Người Việt thủa đến trường đều được học: chúng ta thuộc giòng giống con Rồng cháu Tiên, là hậu duệ của Lạc Long Quân và và Âu Cơ. Tin hay không, tùy người. Thời đại càng văn minh, khoa học kỹ thuật càng tiến triển, dường như câu chuyện nói giống Tiên Rồng ấy càng ngày càng ít được nhắc nhở và tính chất hoang đường thần thoại của nó ngày càng thêm đậm đặc dưới mắt lớp trẻ hôm nay.
Nhưng cội nguồn thần thánh đâu chỉ là đặc sản của Việt Nam. Sát nách chúng ta, Trung quốc vẫn có bà Nữ Oa, Hữu Sào, Toại Nhân, Phục Hy, Thần nông, Hoàng Đế…Nhật bản có Thái Dương Thần Nữ Amaterasu, Ấn Độ có Krisna, Hy Lạp có Zeus, Ai cập có Ptah, Re…
Hơn 70 năm trước, sau sự kiện Roswell ở Hoa kỳ, Châu Mỹ và nhiều quốc gia Âu Châu bùng nổ lên thông tin về xuất hiện của UFO, của người ngoài hành tinh ET. Thống kê sơ bộ có ít nhất 50% dân Mỹ tin rằng điều đó có thật. Bên cạnh đó, các kiến trúc cổ xưa được phát hiện, khai quật như Kim tự Tháp, Machu Picchu, Tiahuanaco, Maya, Nasca, Stonehenge, Gobekli Tepe… với sự kỳ vỹ, chính xác cực cao mà cách tạo tác, vận chuyển vật liệu. mục đích sử dụng vẫn là điều bí ẩn, là những thách thức chưa thể vượt qua với các nhà kỹ thuật đương đại.
Từ đó bắt đầu có nhiều nhà nghiên cứu, khoa học, học giả đặt ra câu hỏi về nguồn gốc xa xưa của loài người. Có thật con người là sản phẩm của sự tiến hóa sinh học tự nhiên theo học thuyết của Darwin ? Hay đó chỉ là môt thí nghiệm của những sinh vật vũ trụ nào đó cao cấp hơn, thông minh hơn và sau đó tổ tiên ta-ngày xưa, và chúng ta-ngày nay, vẫn thường xuyên bị theo dõi, giám sát, điều chỉnh, hỗ trợ hay tác động đến quá trình phát triển ?
Đâu là sự thật? Câu hỏi không dễ trả lời. Bài viết chỉ là sự lần mò theo những dấu vết mơ hổ, rãi rác trong sử sách, cổ vật xưa hay tài liệu khào cứu của người đi trước, nêu ra vài kiến giải và để mở lời giải. Và trước mắt cũng chỉ giới hạn trong biên địa của Việt nam và một phần Trung Hoa ngày nay.
Nữ Oa và Phục Hy có đầu người thân rắn
A. RỒNG, VÀI NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI
Trích dẫn và cô đọng từ Lĩnh nam Chích quái, Việt Nam Sử Lược, Việt Sử Lược,…
- Đế Minh
Cháu ba đời Viêm đế-Thần Nông, có con trai là Đế Nghi, lại lấy con gái bà Vụ Tiên ở nam Ngũ Lĩnh sinh ra Lộc Tục. Đế Nghi, con trưởng, được phong làm vua Phương Bắc. Lôc Tục, con thứ, được cho làm vua đất phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ.
Thần Nông
- Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân
Kinh Dương Vương có tài đi dưới nước, dạo chơi Đồng Đình Hồ gặp Long Nữ con gái Long Vương. Hai bên kết duyên chồng vợ sinh ra Lạc Long Quân(LLQ).
Long Quân lớn lên được cha truyền ngôi cai quản đất Xích Qủy. Từ ấy Kinh Dương Vương bặt tăm tích, không ai nhắc đến nữa.
Không rõ từ đâu, LLQ rất am hiểu lề luật xã hội, đặt ra giềng mối quân thần, phu thê, phụ tử; lại hiểu rõ nông tang, cày cấy nên truyền dạy cho dân chúng các kiến thức trên. Phụ tử nên tính tình, tài năng kế thừa, LLQ nhận từ cha tài phép đi dưới nước, lại thích du sơn ngọan thủy nên thường bỏ phế triều chính hay xuống thủy phủ rong chơi. Khi đi có dặn, có việc cần kíp cứ gọi Bố ơi cứu con với thì ngài hiện lên giúp đỡ ngay.
Một ngày, Đế Lai (ĐL), con của Đế Nghi, tiếp quản đất phương Bắc, tuần thú Vương quốc Phương nam là Xích Quỷ, mang theo con gái rượu là nàng Âu cơ. Gặp lúc LLQ đi vắng, cành vật Phương Nam lại tốt tươi xinh đẹp, Đế Lai lập hành cung, để Âu Cơ lại đó, còn ông thì rong chơi xa. Cuộc tuần thú của ĐL, có vẻ là cuộc viễn chinh, quân lính ông ta đã hà hiếp dân lành khiến họ phải cầu cứu đến Vua XQ. Theo giao ước, LLQ hiện ra giúp dân và đã gặp Âu Cơ. Thấy bà xinh đẹp nên LLQ quyết lấy làm vợ, nhưng không xin phép cha nàng là ĐL. Biết chuyện, ĐL giận, hai bên giao chiến và với tài phép của mình, LLQ hiện ra vô số binh tướng đủ hình vóc hổ báo voi ngựa tôm cá…. LLQ thắng trận. ĐL phải một mình lui vế phương Bắc, bỏ lại con gái Âu Cơ.
Kinh Dương Vương Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Xuy Vưu
Thuộc Họ tộc Đế Lai, làm phản muốn diệt Đế Lai để tranh ngôi. Đế Lai thua, cầu cứu Hoàng đế, vua nước lân cận, một nhân vật thần thoại Trung Hoa. Nhờ có người bày mưu, dùng phép thuật, Hoàng đế diệt được Xuy Vưu. Sau Đế Lai dần suy yếu và mất nước vào tay Hoàng Đế, Triều đại Viêm Đế-Thần Nông - thủy tổ nhóm dân Bách Việt của thần thoại Phương Bắc kết thúc, từ ấy Trung Hoa thuộc hẳn cháu con Hoàng Đế. Kế tiếp thần thoại, giai đoạn hữu sử sau đó là các nhà Hạ, Thương, Chu kế tục đến bây giờ.
Biên chép về Xuy Vưu thì vô số nhưng tựu trung có mấy ý chính: Xuy Vưu dung mạo kỳ dị, mình thú nói tiếng người, tính hung dữ, có nhiều tài phép khiến Hoàng đế bại trận nhiều lần. Sau phải nhờ Trời giúp mới diệt được Xuy Vưu.
Xuy Vưu vẽ trên mộ Hán Tượng Xuy Vưu bên Trung Hoa
- Vua Hùng
Xích Quỷ lại an bình, bà Âu Cơ sinh trăm trứng nở ra 100 người con trai. LLQ lại bỏ về thủy cung như từng làm khi xưa. Một mình nuôi con, quá khổ cực, Âu Cơ dẫn đám con lên phương Bắc tìm cha Đế Lai nhưng bị từ mặt, do hận vượt phép tắc năm xưa vẫn còn, hay sợ bị LLQ xua binh thần tướng quỷ quấy nhiểu? Hết cách, bà quay lại Phương Nam, ra biển gọi tên Long Quân, ông hiện ra bảo: Nàng là giống Tiên, Ta giống Rồng, Thủy Hỏa xung khắc không ở chung lâu được, nay chia con ra làm hai, 50 con theo ta xuống biển chia nhau cai trị các xứ, 50 con theo nàng lên đất chia nhau cai quản nước, hữu sự nhớ báo cho nhau biết ! Nói xong chia tay từ biệt
50 con trai theo mẹ Âu Cơ về đất, suy tôn trai cả làm vua, xưng là Hùng Vương, theo lệ cha truyền con nối kéo dài 18 đời. Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, cương vực mênh mông: Bắc giáp Đồng Đình Hồ, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn(Chiêm thành) và tây giáp Ba Thục.
Người Trung Quốc vẫn truyền nhau Hùng Vương có phép thuật lạ thường nên thu phục được các bộ tộc trong vùng, được lên làm chủ soái.
Thời vua Hùng, dân xuống biển đánh cá thường bị thủy tộc làm hại, báo vua, ông nói : Sơn man, Thủy tộc có thù với nhau nên làm hại nhau, hãy lấy mực vẽ mình hình giao long như Lạc long Quân vậy thì tránh được họa. Dân làm theo, từ ấy vô sự.
Hùng Vương
- Thần Lân Đàm
Xã Lân Đàm, huyện Thanh đàm (Hà nôi), có miếu thờ thần Lân Đàm. Khi trước ngài là Long thần ở chằm, hóa hình người tìm thầy học. Thấy dung mạo khác thường nên thầy dọ hỏi, tìm đến nơi cư ngụ mới biết gốc gác. Nhân vùng bị hạn hán, thầy khẩn nài, biết sai phép tắc nhưng do thầy nhờ giúp, thần bất đắc dĩ phải vâng lời, hút mực trong nghiên phun xuống thành mưa. Việc lộ, thiên đình bắt tội chết, thây rỏ dạng thuồng luồng nổi lên trong chằm, thầy học thương tiếc thu về an táng rồi đặt tên chắm là Long Đàm, sau đổi Lân Đàm. Đền thờ thần tương truyền rất linh ứng, được vua phong Trung Đảng thần.
- Thần làng Bố Bái
Thần là tinh Viêm Long. Vốn là con riêng của Vợ Đông hải Long Vương và Viêm Long Vương, sợ chống bắt tội, cho con náu hình khúc gỗ trôi trên biển, dạt theo thuyền câu, được anh em họ Đặng là Thiện Minh-Thiện xạ vớt về đất liền. Được báo mộng là con Long Vương, nếu chăm nom gìn giữ sẽ được phúc, họ Đặng tin theo, liền tạc gỗ thành tượng, lập đền thờ gọi là Đền Long Quân. Tương truyền Vua nhà Trần cho thị thần xuống biển mò ngọc châu, không có, nhưng họ Đặng lại luôn tìm được nhiều. Vua hỏi, Đặng nói duyên do, vua cho kiệu rước tượng, tế lễ long trọng. Từ ấy người của vua mò được nhiều ngọc, bèn giáng chiếu phong Thần Châu Long Quân. Đền đặt ở xã Bố bái, huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, trải nhiều đời vua, thần đều được gia phong mỹ tự.
- Thần Long Đỗ
Cao Biền đắp La thành, một sáng ra cửa Đông xem xét, bổng trời mưa to gió lớn, mây ngũ sắc dưới đất dâng lên, ánh sáng lóa mắt, một dị nhân áo mảo sặc sở, trang sức kỳ vỹ, cưỡi rồng đỏ, tay cầm giản vàng, lơ lửng trong mây khói, khí thế ngùn ngụt, bay lượn lên xuống hối lâu mới tan biến. Biền cho là ma quỷ, lập đàn tế cùng. Đêm mộng thấy thần nhân đến nói: ta là Long Đỗ Vương Chính Khí thần, không phải yêu khí, muốn đến xem thành mới hiện ra đó thôi. Biền có ý lo sợ, hỏi quần thần, có người khuyên dùng nghìn cân sắt theo hình thần nhân mà đúc tượng rồi dùng bùa yểm, Biến y lời. Vừa đọc thần chú, bổng trời đất mù mịt, sấm chớp gió giật, tượng sắt nát vụn bay lên không. Biền sợ hãi, muốn bỏ về phương Bắc.
Về sau, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng long xây dựng kinh đô, mộng thấy thần nhân chúc mừng. Tỉnh dậy vua sai sắm lễ vật tế cúng, phong làm Thành Hoàng Đại Vương. Thời Trần phong làm Thuận Dụ Tự ứng đại vương. Chùa ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, nay gọi là đền Bạch Mã. Thời Lý Trần, khu vực liên tiếp bị hỏa tai ba bốn lần nhưng đền chưa từng bị xâm hại.
- Truyện Cao Lỗ
Cao Lỗ người huyện Vũ Ninh. Thời An Dương Vương, làm tướng, được vuốt thần Kim quy bèn chế ra nỏ Linh Quang Thần Cơ, chỉ cần hướng về quân giặc là chúng không dám đến gần. Nhờ vậy ông lập nhiều công lớn, bị Lạc hầu gièm pha, vua nghe theo trừ bỏ.
Khi cao Biền dẹp yên quân nam Chiếu về qua Vũ Ninh, mộng thấy dị nhân cao lớn cương nghị báo là cao Lỗ tướng quân ngày xưa, hiện được thượng đế phong Quản Lĩnh đô thống cai quản địa phận, đã giúp Cao Biền bình giặc, phải làm lễ tạ thần. Biền làm lạ, hỏi tung tích, duyên do bị hàm oan. Căn vặn mãi chỉ trả lời An Dương Vương tinh Phượng vàng, Lạc Hầu tinh Vượn trắng, Phượng và Vượng tương hợp nhưng tương khắc với Rồng là tinh ta, vì thế mà ghen ghét. Nói xong cưỡi mây bay đi.
Cao Biền gia phong Đại Than Đô Lỗ Thạch thần, lập đền quanh năm hương khói. Đền nay gọi là đền Đô Lỗ, xã Đại Than, huyện Gia Định.
- Thần núi Tản Viên
Sơn Tinh họ Nguyễn là thần núi Tản. Trước ngài ở cùng loài thủy tộc Gia Ninh, sau vì thích cảnh núi sông hùng vĩ nên tìm đến Tản Viên cự ngụ. Có sách chép Sơn Tinh thuộc nhóm 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, sau từ cửa bể Thần Phù men theo sông mà về núi lập điện hưởng cảnh thanh u. Truyện Sơn Tinh Thủy tinh tranh cưới Mỵ Nượng con gái vùa Hùng làm mưa gió lụt lội quanh vùng vào tháng 7-8 mỗi năm gây thiệt hại mùa màng dân chúng, là chuyện kể truyền đời, dân Việt ai cũng biết.
Thần núi Tản linh thiêng, Cao Biến nhiếu lần trấn yểm nhưng không được.
Sơn Tinh và Thủy Tinh
- B. THỬ GIẢI MÃ SỰ THẬT
- RỒNG LÀ GÌ
1.1 Rồng Việt
Rồng, như hình vẽ cổ nhân, là con vật không có thật trong thư tịch sinh học của nhân loại, và có lẽ bắt nguồn từ một truyền thuyết, hay một sinh vật khác gần giống như vậy, rồi thêm thắt, cải biến chi tiết.
Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, tuổi 2000-1500 TCN, không tìm thấy dấu tích rồng.
Kho lưu trữ hiện vật văn hóa Đông Sơn gồm 144 trống đồng (1988). Các trống lớn, đẹp, nổi tiếng như Ngọc Lũ, Hoàng hạ, Miếu Môn, Làng Vạc…không hề chứa dấu vết rồng, ngoại trừ duy nhất 2 trống Hòa Bình và Phú Xuyên là thấy được vài hình khắc có nét gần gủi với rồng. Đến nay, tuổi trống Đông Sơn được xác định niên đại là 700-100TCN.
Trống Hòa Bình Trống Phú Xuyên
Thăng long, quốc đô của Vương Triều tự chủ đầu tiên, nhà Lý, 1009- 1225, ghi nhận đã có hình tượng rồng như sau
Ngói trang trí rồng Đầu rồng bằng gốm
Đối chiếu hình khắc trên trống đồng thời vua Hùng và các mảnh gốm nhà Lý, liên hệ hình dáng các mẫu rồng khá xa xăm. Trên dưới 1500 năm còn gì ? Nghìn năm Bắc thuộc nhất định phải có ảnh hưởng nào đó về quan niệm dáng rồng chứ. Chút tự hào là rồng Việt vẫn có kiểu dáng riêng chứ không hề rập khuôn rồng TQ.
1.2 Rồng Trung Hoa
Thử vượt biên giới phía bắc, truy tìm trong thư tịch, cổ vật Trung hoa, bắt gặp những thứ sau.
Thời Chiến quốc 500-221 TCN Nhà Thương 1600-1046 TCN
Văn hóa Ngưỡng Thiều 5000-3000 TCN.
( sách ghi là rồng nhưng hình tượng không thuyết phục, nhưng hơi giống với thú lạ trên trống Hòa Bình, cả 2 mẫu có dạng thân tròn dài như con giun)
Qua vài cổ vật nêu trên ta thấy ngay Việt Nam và Trung Quốc từ xa xưa đều biết đến con vật rồng thần thoại. Dựa vào tuổi hiện vật, bình đồng long hổ An Huy, trống đồng Hòa Bình và Phú Xuyên Việt Nam, phải thừa nhận hình tượng rồng đã xuất hiện tại lãnh địa Trung Hoa (1600-1046 TCN) có sớm hơn rất nhiều so với Việt nam (700-100 TCN).
Điếu ấy nói nên phần nào nguồn cội xa xưa của 2 dân tộc TQ và VN có những tương đồng. Qui luật cái có trước là nguồn cội cái có sau, tuổi hiện vật cho thấy VN chịu ảnh hưởng của TQ về văn hóa rồng. Nhưng, có thật vậy chăng ? Hay là đồng thời mà dấu Long xưa trên đất Việt đà tuyệt tích ?
- TUỔI RỒNG VIỆT DỰA TRÊN HUYỀN THOẠI
Việt Nam Sử Lược của Trần Trong kim viết: Kinh Dương Vương, Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ năm Nhâm Tuất 2879 TCN 258.
Lạc Long Quân là con của KDV(cháu Viêm Đế) và Long Nữ (con Long Vương Động Đình Hô). KDV có tài đi dưới nước và Long Nữ cũng sinh sống dưới nước, theo lý, LLQ, với huyết thống mẹ rồng, đương nhiên cũng phải thừa kế được năng lực ấy. Thế nên, Lộc Tục đã mang hiệu là Lạc Long Quân- vua rồng xứ Lạc. Như vậy, theo truyền thuyết, từ 2800 TCN, tức khoảng văn hóa Ngưỡng Thiều và trước cả nhà Thương, tổ tiên người Việt đã biết đến rồng và xem rồng là tổ tiên của mình. Như vậy, xét huyền thoại, khái niệm con rồng đã có tự thủa lập quốc xa xưa của cụ tổ vua Hùng. Thế thì khi ấy, rồng người Việt đã có hình tượng như thế nào ?
- LONG QUA MẶT CHỮ
Giáp cốt văn, chữ khắc trên mai rùa và xương thú, được định tuổi 1400-1100 TCN, cuối nhà Thương bên Trung Hoa. Mặt chữ làm liên tưởng đến vật có mình dài, uyển chuyển, với cái đầu to có bờm, sừng và nanh. Một cách nhìn khác, hình a, giống vật thể có 3 phần trên- bụng- và chân kèm theo một đuôi dài. Nếu nghĩ là vật thể bay có khói lửa phun ra phía sau chắc là cũng không sai lắm?
Chữ Long, giáp cốt văn
Một trong các cách cấu thành chữ Hán là tượng hình, hoăc hội ý, thấy sao viết vậy. Khó hình dung con vật nào trong tự nhiên có hình hài như trên, ngoại trừ chữ Long giáp cốt muốn diễn tả một vật thể công nghiệp nào đó. Tuy nhiên hình rồng trên trống Phú Xuyên có vẻ như ít nhiều tương hợp với chữ Long trong văn giáp cốt.
nguồn Internet rồng trên trống Phú Xuyên
Trống đồng thuộc triều đại Hùng Vương. Vua Hùng thuộc nhóm 50 con theo mẹ về đất. Mẹ Âu Cơ vốn nòi tiên nên dùng chim Lạc của núi rừng làm vật tổ. Hình người trên trống đồng trang trí lông chim là chủ đạo. Có lẽ vì vậy hình ảnh rồng của vua cha Lạc Long Quân theo thời gian bị phai nhạt, chỉ con lác đác và sơ sài trên vật dụng của cháu con ngài ?
Xin lập lại một đoạn đã viết trên đây:
“Thời vua Hùng, dân xuống biển đánh cá thường bị thủy tộc làm hại, báo vua, ông nói : Sơn man, Thủy tộc có thù với nhau nên làm hại nhau, hãy lấy mực vẽ mình hình giao long như Lạc long Quân vậy thì tránh được họa. Dân làm theo, từ ấy vô sự. “
Câu: “hình như giao long của Lạc Long Quân” nói lên điều gì ? Chỉ có một cách nghĩ duy nhất: LLQ không mang nhân dạng mà là một hình hài khác, hình thủy quái, hình giao long, hoặc một hình thù kì lạ nào đó, một phi thuyền cấu trúc rườm rà chẳng hạn.
Một giả thuyết khác nói giao long, thuồng luồng chính là loài cá sấu vốn rất phổ biến ở sông rạch Bắc Bộ ngày xưa, và rồng, vật tổ người Việt, chính là loài cá ấy. Nhưng chữ Long trong giáp cốt văn, cũng như rồng trên trống Phú Xuyên xem ra không giống gì mấy so với hình dạng ngạc thần này.
Tóm lại, rồng trên bình đồng nhà Thương và rồng Phú Xuyên là khá gần gủi với chữ Long giáp cốt. Trước Bắc thuộc lần thứ nhất sau khi Triệu Đà Nam Việt Vương bị đánh bại, Vua Hùng và Bắc quốc không có chứng tích giao thương nào rõ ràng.Từ ấy phát sinh nghi vấn tồ tiên người Hán và người Lạc Việt có cùng một phát tích, một cội nguồn xa xưa từ thời Viêm đế, thủy tổ bách Việt và Hoàng đế, thủy tổ Hán tộc Trung Hoa, như đã nêu trong mục A, dấu vết Long Thần phía trên.
- DẤU VẾT NGOẠI NHÂN
Mọi thứ đưa đến suy luận sau: không có con vật thật nào giống như hình rồng điêu khắc nổi trên bình đồng An Huy cũng như hình khắc chìm trên trống đồng Phú Xuyên. Con rồng tưởng tượng ấy là một thứ ký ức mơ hồ xa xưa người đời sau nghe kể lại có xuất phát điểm từ một vật thể có thật di chuyển được, bay lượn được. Chữ Long khắc trên mai rùa, có thể có tuổi rất xưa, không phải là 1600TCN mà có thể vào thời Viêm đế, Hoàng đế, tức 2800TCN, cho phép ta nghĩ dùng để diễn tả một vật thể bay với hệ thống nhiều cây, gọng, thanh, thu năng lượng đề di chuyển. Khi bay lượn, vật thể phun khói lửa thành dãi dài phía sau. Vật thể dáng phức tạp ấy chính là đầu rồng, chân đáp là chân rồng , làn khói phụt dài là mình rồng. Vật thể này có thể đi dưới nước, bay lên trời và người điều khiển vật thể bay ấy chính là người ngoài vũ trụ.
Rồng như hình khắc vẽ trên cổ vật xưa là không hề có thật. Viêm đế và con cháu là Xuy Vưu, Lộc Tục, vua Hùng và các Long thần nước Việt được biết là người có phép thuật như đi dưới nước, bay trên không, hóa hình cầm thú, làm được mưa gió, sấm sét…Người xưa có phép ấy, sao nay con cháu các ngài lại mất đi quyền năng ấy ? Chữ Long trong giáp cốt chính là một chiếc xe bay phun lửa, là một UFO. Sinh vật trong xe ấy, người ngoài hành tinh, Extra Terrestrial, ET, là tác nhân biến đổi gien loài người nguyên thủy ở nam Trường Giang, tạo ra giống Bách Việt và Lạc Việt chúng ta là một truyền lưu hậu duệ còn sót lại ?
Ta là người phàm, nhưng Viêm đế, Xuy Vưu, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, e rằng không phải phàm phu như chúng ta. Có thể các ngài ở đâu đó từ vũ trụ xa xăm, từ chòm sao Bọ cạp Scorpion hay Thần Nông như thiên văn học hiện đại đặt tên. Các ngài đến, biến đổi chúng ta, để tự do sống theo chỉ dẫn cơ bản, rồi đi mất, thi thoảng quay lại, coi ngó , xem xét, giúp đỡ rồi lại ra đi.
Hoàng đế, truyền thuyết cũng là người có nhiều tài phép, đã diệt Viêm đế rồi chiếm đoạt cương thổ Xích quỷ, không loại trừ cũng là ET giống loài khác. Họ đã tạo ra một biến chủng người khác với nhóm Bách Việt, trước đó sinh sống ở dọc Hoàng Hà. Nhưng cơ trời xoay chuyển, Hoàng đế thắng thế, khoa học kỹ thuật cao hơn, sức mạnh quân sự lớn hơn, họ chiếm dần đất đai của Viêm đế, đuổi dân Xích đế lui dần về phương Nam. Các nhóm Bách Việt khác dần bị thôn tính đất đai, rồi bị đồng hóa với người Hán. Chỉ riêng Lạc Việt, do ở xa mãi tận cực nam Trung Hoa, phong thổ khác lạ, đường sá xa xôi hiểm trở nên còn tồn tại được đến ngày nay.
Nhưng Xích đế không phải là Hoàng đế, đương nhiên con cháu của họ cũng mang giòng máu khác nhau, luôn mang trong mình mối thù truyền kiếp. Phương Bắc luôn muốn thôn tính Phương Nam nên chiến tranh bao đời qua vẫn luôn tiếp diễn. Xưa sao, nay vậy, nào có khác !
TK 9/2021
-
ĐỔNG THIÊN VƯƠNG< Trang trước
-
ĐÈN LỒNG NHỮNG TRUNG THU MÙA CŨTrang sau >