anh sẽ chỉ cho gã công chức tự phụ này thấy rằng có những bước đi của luật còn mạnh hơn cả những nguyên tắc hành chánh độc đoán.

Sự tập trung các tranh biện trước tòa đã thay đổi. Tạm thời, A.R.Butler đã ngồi vào chỗ và bây giờ Alan phải mở lại một mặt trận mới ; vấn đề kháng cáo của Bộ Di trú sau cuộc điều tra đặc biệt. Việc này A.R.Butler đã phản đối rồi, nhưng quan tòa ra lệnh rằng vấn đề này phải được nêu ra lại, rồi bỗng nói thêm, ' Để thuận lợi cho bên biện hộ, tôi cho rằng chúng ta có thể nghĩ giải lao giây lát.'

Sắp đồng ý một cách lịch sự với đề nghị của quan tòa, Alan nhìn thấy cái vẻ như thở phào nhẹ nhõm của Edgar Kramer. Anh cũng nhận thấy trong thời gian qua vị công chức này cứ loay hoay, như thể khó chịu, trong cái ghế có lưng tựa cao. Bỗng nhiên nhớ lại … linh tính … làm Alan do dự.

Anh nói, ; ' Với sự cho phép của Đức Ngài, trước khi nghĩ giải lao, tôi , tôi muốn làm thông tỏ hoàn toàn biện hộ trạng này.'

Chánh án Willis gật đầu.

Alan tiếp tục nói trước tòa. Anh giải thích trình tự kháng án, phê bình sự kết hợp hội đồng kháng án với ba thành viên – gồm cả Kramer – và một nhân viên Sở Di trú trong cuộc điều tra đặc biệt, George Tamkynhil.

Như thể đánh đố, anh hỏi, ' Có thể nào đoán trước được là một nhóm người, được kết hợp như thế, sẽ làm vô hiệu những phát hiện của một đồng nghiệp chính thức thân cận không ? Hơn nữa, một nhóm người như thế có làm đảo ngược một quyết định đã được đích thân Bộ trưởng Di trú tuyên bố trrước Hạ nghị viện không ?' A.R.Butler kịch liệt phản đối, ' Đồng nghiệp của tôi đã cố tình hiểu sai, hội đồng này là một hội đồng cứu xét …'

Vị quan tòa nghiêng về phía trước, các thẩm phán luôn dễ bị chạm tự ái trong các phiên tòa hành chánh … Đó là điều Alan đã biết. Giờ anh dán mắt vào Edgar Kramer, anh nhận ra tại sao anh nên trì hoãn. Đó là sự bốc đồng xấu xa – một ngón đòn thù, đến tận lúc này, anh vẫn không chịu thừa nhận với chính mình. Nó cũng không cần thiết nữa; anh biết anh đã thắng vụ kiện này. Vẻ bứt rứt, anh chờ đợi.

Lờ mờ vì bị tra tấn trong ảo giác, Edgar Kramer nghe được những câu trao đổi sau cùng này. Ông chờ đợi, câm lặng van xin nó chấm dứt, cầu nguyện cho đến phút giải lao vị quan tòa đã hứa.

Chánh án Willis gay gắt nhận định, ' Nếu tôi buộc phải hiểu, cái gọi là việc kháng cáo từ một cuộc điều tra đặc biệt này không gì hơn là một loại cao su của Bộ. Tại sao trên thế gian lại gọi nó là kháng cáo ?'

Dán mắt vào Kramer, vị chánh án nghiêm khắc nói tiếp, ' Tôi tuyên bố với đại diện của Bộ Di trú và Dân quyền rằng tòa án dung chứa những nghi ngờ nghiêm trọng …'

Nhưng Edgar Kramer không còn nghe gì nữa. Cơn đau thể xác … sự thúc bách bắt đầu sớm hơn và giờ đã gia tăng cường độ, đang ngấu nghiến tất cả. Tâm trí và thể xác ông không còn chứa đựng gì nữa hết. Gãy vụn, đau đớn, ông đẩy lùi ghế và chạy vụt ra khỏi phòng xử.

' Đứng lại !' Đó là tiếng vị Chánh án, gay gắt ra lệnh.

Ông chẳng để tâm gì nữa. Trong hành lang, vẫn vội vã, ông còn nghe được tiếng Chánh án đay nghiến A.R.Butler , ' … Thông báo cho viên chức này … không tôn trọng … bất kỳ cơ hội nào khác … coi thường tòa án …' Và rồi, đột ngột, ' Tòa ngừng giải lao trong mười lăm phút.'

Ông có thể thấy trước được những bài tường thuật nổ lốp bốp, đầy hăm hở của giới báo chí trong một, hai phút nữa thôi, qua điện thoại hay được viết ra giấy : Edgar E. Kramer, một viên chức quan trọng của Bộ Di trí, hôm nay đã bị cho là coi thường tòa án trong khi nghe tranh tụng ở Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia về vụ xử Henri Duval. Kramer, trong khi bị Chánh án Willis phê bình nghiêm khắc, đã bỏ ra khỏi tòa, bất chấp lệnh của Chánh án …

Nó sẽ xuất hiện khắp mọi nơi. Công chúng, đồng nghiệp, thuộc cấp, thượng cấp. Bộ trưởng, Thủ tướng sẽ đọc nó …

Ông không bao giờ giải thích.

Ông biết sự nghiệp của ông đã kết thúc. Sẽ có những lời khiển trách; và sau đó ông vẫn cứ là công chức, nhưng không thăng tiến nữa. Trách nhiệm sẽ bớt đi, sự tôn trọng sẽ biến mất. Nó đã từng xảy ra cho người khác.. Có lẽ trong trường hợp của ông, sẽ có điều tra về sức khỏe, sẽ về hưu sớm …

Ông tì người về phía trước, úp đầu vào vách tường lạnh lẽo trong phòng vệ sinh. Cố nén không lau những giọt nước mắt chua xót và đau khổ .

 

4.

 

 

Tom Lewis hỏi, ' Rồi là gì nữa đây ?'

Alan Maitland trả lời, ‘ Nếu mày muốn biết, thì tao cũng đang tự hỏi .’

Họ đang ở trên những bậc thang của trụ sở Tòa án Tối cao. Mới đầu giờ chiều, còn ấm, ánh mặt trời không ra mùa nào. Mười lăm phút trước, một phán quyết hợp lý đã được ban ra. Chánh án Willis ra lệnh, Henri Duval, không thể bị trục xuất xuống tàu. Vì lẽ đó, Duval sẽ không ra khơi cùng chiếc Vastervik đêm nay. Những tràng pháo tay rào rào trước tòa, làm ông Chánh án không kịp can ngăn.

Alan tư lự, ‘ Henri vẫn chưa phải là một di dân đã ở trên đất liền và tao bỗng nhiên lại cho là nên đưa trực tiếp hắn đến Liban, ở nơi đó hắn sẽ lên tàu. Nhưng tao không nghĩ Chính phủ sẽ làm thế.’

Tom đồng ý, ‘ Tao đoán là không. Dù sao, hình như hắn cũng chẳng bận tâm gì lắm.’

Họ nhìn ra những bậc thang nơi các phóng viên, nhiếp ảnh viên, người hâm mộ vây quanh Henri Duval.

Trong số đó, có rất nhiều phụ nữ. Gã, đã từng là dân đi lậu, đang đứng làm kiểu để chụp hình, toét miệng cười, ngực ưỡn ra.

Tom hỏi, ‘ Trong lớp áo lông lạc đà, ai là người bẩn thỉu đây ?’

Anh đang nhìn một gã diêm dúa, mặt rỗ hoa có góc cạnh và tóc bóng dầu. Y quàng tay lên vai Duval để chụp hình chung với hắn.

Alan chậm chạp nói, ‘ Nhân viên của câu lạc bộ ban đêm, tao đoán vậy. Hắn mới tự giới thiệu mấy phút trước; bảo là muốn đưa Henri ra sân khấu. Tao phản đối nhưng Henri lại khoái. Tao đã không thấy hết những gì tao làm.’

‘ Mày có nói với Duval về những công việc mà ta đã gợi ý không ? Việc chiếc tàu kéo ấy nghe có vẻ tốt.’

Alan gật đầu, ‘ Hắn bảo tao, hắn chưa muốn làm việc ngay trong vài ngày tới.’ Tom nhướng mày, ‘ Muốn có chút độc lập, phải không ?’

Alan đáp cộc lốc, ‘ Phải.’ Có vẻ như những trách nhiệm nào đó liên quan tới sự bảo trợ của anh bắt đầu là một gánh nặng không ngờ.

Yên lặng rồi Tom nhắc, ‘ Tao cho là mày biết tại sao ông Kramer chạy ra khỏi phòng xử.’

Alan từ từ gật đầu. ‘ Tao nhớ có lần – mày đã bảo tao.’ Tom nói khẽ, ‘ Mày lợi dụng chuyện đó, phải không ?’

Alan thú nhận, ‘ Tao cũng không chắc chuyện gì đã xảy ra nữa. Nhưng tao thấy ông ta sắp nổ tung.’ Anh đau khổ nói thêm, ‘ Ước gì tao đừng làm việc đó.’

Tom nói, ‘ Tao đã hình dung ra ông Kramer như thế. Mày đã sửa ông ấy, nhưng thế là tốt. Tao sẽ nói với A.R.Butler sau. Nhân tiện, ông Butler không phải là người xấu khi mày biết rõ ông ấy. Ông ấy bảo tao, Kramer là một công chức tốt – siêng năng, lương thiện. Tao trích lời ông bạn thông thái của chúng ta, ‘ Khi bạn xem xét những gì những gì chúng ta trả cho các công chức, thì ông Kramer của đất nước này còn xứng đáng hơn cả chúng ta.’

Alan im lặng.

Tom Lewis tiếp, ‘ Theo ông Butler, Kramer đã bị khiển trách về vụ việc này – từ Thủ tướng – chắc thế. Tao đã phải nghĩ những gì xảy ra cần tốt đẹp hơn cho ông ấy, để cho mày có thể tưởng tượng ra mày đã đập gãy ông ấy như thế nào.’

Alan nói chậm chạp, ‘ Tao cảm thấy xấu hổ vì tất cả chuyện này !’

Tom gật đầu, ‘ Ít nhất cả hai chúng ta.’

Dan Orliffe đã rời đám đông vây quanh Henri Duval và bước về phía họ. Anh kẹp một tờ báo dưới nách.

Anh nói, ‘ Chúng ta trở lại phòng Henri. Ai đó có mang rượu và hình như muốn tổ chức một bữa tiệc. Đến không ?’

Alan nói, ‘ Không. Cám ơn.’ Tom lắc đầu.

‘ Được thôi.’ Chuẩn bị quay đi, chàng phóng viên trao cho Alan tờ báo. ‘ Bản phát hành buổi trưa. Có đôi điều về anh đấy. Sẽ còn nhiều nữa trong số cuối.’

Trong khi Tom và Alan đang đọc, đám đông quanh Henri đã rời đi. Trung tâm của nó là người đàn ông mặc áo lông lạc đà. Một phụ nữ quàng tay quanh người Henri. Gã từng là kẻ đi lậu cười hớn hở vui sướng, tận hưởng mọi chú ý. Y không hề quay lại.

Alan bảo, ‘ Tao đã cho hắn vào đầu. Lát nữa đây, tao sẽ loại hắn ra. Tao không thể rời được hắn, nới lỏng hắn ra.’

Tom cười chua chát, ‘ Chúc may mắn.’

Alan lý luận, ‘ Hắn có lẽ sẽ ổn thôi. Có thể hắn sẽ trở nên tốt đẹp. Mày không bao giờ nói trước được và mày không thể đoán trước được – không bao giờ.’

Tom nói, ‘ Không. Mày không nên đoán trước.’

Alan khăng khăng, ‘ Cho dù hắn không làm được gì tốt đẹp. Nguyên tắc còn quan trọng hơn con người.’

‘ Đúng thế.’ Tom theo chân Alan bước xuống những bậc thang. ‘ Tao đoán luôn luôn là thế.’

 

 

Trước đĩa mì bốc khói, trong tiệm ăn Ý ở gần văn phòng, Alan tiết lộ việc công xá của họ. Thật ngạc nhiên, Tom có vẻ không quan tâm.

Anh bảo, ‘ Tao chắc cũng làm thế thôi. Đừng lo. Ta sẽ vượt qua được.’

Alan thấy dâng trào một cảm giác ấm áp và biết ơn. Để che dấu xúc động, anh mở tờ báo Dan Orliffe vừa đưa.

Trên trang nhất là bài tường thuật vụ án Duval, nhưng được viết trước khi có phán quyết và vụ Kramer. Một viên chức Chính phủ ở Ottawa tiết lộ rằng Thủ tướng sẽ có một tuyên bố ‘cực kỳ quan trọng tại Hạ nghị viện vào chiều nay’; nội dung tuyên bố không được tiết lộ, nhưng ám chỉ có liên quan tới tình hình quốc tế đang xấu đi. Bản tin sau cùng là các kết quả cuộc chạy đua và một mục nữa :

Thượng nghị sĩ Richard Devereaux đã đột ngột qua đời sáng nay, người ta cho là do đau tim, tại nhà riêng của ông ở Vancouver. Ông thọ bảy mươi bốn tuổi.

 

5.

 

Cửa nhà mở sẵn. Alan đi vào.

Anh thấy Sharon trong phòng khách , một mình.

‘ Ôi, Alan !’ Cô chạy đến bên anh. Mắt cô đỏ ngầu vì khóc.

Anh dịu dàng nói, ‘ Anh chạy ngay đến đây khi hay tin.’ Anh nhẹ cầm tay cô, dìu cô đến trường kỷ.

Anh bảo cô, ‘ Đừng nói. Trừ phi em muốn.’

Lát sau Sharon nói, ‘ Chuyện xảy ra … chừng một giờ sau khi anh đi.’

Anh bắt đầu thấy hối hận, ‘ Không phải vì … ‘

‘ Không đâu.’ Cô nói nhỏ nhẹ nhưng vững vàng. ‘ Ông đã bị hai cơn đau tim trước đó. Cả nhà em đã biết trước một năm …’

Anh nói, ‘ Thật là không đúng lúc. Nhưng anh muốn nói anh rất ân hận.’

‘ Em rất thương ông, anh Alan. Ông đã chăm sóc em từ khi em còn bé. Ông tốt bụng và độ lượng.’ Sharon nức nở rồi tiếp, ‘ Ôi, em biết mọi thứ về chính trị - nó là những gì tồi tệ, cũng như tốt đẹp. Đôi khi có vẻ như ông không thể tự giúp mình.’

Alan nói khẽ, ‘ Tất cả bọn anh đều yêu mến điều đó. Anh cho rằng đó là cách ta phải làm.’ Anh nghĩ đến mình và Kramer.

Sharon nhướng mắt lên. Cô nói, giọng đều đều, ‘ Em không hay … điều gì khác. Anh thắng chứ ?’

Anh chậm chạp gật đầu. ‘ Phải. Bọn anh thắng. Nhưng anh tự hỏi, anh đã thắng gì và anh đã mất gì.’ Sharon cẩn trọng nói, ‘ Sau khi anh đi rồi, ông nội có bảo em chuyện xảy ra. Ông biết rằng ông không nên yêu cầu anh điều ông đã nói ra. Ông định bảo anh thế.’

Anh nói như an ủi, ‘ Giờ thì không thành vấn đề nữa.’ Dẫu sao, anh ước gì sáng hôm nay, anh đã tỏ ra mềm mỏng hơn.

‘ Ông còn muốn anh biết rằng,’ Mắt cô sáng lên, giọng cô run rẩy, ‘ Ông bảo em rằng anh là chàng trai tốt nhất … mà ông từng được biết … nếu em không giữ chặt lấy anh và kết hôn với anh … thì …’ Giọng nói vỡ ra. Và cô đã nằm gọn trong tay anh.

 

 

 

 

 

Chương 19

 

HIỆP ƯỚC LIÊN MINH

 

1.

 

 

Đã 3giờ 20. Còn 40 phút nữa.

Lúc 4 giờ chiều, đồng thời tại Ottawa và Washington, Hiệp ước Liên minh sẽ được công bố.

Ở Hạ nghị viện, sự căng thẳng đang tăng lên từng giờ. Sáng nay, văn phòng Chính phủ đã cho phép hé ra rằng sẽ có tuyên bố cực kỳ quan trọng về tình hình nhập cảng của quốc gia. Không có thêm chi tiết nào, nhưng ở Đồi Quốc hội, người ta đang đoán già đoán non.

Bên trong Viện, công việc thường nhật vẫn đang tiếp diễn, nhưng có không khí ngấm ngầm chờ đợi. Các hành lang dành cho công chúng đã đầy người. Ở hành lang ngoại giao, nhiều đại sứ đã đến. Trong hành lang kế cận, phu nhân các nghị sĩ, dành nhau chỗ tốt nhất, cũng đang đầy dần.

Ngay lập tức bên ngoài Viện, ở các tiền sảnh, hành lang và phòng báo chí râm ran tiếng trò chuyện. Tin tức về chuyện chia rẽ trong Nội các đã lan đi khắp nơi, như James Howden biết; không có sự rò rỉ nào về nguyên nhân. Trước đó, tiếng trò chuyện trong hành lang Chính phủ đã ngừng khi Thủ tướng bước vào, đến chỗ ngồi của ông ở Viện Dân biểu.

Yên chỗ rồi, ông nhìn quanh và mở cặp hồ sơ mang theo. Bịt tai để khỏi nghe diễn giả đang nói – một nghị sĩ đang tận hưởng niềm vui bất ngờ được chú ý – Howden đọc lại, một lần nữa, tuyên bố chung đã được thỏa thuận và nội dung khai mào cho bài diễn văn.

Hàng nhiều ngày liền, ông đã làm việc cật lực cho bài diễn văn này, giữa những lời phê bình, hoàn tất nó vào đầu giờ sáng nay. Sau khi từ Montreal về, ông ngủ rất ít nhưng sự phấn khích và cảm giác số phận cứ đè nặng lên ông.

Bài diễn văn mà ông sẽ đọc hôm nay ở Viện – không giống những bài diễn văn khác trong mấy ngày qua – hoàn toàn là của chính ông. Ngoại trừ Milly Freedeman đánh máy bản thảo, không ai khác nhìn thấy và góp ý vào đó cả. Ông ý thức được những gì mình đã viết và sẽ nói, là từ chính con tim. Những gì ông đề nghị sẽ làm lệch chiều lịch sử. Đối với Canada, ít nhất là trong một khoảng thời gian, sẽ là giảm tính cách quốc gia. Nhưng cuối cùng, ông chắc rằng, kết quả của việc liên hiệp sẽ có kết quả bội phần hơn là sự nguy hiểm khi chỉ đứng một mình. Thật an toàn khi đối mặt với các sự kiện, còn hơn là sự nổi loạn chẳng đem lại tích sự gì như quá khứ đã từng chỉ rõ.

Nhưng người khác cũng thấy nó chăng ?

Ông biết, có người sẽ thấy. Nhiều người sẽ tin ông, như đã tin trước đó. Một số tin do cách lập luận, một số ít hơn tin do sợ hãi. Một phần lớn đất nước này đã là người Mỹ trong tư tưởng ; với họ, Hiệp ước Liên minh là hợp lý và đúng đắn.

Nhưng cũng sẽ có phản đối và phản ứng dữ dội. Nó đã bắt đầu rồi.

Sáng sớm nay, ông đã gặp riêng rẽ tám thành viên Nội các bất đồng quan điểm, những người ủng hộ Adrian Nesbitson. Bằng khả năng thuyết phục và yêu cầu khẩn thiết của cá nhân, ông đã kéo về mình được ba người, năm người còn lại trơ như đá. Cùng với tướng Nesbitson, họ sẽ từ chức và chống lại Hiệp ước Liên minh như một nhóm độc lập và đối lập. Chắc chắn, một vài thành viên Quốc hội cũng sẽ theo họ, để tạo thành phe thiểu số trong Viện.

Đó là một đòn nặng, không thể nào đoán trước được. Tuy nhiên, ông tin là nó đã có đó, từ khi sự tín nhiệm của công chúng dành cho Chính phủ đã sụt giảm trong mấy tuần qua. Nếu như không có vụ việc gã đi lậu … Một cách kiên quyết , để tránh khơi lại ngọn lửa giận dữ trong lòng, Howden đẩy ý nghĩ mình đi chỗ khác. Ông để ý không thấy Harvey Warrender có mặt trong Viện. Bonar Deitz, lãnh tụ phe Đối lập, cũng không.

Một bàn tay chạm vào vai ông. Quay lại, ông thấy Lucien Perrault, đầu tóc bù xù, râu ria lởm chởm. Vui vẻ, như muốn làm hết thảy mọi việc, tay Canada gốc Pháp này cúi đầu chào viên Chủ tịch Viện và ngồi xuống ghế của Stuart Cawston, người vừa đứng lên đi ra.

Perrault chồm tới phía trước, thì thào, ‘ Tôi nghe, đúng thật đó, sẽ có một trận tấn công chúng ta.’

Howden thì thào, ‘ Tôi e là thế.’ Ông nồng nhiệt nói thêm, ‘ Tôi không thể nói ra sự ủng hộ của ông có ý nghĩa thế nào với tôi đâu.’

Perrault nhún vai rất Pháp, ánh mắt hài hước, ‘ Vâng, ta sẽ cùng đứng bên nhau và nếu ta có ngã xuống, sẽ là tiếng sấm rền.’ Lát sau, vẫn tươi cười, ông bỏ đi về chỗ của mình.

Chú bé chuyển văn thư đặt một phong bì lên bàn Thủ tướng. Xé ra, Howden thấy nét chữ của Milly Freedeman. ‘ Tổng thống đang chuẩn bị rời Tòa Bạch ốc để đến đồi Capitol.’ Trong văn phòng Thủ tướng, mấy phút vừa qua, Milly đang giám sát đường dây nối trực tiếp với Washington. Nó dành cho trường hợp bất ngờ ở phút cuối cùng. Nhưng chắc là sẽ không có bất ngờ.

Phía bên kia Viện, lãnh tụ phe Đối lập đi vào. Howden nghĩ, trong Bonar Deitz có vẻ lo nghĩ . Ông đi thẳng đến bàn ở hàng đầu, tay khẽ vỗ chú bé chuyển văn thư. Trong khi chú bé đang chờ, Deitz hí hoáy lên một tờ giấy rồi gấp nó lại. Trước sự ngạc nhiên của Howden, tờ giấy được chuyển cho ông. Như thế này : ‘ Tối khẩn, chúng ta phải thảo luận ngay, vấn đề cá nhân liên quan đến ông và Harvey Warrender. Xin gặp tôi ngay, phòng 16 _ B.D.’

Thất thần và sửng sốt, Howden ngước lên, nhưng viên lãnh tụ phe Đối lập đã đi rồi.

 

2.

 

Cùng lúc Bonar Deitz bước vào Hạ nghị Viện, Brian Richardson sải bước đi vào căn phòng phía ngoài trong dãy phòng dành cho Thủ tướng nơi Milly Freedeman đang chờ. Nét mặt ông trưởng ban tổ chức rất dứt khoát. Trong tay ông là mảnh giấy xé ra từ bản tin viễn ký. Không rào đón gì cả, ông bảo Milly. ‘ Cho dù xếp ở đâu, anh cần gặp ông ấy - nhanh lên.’

Milly chỉ chiếc điện thoại cô đang cầm. Cô hé môi một từ duy nhất, ‘ Washington.’ Mắt cô hướng lên chiếc đồng hồ trên tường.

Richardson nói cộc lốc, ‘ Còn thì giờ. Nếu ông ấy có trong Viện, báo ông ấy ra.’ Ông để bản tin viễn ký trên bàn trước mặt cô. ‘ Đây là Vancouver. Ngay bây giờ là ưu tiên số một.’

Milly đọc thật nhanh, rồi bỏ điện thoại xuống, viết vội một tờ giấy. Bỏ tờ giấy và bản tin vào chung một phong bì, cô nhấn một cái nút. Gần như ngay tức khắc, chú bé chuyển văn thư gõ cửa bước vào. Milly ra lệnh, ‘ Cầm lấy cái này và đi ngay.’ Chú bé đi rồi, cô lại nhấc điện thoại và lắng nghe.

Lát sau, lấy tay che ống nói, Milly hỏi, ‘ Rất xấu, phải không ? Cái vụ xảy ra ở tòa ấy .’

Richardson cay đắng đáp, ‘ Nếu có cách nào khác để làm cho Chính phủ này trông ngu xuẩn hơn, xấu xa hơn và vụng về hơn cùng một lúc, thì anh đã nghĩ tới nó.’

‘ Có thể làm gì được nữa không _ bất cứ cách nào ?’

‘ Với một chút may mắn - nếu xếp đồng ý với những gì anh muốn - chúng ta có thể cứu được chừng 2% những gì ta đã mất.’ Ông trưởng ban buông người xuống ghế. Và ông rầu rĩ nói thêm, ‘ Với những gì đã xảy ra, thì 2% cũng đáng giá.’

Milly lại nghe điện thoại. Cô nói, ‘ Vâng. Tôi có rồi.’ Bằng tay kia, cô viết một tờ giấy. Lại che ống nói, cô bảo Richardson, ‘ Tổng thống vừa rời tòa Bạch ốc và đang đến đồi Capitol.’

Ông cau có đáp, ‘ Hoan hô ông ta. Hy vọng ông ta biết cách đối phó.’ Milly để ý giờ. 3giờ 30.

Brian Richardson đứng lên đi lại gần cô. Ông nói, ‘ Milly, mặc kệ mọi chuyện. Ta hãy lấy nhau đi.’ Ông ngừng rồi nói thêm, ‘ Anh đã bắt đầu thủ tục ly dị. Eloise đồng ý rồi.’

‘ Ô, Richardson.’ Bỗng nhiên, mắt cô đẫm lệ, ‘ Anh đã chọn giờ phút lạ lùng nhất.’ Tay cô vẫn còn che ống nói.

Ông cộc cằn nói, ‘ Không có thời gian - không có thời gian nào là đúng cả. Ta phải nắm lấy cái ta với được.’

Cô bảo ông, ‘ Ước gì em cũng chắc chắc được như anh. Em đã nghĩ đến nó. Nghĩ rất nhiều.’

Ông dục, ‘ Nhìn này. Sắp có chiến tranh rồi - ai cũng nói thế cả ; và chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ta hãy giữ chặt những gì còn lại và làm hết sức.’ Milly thở dài, ‘ Nếu chỉ đơn giản như thế.’

Ông bướng bỉnh nói, ‘ Ta có thể làm cho nó đơn giản.’

Cô trả lời không vui, ‘ Brian, anh yêu. Em không biết. Thành thật mà nói, em không biết.’

Cô nghĩ, hay ta đã biết ? Có phải đó là điều ta hết sức ao ước - độc lập và hôn nhân - cả hai đều tốt nhất hay không đầu hàng cái nào cả ? Cô biết, không thể nào được. Có lẽ độc lập là cái gì đó cô có đã lâu.

Ông lúng túng nói, ‘ Anh yêu em, Milly. Anh đoán là anh có bảo em rồi và nó không thay đổi.’ Ông

ước gì ông có thể bày tỏ những gì sâu thẳm nhất trong lòng. Đôi khi có những điều rất khó nói ra thành lời.

Milly nằn nì, ‘ Ta không thể. Trong một thời gian, cứ để như thế này đi.’

Trong một thời gian. Ông nghĩ, đó là phương sách, nó luôn luôn và sẽ là như thế. Trong một thời gian và chẳng chóng thì chầy, một trong hai người sẽ quyết định thời gian kết thúc.

Ông nói, ‘ Anh đoán thế.’ Ông có cảm giác như ông vừa mất một cái gì mà ông chưa bao giờ có.

 

3.

 

 

Trong phòng số 16 – một nơi rộng rãi xa hoa kề cận phòng của Chủ tịch Hạ viện, nơi tất cả các đảng phái cùng chia nhau sử dụng _ Thủ tướng đang đối diện với Bonar Deitz. Ngoại trừ hai người ra, còn thì phòng trống vắng.

Deitz nói khẽ khàng, ‘ Cám ơn đã đến ngay.’

Howden gật đầu. Sự lo sợ ông đã cảm thấy từ trước nhưng cố chống lại nó. Ông ngập ngừng hỏi, ‘ Ông định nói với tôi chuyện gì về Harvey Warrender ?’

Thay vì trả lời, Deitz nói quanh, ‘ Ông biết chúng tôi là láng giềng ở Rockliffe chứ ?’

‘ Vâng.’ Howden biết, nhà Warrender và nhà Deitz đối diện nhau.

Ông lãnh tụ Đối lập thêm, ‘ Sáng nay, vợ Harvey gọi tôi sang nhà họ. Vợ Harvey và vợ tôi là bạn rất thân.’

Howden nóng nảy nói, ‘ Tiếp đi.’

Người đối diện do dự. khuôn mặt gầy trí thức lo lắng. Rồi ông nói, ‘ Harvey đã tự nhốt mình trong phòng làm việc của ông ấy. Ông ấy không chịu ra. Chúng tôi gọi thì ông ấy dọa sẽ tự sát.’ Hoảng hốt, Howden hỏi, ‘ Ông ấy … ‘

Deitz lắc đầu, ‘ Không. Người dọa thì thường không dám; ít ra đó là điều tôi nghe nói.’

‘ Rồi chuyện gì ?’

‘ Chúng tôi bất ngờ phá cửa. Nhà họ có gia nhân nam. Chúng tôi cùng hợp sức.’

Lối nói chậm làm Howden tức điên lên. Ông quát, ‘ Rồi sao nữa ?’

‘ Như một cơn ác mộng. Harvey nổi điên. Chúng tôi cố làm ông ta dịu xuống. Ông ta gầm rú, sùi bọt mép …’

Cứ như họ đang nói chuyện tưởng tượng. Howden nói, ‘ Tôi thường cho những chuyện như vậy là tiểu thuyết …’

‘ Không phải. Tin tôi đi, không phải.’ Deitz gỡ cái kính không có gọng bao ra, ông đưa tay lên mặt. ‘ Hy vọng là tôi không bao giờ thấy những chuyện như vậy nữa.’

Giống như chuyện giả tưởng. Howden hỏi, ‘ Rồi sao nữa ?’ Mắt ông nhìn vào nét mặt thất sắc của người đối diện - nét mặt mà một nhân vật hoạt hình từng so sánh với hạt đậu.

‘ Ôi. Lạy Chúa !’

Deitz nhắm mắt lại, rồi mở ra. Ông cố trấn tĩnh, ‘ May mắn là gia nhân của họ rất khỏe. Ông ta giữ chặt lấy Harvey. Chúng tôi cột ông ta vào ghế. Và suốt thời gian ấy, ông ta cứ … gầm rú, vùng vẫy…’

Đó là một điều kỳ dị, không tin nỗi. Howden nói, ‘Tôi không tin.’ Ông thấy tay mình run rẫy. ‘ Chỉ đơn giản là tôi không thể nào tin.’

Bonar Deitz nói một cách cương quyết. ‘Ông sẽ tin thôi. Ông sẽ tin, nếu ông nhìn thấy Harvey.’

‘ Hiện ông ta ở đâu ?’

‘Ở bệnh viện Eastview. Trong khi căng thẳng quá, họ đã gọi nơi này. Sau khi chuyện xảy ra, vợ Harvey biết phải gọi cho ai.’

Thủ tướng cộc lốc hỏi, ‘ Sao bà ấy biết ?’

Deitz trả lời, ‘ Rõ ràng đây không phải là chuyện quá bất ngờ. Harvey đã từng được điều trị - điều trị tâm lý - một thời gian dài. Ông có biết không ?’

Ngạc nhiên, Howden nói, ‘ Tôi không biết gì cả.’

‘ Tôi cho là, không ai biết gì cả. Sau đó vợ ông ấy có bảo tôi, có tiền sử bệnh điên - về phía nhà Harvey.

Tôi đã tập hợp những gì bà ấy tìm thấy sau khi họ lấy nhau. Đã có vài chuyện không hay khi ông ấy còn đi dạy học nhưng đã được ỉm đi.’

Howden thở hắt ra, ‘Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa !’

Họ vẫn đứng. Cảm thấy loạng choạng không ổn, Howden ngồi xuống ghế, Deitz ngồi cạnh ông.

Lãnh tụ phe Đối lập nói khẽ, ‘ Lạ quá , phải không ? Chúng ta biết về người khác quá ít cho đến khi có chuyện mới hay.’

Đầu óc James Howden bấn loạn. Thật khó không biết phải suy nghĩ điều gì trước. Ông và Harvey Warrender chưa bao giờ là bạn thân của nhau, nhưng nhiều năm qua họ đã là đồng nghiệp …

Ông hỏi, ‘ Vợ Harvey nghĩ thế nào ?’

Bonar Deitz lấy miếng giấy lụa lau kiếng. Rồi đeo lên. Ông trả lời. ‘ Giờ khi chuyện kết thúc rồi, bà ấy bình tĩnh đến lạ. Nói một cách nào đó, bà ấy có vẻ như được giải thoát. Tôi nghĩ không dễ chút nào khi phải sống như thế.’

Ông chậm chạp trả lời, ‘ Không. Tôi không cho là dễ.’ Harvey đã không dễ dãi với bất cứ ai. Ông nhớ lại lời Margaret, “ Đôi khi em nghĩ Harvey có hơi điên.’ Lúc đó ông cũng đồng ý, nhưng không bao giờ hình dung ra …

Bonar Deitz nói khẽ, ‘ Tôi cho là, không nghi ngờ gì nữa, Harvey đã được xác nhận là điên. Người ta không làm gấp chuyện này đâu, nhưng trong trường hợp này, chỉ còn là hình thức.’ Howden lơ mơ gật đầu. Trái với thói quen ông đưa tay vuốt mũi.

Deitz tiếp, ‘ Bất cứ chuyện gì cần, chúng tôi sẽ tạo thuận lợi cho ông ở Viện. Tôi sẽ chuyến ý này cho người của tôi và không cần phải nói nhiều nữa. Báo chí sẽ không đăng chuyện này, tất nhiên.’

Không, Howden nghĩ; phải có những chiết trung mà báo chí đã nhìn thấy. Một ý nghĩ chợt đến. Ông liếm môi.

‘ Khi Harvey … gầm hét … ấy, ông ta có nói, điều gì … đặc biệt không ’.

Bonar Deitz lắc đầu, ‘ Gần như không đầu đuôi gì cả : líu nhíu, vài tiếng La tinh tôi nghe không ra.’

‘ Và … không gì khác ?’

Bonar Deitz nói khẽ, ‘ Nếu ông nghĩ đến nó, thì ông nên nhận nó ngay bây giờ.’ Từ trong túi áo, ông lấy ra một phong bì. Trên có ghi : Ngài James M. Howden. Chữ viết tay, dù nguệch ngoạc và không đều, có thể nhận ra là của Harvey Warrender.

Trong khi cầm lấy phong bì và mở ra, tay ông run lẩy bẩy.

Có hai tờ giấy kèm theo. Một là tờ giấy sẽ làm yên lòng - chữ viết trên đó cũng là chữ viết tay lộn xộn … như muốn nhấn mạnh - việc từ nhiệm của Harvey khỏi Chính phủ. Tờ kia là một tờ chương trình nghị sự đã vàng ố, mặt sau là thỏa thuận định mệnh của chín năm trước.

Bonar Deitz nhìn chăm chăm vào mặt Howden. Ông nói, ‘ Phong bì để ngỏ trên bàn Harvey. Tôi quyết định niêm nó lại. Như thế có lẽ tốt hơn.’

Chậm chạp, Howden ngước mắt lên. Bắp thịt trên mặt ông co giật. Ông run hết cả người, cơn run mà ông không thể nào kiềm lại được. Ông nói lào xào, ‘ Ông … thấy … cái gì ở đó ?’

Bonar Deitz đáp, ‘ Tôi rất muốn nói là không. Nhưng như thế là không thật.’ Ông lưỡng lự rồi tiếp, ‘ Phải, tôi đã thấy. Nó không phải là điều tôi hãnh diện, nhưng vì tò mò, tôi e vậy, đã chứng minh rất rõ.’

Sợ hãi, nỗi sợ như băng giá, đập vào tim Howden. Rồi là sự cam chịu.

Và, như thế, cuối cùng; một mảnh giấy đã phá nát đời ông. Ông đã bị tham vọng của chính mình vùi xuống, nông nổi, giây phút nhận định sai lầm. Đưa cho tờ giấy gốc là trò bịp, hẳn nhiên rồi; Bonar Deitz đã có bản sao, nó sẽ được tạo ra, được phát tán, như hậu quả hiển nhiên nhiều người từng mắc phải … Hối lộ, những tấm séc bí mật, những thỏa thuận lén lút … Báo chí sẽ rùm beng, các đối thủ sẽ khoái trá tự cho mình là đúng. Về mặt chính trị ông coi như tàn đời. Với thái độ thờ ơ kỳ lạ, ông tự hỏi còn chuyện gì nữa đây ?

Ông hỏi, ‘ Ông định làm gì ?’

‘ Không làm gì cả.’

Đâu đó đàng sau, một cánh cửa mở ra và khép lại. Tiếng bước chân đi về phía họ. Bonar Deitz nói cộc lốc, ‘ Thủ tướng và tôi muốn có một mình.’ Tiếng bước chân rút lui và cửa đóng lại.

Howden nói, ‘ Không gì cả. ?’ Giọng ông có vẻ không tin, ‘ Không gì cả sao ?’

Lãnh tụ Đối lập nghiêm trang nói, ‘ Tôi đã suy nghĩ rất nhiều từ sáng hôm nay. Tôi cho là tôi nên sử dụng chứng cớ Harvey để lại. Nếu có một người nào của chúng tôi biết tôi giữ nó, họ sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi.’

Howden nghĩ, ‘ Phải . Sẽ có rất nhiều người lấy làm thích thú được tiêu diệt ông, bất chấp phương tiện. Trong đầu ông, một tia hy vọng lóe lên; có chuyện hủy bỏ tất cả không - như cách nói của Deitz ?

Deitz nói khẽ, ‘ Dù sao mặc lòng, tôi không thể tự tay làm việc đó. Tôi không dự phần làm vấy bùn lên; rất nhiều dơ bẩn sẽ được lau sạch đi.’

Howden nghĩ, nhưng tôi sẽ làm việc đó với ông. Không chút do dự tôi sẽ làm việc đó với ông.

Deitz nói, ‘Dù sao, tôi vẫn có thể, nếu nó không diễn ra theo chiều hướng khác. Ông thấy đó, tôi có thể đánh bại ông bằng cách khác.’ Dừng một chút rồi với vẻ tự tin kín đáo, Deitz tiếp, ‘ Quốc hội và đất nước này sẽ không bao giờ thông qua Hiệp ước Liên minh. Ông sẽ là người thất trận và tôi sẽ thắng.’

‘ Ông biết vậy sao ?’

‘ Tôi biết đã nhiều hôm rồi.’ Lần đầu tiên, người đối diện mỉm cười, ‘ Bạn ông ở tòa Bạch ốc cũng có đối thủ. Có vài tin tức rò rỉ ở đó. Hai Thượng nghị sĩ và một Dân biểu đã bay sang gặp tôi và họ đại diện cho những người không thích quan điểm hay hình thức này. Tóm lại, tôi có thể nói là hoàn toàn công bằng.’

Howden nghiêm trang nói, ‘ Nếu không liên hiệp, chính là một vụ tự sát của cả đất nước Canada - sự tận diệt.’

Bình thản, Deitz nói, ‘ Với tôi, nếu như chúng ta làm việc đó mới là tự sát tập thể. Chúng ta đã đi qua chiến tranh rồi. Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ lập lại nó - với tư cách một quốc gia độc lập - và nắm lấy cơ hội của chúng ta.’

Howden nói, ‘ Tôi mong ông nghĩ lại, hãy suy nghĩ thật nghiêm túc.’ Lãnh tụ Đối lập cười, ‘ Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Chính sách của chúng ta đã được xác định. Hãy tha lỗi cho tôi nếu tôi có để dành những lý lẽ này cho tranh cử và bầu cử.’ Và ông nói thêm, ‘ Ông sẽ kêu gọi một cuộc bầu cử, tất nhiên.’

Howden nói, ‘ Phải.’

Deitz gật đầu, ‘ Tôi cho là ông sẽ làm vậy.’

Như đã hài lòng, họ cùng đứng lên. Howden lúng túng nói, ‘ Tôi nghĩ tôi phải cám ơn ông về việc này.’ Ông nhìn cái phong bì trong tay mình.

‘ Tốt hơn ông đừng cám ơn. Cả hai ta sẽ bối rối.’ Bonar Deitz chìa tay ra, ‘ Chúng ta sẽ là những chiến binh, tôi mong vậy, sớm thôi. Sẽ có những cái tên được gọi ra; luôn luôn có. Tôi muốn được cảm thấy, tới một mức độ nào đó, và đây không phải là cá nhân.’

James nắm lấy bàn tay chìa ra. Ông nói, ‘ Không. Không phải là cá nhân.’ Dầu sao, ông nghĩ, trái ngượcvới sự mong manh của kẻ khác, Bonar Deitz lại tỏ ra vững chải hơn bao giờ hết.

  

4.

 

 

Vội vã, khi thời khắc trôi qua thật nhanh, Thủ tướng bước vào văn phòng của ông ở Quốc hội, một xấp hồ sơ trong tay. Ông có vẻ nhanh nhẹn và dứt khoát.

Có bốn người đang chờ : Richardson và Milly, Margaret Howden vừa mới đến, Elliot Prowse. Viên phụ tá này đang lo lắng nhìn đồng hồ.

Howen quát lên, ‘ Đến lúc rồi, mà chỉ mới …’ Ông bảo Margaret, ‘ Em vui lòng chờ anh bên trong vậy.’

Khi bà đã đi khuất vào trong, ông chọn trong xấp giấy, lấy ra tờ tin viễn ký Richardson đã chuyển cho ông. Đó là báo cáo phán quyết của Vancouver : việc trả tự do cho Henri Duval, việc quan tòa khiển trách Edgar Kramer. Ông đã đọc nó trước khi quay về văn phòng Viện.

Richardson bắt đầu, ‘ Thật tệ. Nhưng ta có thể cứu vãn …’

Howden ngắt lời, ‘ Tôi biết rồi. Tôi đã có ý định.’

Ông ý thức được sự tự do hành động mà trước đây ông không có. Bất chấp thảm kịch của Harvey Warrender, mối đe dọa cá nhân không còn nữa. Việc Warrender từ chức - dù được viết một cách khiếm nhã, nhưng dẫu sao, hiệu quả đã nằm trong tay ông.

Ông bảo với ông trưởng ban, ‘ Cho công bố một thông cáo báo chí vào chiều nay, rằng Duval sẽ được cấp chiếu khán nhập cư tạm thời ngay lập tức. Anh có thể trích lời tôi nói rằng sẽ không có kháng cáo nào với phán quyết Vancouver, hay bất cứ nỗ lực nào để trục xuất anh ta nữa. Và theo khuyến cáo của cá nhân tôi, Nội các sẽ sớm quyết định tình trạng nhập cư chính thức cho Duval ngay khi có thể. Anh có thể thêm vài ý như, sự tôn trọng của Chính phủ, như thường lệ, đối với đặc quyền của tòa án và quyền của mỗi cá nhân. Rõ cả chứ ?’ Richardson nói với vẻ mãn nguyện, ‘ Ông có thể tin là rất rõ ràng. Rồi, ông cứ tiếp đi.’

‘ Còn vài chuyện nữa.’ Và với những lời tuôn ra thật nhanh, giọng quyền uy, ‘ Ông không cần trích dẫn trực tiếp lời tôi về việc này, nhưng cần cho mọi người biết rằng ông Kramer đang được giải nhiệm và triệu hồi vì vô kỷ luật. Còn gì thêm nữa, thì ông có thể gán thêm ý này, ông Kramer đã bất tuân khuyến cáo của Chính phủ về toàn thể vấn đề Duval từ đầu tới cuối.’

‘ Tốt.’ Richardson nói, ‘ Rất tốt, thật vậy.’

Quay ngoắt sang viên phụ tá, Thủ tướng ra lệnh,’ Coi như đã xong. Cho gọi Bộ trưởng ủy quyền và bảo với ông ta đây là những chỉ thị của tôi. Anh cũng có thể thêm rằng tôi quan tâm tới việc tôi coi ông Kramer là không thích hợp để nắm giữ một vị trí có trách nhiệm nữa.’ Prowse nói, ‘ Vâng, thưa Ngài.’

‘ Anh cũng có thể nói với ông Bộ trưởng ủy quyền rằng ông Warrender hiện không đủ năng lực và tôi sẽ chỉ định một Bộ trưởng chính thức vào ngày mai. Nhớ nhắc tôi.’

Prowse viết thật nhanh, ‘ Vâng, thưa Ngài.’ Thủ tướng ngừng lại lấy hơi.

‘ Có cái này này,’ Milly nói xen vào. Vẫn giữ đường dây điện thoại, cô chuyển cho ông bức điện tín của Bộ trưởng Ngoại giao vừa gởi đến. Nó là của viên Toàn quyền Canada ở Luân đôn, ‘ Nữ hoàng vui mừng trân trọng chấp nhận lời mời …’ Nữ hoàng đang đến.

 

 

 

Howden nhận ra, nó sẽ giúp ích, giúp rất nhiều. Ông tính toán thật nhanh, rồi nói,’ Tôi sẽ tuyên bố điều này ở Viện vào ngày mai.’ Hôm nay thì sớm quá. Nhưng ngày mai đang đến, cái ngày sau khi công bố Hiệp ước Liên minh, sẽ có sự dính líu của Hoàng gia vào thỏa thuận. Và vào ngày mai, cho dù tin tức về Hiệp ước Liên minh có bay tới Luôn dôn, điện Buckingham sẽ không còn thời gian để xét lại nữa …

Milly nghiêm trang bảo ông, ‘ Sẽ có sự từ chức trong Nội các. Có sáu người mà ông chờ đợi đó.’ Cô đưa mấy cái văn thư kẹp chung với nhau. Ông nhìn thấy tên Adrian Nesbitson ở trên cùng.

‘ Tôi sẽ đưa trường hợp của họ ra Viện để xem xét.’ Ông nghĩ : sẽ không có chuyện trì hoãn; trường hợp này sẽ được đưa lên đầu. Ông thông báo với Milly, ‘ Sẽ có một sự từ chức nữa, nhưng cứ giữ nó ở đây.’ Ông lấy văn thư của Harvey Warrender trong đống giấy tờ trên tay rồi ra lệnh, ‘ Ta sẽ giữ nó lại trong vài ngày.’ Không cần làm ầm ỹ chuyện bất hòa; ngoài ra, sự từ chức của Warrender không ảnh hưởng tới Hiệp ước Liên minh. Họ sẽ chờ khoảng một tuần rồi công bố vì lý do sức khỏe. Ông nghĩ, nên thành thật, một lần.

Một ý nghĩ chợt hiện. Ông quay sang Brian Richardson, ‘ Có vài thông tin tôi muốn anh biết. Trong vài ngày qua, lãnh tụ phe Đối lập đã tiếp một đoàn đại biểu không chính thức của Hoa kỳ _ hai Thượng nghị sĩ và một Dân biểu; họ đại diện cho một số khác. Tôi muốn biết tên, ngày tháng, địa điểm , nơi họ gặp nhau, họ là những ai; bất cứ cái gì mà anh có được.

Ông trưởng ban gật đầu, ‘Tôi sẽ cố. Chắc không khó đâu.’

James Howden gật đầu. Ông sẽ sử dụng những thông tin này nhu một thứ khí giới chống lại Bonar Deitz. Cuộc hội kiến của ông và Tổng thống đã được công bố; cuộc họp của Deitz cũng phải cho người ta thấy là lén lút. Nếu được khai thác khéo léo, nó sẽ có mùi vị của âm mưu. Người ta không thích thế và sự tiết lộ - từ chính ông - sẽ là điểm để bàn cãi. Ông xua đi nỗi lo lương tâm cắn rứt. Bonar Deitz đã đủ giàu sang để kiên trì chịu đựng; với tư cách một lãnh tụ chiến đấu cho cuộc đời chính trị của mình, Thủ tướng thì không.

Elliot Prowse nói, vẻ căng thẳng, ‘ Thời gian …’

Howden gật đầu. Bước vào phòng trong, ông khép cửa lại.

Margaret đang ở bên cửa sổ. Bà quay lại, mỉm cười. Giây phút trước, khi bị xua ra, bà có cảm giác như bị loại trừ, biết rằng có những điều cần được nói riêng với nhau, chứ không phải với bà. Bà nghĩ, theo một cách nào đó, nó là kiểu mẫu cuộc sống của bà; vượt qua những giới hạn nào đó - khác với Milly Freedeman - bà chưa bao giờ được phép đi qua. Nhưng có lẽ nó là khuyết điểm riêng của bà - thiếu nhiệt tình với chính trị; và theo cả hai cách, thời gian để phản đối trôi qua đã lâu. Bà nói khẽ, ‘ Em đến để chúc anh may mắn, Jamie.’

Ông đi lại phía bà và hôn nhẹ lên tóc, ‘ Cám ơn, em yêu. Cứ như thể ta sẽ cần đến tất cả.’ Bà hỏi, ‘ Có thực sự tệ không ?’

Ông đáp, ‘ Sẽ sớm có bầu cử thôi. Thành thật mà nói, đảng đang đứng trước cơ hội rất lớn là sẽ thua.’

Bà bảo ông, ‘ Em biết đó không phải đó là điều anh muốn. Nhưng dù nó có xảy ra, vẫn còn có chúng ta.’

Ông chầm chậm gật đầu, ‘Đôi khi anh nghĩ điều đó giúp anh đi tới.’ Ông nói thêm, ‘ Dù rằng có thể ta không còn có nhau lâu; người Nga muốn thế.’

Ông ý thức được giờ phút đang trôi qua. Ông nói, ‘ Nhưng nếu xảy ra việc anh thua, em cũng biết chúng ta còn rất ít tiền.’

Margaret nói nghiêm trang, ‘ Vâng, em biết.’

‘ Còn có những món quà tặng - có lẽ rất đáng giá. Anh đã quyết định anh sẽ không chấp nhận.’ Ông tự hỏi : Margaret có hiểu không ? Hiểu rằng gần cuối đời mình - con đường dốc ngược, từ viện cô nhi đến văn phòng cao nhất của quốc gia - ông không muốn quay về sống nhờ thương hại nữa.

Margaret đưa tay nắm chặt lấy tay ông, ‘ Không thành vần đề, Jamie.’ Giọng bà xúc động. ‘ Ôi, em nghĩ

thật xấu hổ khi Thủ tướng phải sống nghèo hèn, khi anh đã cống hiến tất cả những gì anh có và đã làm biết bao điều mà không kể đến thân mình. Có lẽ một ngày nào đó, có một ai đó, sẽ thay đổi điều này. Nhưng với chúng ta, thì không thành vấn đề.’

Ông cảm thấy đầy lòng biết biết ơn và yêu mến. Ông nghĩ, niềm tin tuyệt đối này cao xa biết bao ? Ông nói, ‘ Có vài điều nữa anh muốn nói với em đã nhiều năm rồi.’ Ông chìa ra tờ chương trình nghị sự cũ - tờ giấy Bonar Deitz đã trao cho ông.

Margaret đọc rất cẩn thận, ‘ Cho dù nó đến từ đâu, em nghĩ anh nên đốt ngay nó đi.’

Ông tò mò hỏi, ‘ Em không lưu ý ?’

Bà trả lời, ‘ Em lưu ý theo một cách duy nhất. Ít nhất anh có thể tin ở em.’

‘ Anh nghĩ rằng anh rất hổ thẹn.’

Margaret nói, ‘ Phải, em hiểu được điều đó.’

Trong khi ông lưỡng lự, bà nói tiếp, ‘ Nếu nó có làm anh cảm thấy tốt hơn, thì em không tin rằng nó có thể làm thay đổi được gì, ngoại trừ Harvey Warrender. Em luôn luôn cảm thấy rằng anh có ý nghĩa với chính con người anh; cứ làm những gì anh đã làm.’ Bà đưa trả tờ giấy rồi nhẹ nhàng thêm, ‘ Ai cũng có thể xấu và ai cũng có thể tốt. Đốt nó đi, Jamie; anh đã lau sạch nó từ lâu.’

Đi lại lò sưởi, ông quẹt một que diêm và đốt tờ giấy cháy bùng lên. Ông cầm một góc và chờ cho ngọn lửa liếm đến tay . Buông nó xuống, ông thấy phần còn lại lụi đi, rồi lấy gót chân dẫm nó thành tro.

Bà đang lóng ngóng với cái túi xách. Lấy ra một mảnh xé từ tờ báo mới, bà bảo ông, ‘ Em thấy cái này trong tờ báo mới sáng nay. Em để dành nó cho anh.’

Ông cầm lấy và đọc : ‘ Cho những người sinh cung Nhân mã, hôm nay là ngày thành công. Thủy triều đang lên.’

Không đọc hết, ông vo tròn mảnh giấy.

Ông nói, ‘ Ta tự tạo ra tương ai. Anh đã tạo ra cho mình vào ngày anh lấy em.’

 

5.

 

 

Bồn giờ kém ba phút, Trong hành lang Chính phủ, Arthur Lexington đang chờ. Ông Bộ trưởng Ngoại giao nói, ‘ Ông làm thật đẹp.’

James Howden gật đầu, ‘ Có những điều cần được làm.’

Lexington nói nhanh, ‘ Tôi có tin xấu đây. Ngay sau khi ông đọc diễn văn, Nesbitson và năm người nữa sẽ kéo ra diễn đàn.

Đó là đòn tối hậu. Một Nội các chia rẽ, với sáu người từ chức, đã đủ nghiêm trọng. Tương tự, các cựu Bộ trưởng tiến ra diễn đàn – sự khước từ Chính phủ và đảng rõ ràng – đúng là thảm họa, xét theo nghĩa rộng. Đã từng có lần, trong suốt một thế hệ, một thành viên Quốc hội duy nhất đăng đàn trong một thảm kịch. Nhưng một phần tư Nội các thì …

Howden cương quyết nghĩ : cần phải tập trung sự chú ý – chứ không gì khác – về sự đối lập với Hiệp ước Liên minh và với chính ông.

Lexington nói, ‘ Họ có đưa một đề nghị. Nếu ông hoãn tuyên bố lại, họ sẽ rút lại hành động này cho tới khi chúng ta gặp lại nhau.’

Trong một thoáng, Howden do dự. Sẽ là khép lại, nhưng ông vẫn có thể đến Washington đúng lúc. Milly đang giữ đường dây.

Rồi ông nhớ lại lời Tổng thống : không còn thời gian. Khi suy tính, lý luận, tìm sự hợp lý, chúng ta đã sử dụng hết rồi… Nếu ta tạo ra thời gian, đó là nhờ thiên ý Chúa … Tôi đang cầu nguyện có được một năm … Cách tốt nhất cho con cái chúng ta, và con cái chúng về sau nữa …

Ông nói một cách cương quyết, ‘ Sẽ không trì hoãn nữa.’

Lexington nói khẽ, ‘ Tôi cũng nghĩ vậy.’ Và ông thêm, ‘ Tôi cho là chúng ta nên vào.’

Hạ nghị viện đã đầy người – không còn một chỗ trống, tất cả cả hành lang cũng chật cứng. Công chúng, báo chí, giới ngoại  giao, khách mời đặc biệt chen chúc trong từng phân vuông. Náo động khi Thủ tướng cùng Arthur Lexington bước vào. Một thành viên Quốc hội thuộc phe Chính phủ, người đang nói trước đó, đang kết thúc, mắt nhìn đồng hồ, chỉ thị cho ông ta rất rõ ràng.

Lần thứ hai trong buổi chiều nay, James Howden cúi đầu chào vị Chủ tọa và ngồi vào chỗ. Ông ý thức được rất nhiều cặp mắt đang nhìn vào ông. Chẳng bao lâu nữa, khi các bản tin ttrên báo đã rì rào và các bản tin viễn ký loan đi những tin khẩn cấp, thì sẽ là những cặp mắt ở Bắc Mỹ và ngay cả thế giới nữa.

Phía trên ông, trong hành lang ngoại giao, ông nhìn thấy Đại sứ Sô viết, mặt nghiêm trang không cười,

Đại sứ Mỹ, Phillip Angrove, Toàn quyền Anh; các Đại sứ Pháp, Tây Đức, Ý, Ấn Độ, Nhật, Do Thái … và chừng một tá người nữa. Báo cáo sẽ được chuyển đi, bằng điện tín và nhân viên văn thư, đến từng thủ đô lớn đêm nay.

Có tiếng xì xầm ở khu vực viên Chủ toạ khi Margaret đến ngồi vào chỗ dành cho bà. Bà nhìn xuống và khi mắt họ gặp nhau, họ cùng cười. Ở cánh giữa, Bonar Deitz, vẻ chú tâm, đang chờ. Gù lưng đằng sau Deitz là người khuyết tật Arnold Geany, mắt sáng lấp lánh. Bên phía Chính phủ, bên phải Howden, Adrian Nesbitson, nhìn thẳng phía trước, không chút biến sắc trên má, đôi vai vuông vững chải.

Một cách kính cẩn, chú bé chuyển văn thư đặt một tờ giấy trên bàn Thủ tướng. Của Milly Freedeman, trên đó viết : Ủy ban Hỗn hợp của Quốc hội đã tập trung và Tổng thống vừa đi vào đồi Capitol. Ông bị trễ vì đám đông tung hô trên đại lộ Pennsylvania, nhưng sẽ bắt đầu bài diễn văn đúng giờ.’

Bị trễ vì đám đông tung hô. James Howden thấy nổi cơn ganh tị. Sức mạnh của Tổng thống là vững chắc và đang gia tăng. Còn của ông đang giảm đi.

Song le …

Chưa nguyên do nào bị mất cho tới giờ phút cuối cùng. Nếu phải xuống, ông vẫn sẽ chiến đấu tới phút cuối. Sáu thành viên Nội các không phải là cả quốc gia. Ông sẽ đưa trường hợp của mình ra cho mọi người thấy, như trước đó. Có lẽ, sau rốt, ông vẫn tồn tại và chiến thắng. Cảm giác mạnh mẽ và tin tưởng lan khắp người ông.

Còn mười giây tới bốn giờ. Cả Viện lặng như tờ.

Có những cái chung ở đây đúng lúc : ngu xuẩn, tầm thường và nhỏ mọn. nhưng Viện vẫn đứng dậy khi cần, vào những dịp trọng đại. Nó đã như thế vào lúc này. Đây là giờ phút mà lịch sử sẽ nhớ mãi, bất kể năm tháng mà lịch sử để lại.

Howden nghĩ, theo một cách nào đó, chúng ta là tấm gương soi chính cuộc sống : sự yếu đuối và nhỏ bé; nhưng, luôn luôn vượt ra ngoài chúng, sự cao cả mà con người có thể đạt tới. Tự do là sự cao cả ấy, bất chấp hình thức và phương tiện. Nếu để duy trì cái lớn lao, người ta phải bỏ đi cái nhỏ bé, đó là sự hy sinh đáng giá.

Với hết sức của mình, ông sẽ tìm ra lời để chỉ ra con đường ấy.

Ở Tháp Hòa bình trên cao, những hồi chuông rung lên. Và giờ thì, một cách kiêu kỳ, chuông khổng lồ Bourdon báo giờ vang lên.

Vị Chủ tịch loan báo, ‘ Thủ tướng.’

Trầm tư, không cần biết đến tương lai, ông đứng lên tuyên bố với Quốc hội.

 

HẾT.

 

Ngày Áp Lễ Giáng Sinh

Tháng 12. 2022

NTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết