Hoang Hoa Tửu Huyền Thoại và Thực Tế

Hoàng Hoa tửu Huyền Thoại và Thực Tế

Cách Chế Biến Hoàng Hoa Tửu

Thu ẩm hoàng hoa tửu

Đông ngâm bạch tuyết thi

Thôi Hiệu

 

Hàng năm vào Tiết Trùng Cửu (ngày mồng 9 tháng 9 AL) dân Trung hoa có tục lệ leo lên núi, và khi đến nơi, vừa nghỉ ngơi vừa uống thứ rượu được nấu từ hoa cúc tươi và nếp hái từ năm trước. Trong ngày này, họ cũng hái hoa cúc mới nở có kèm theo một ít lá cúc non mang về ủ với cơm nếp thành rượu cúc để dành uống vào ngày này năm sau. Họ uống rượu này để làm cho sáng mắt, khỏi nhức đầu, giãm huyết áp, giãm cân, trị rối loan tiêu hóa đồng thời giúp sống lâu. Người ta còn cho rằng uống rượu cúc sẽ tránh được tai họa và có sức mạnh vượt qua cái lạnh của mùa Thu.

Mùa Thu tiết trời mát mẽ, cảnh sắc thơ mộng sắc vàng rực rỡ khắp nơi của hoa cúc làm cho loài hoa này trở thành biểu tượng của mùa Thu. Cái sắc vàng của hoa Cúc đi đôi với sắc vàng của lá cây và ánh nắng vàng ở vùng bắc bán cầu thành một sắc màu đặc biệt mà Ng Du gọi là “màu quan san”:

 

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

(Kiều)

 

Từ hoa cúc hay hoàng hoa đã trở thành thứ rượu có tên Hoàng Hoa tửu được Thôi Hiệu xem như rượu biểu tượng của mùa Thu: Thu ẩm Hoàng Hoa tửu.

 

 Người Trung hoa có hai thứ thức uống nổi tiếng: Trà và Rượu. Trà thì quá phổ biến và nổi tiếng rồi. Ở đây chỉ nói đến rượu. Rượu Trung hoa thì nhiều không kể xiết nào trong thực tế cũng như trong văn học, thơ ca và tiểu thuyết. Rượu Trung hoa được phân làm 3 loại chính theo màu sắc:

Bạch Tửu (rượu chưng cất từ nguyên liệu lên men, cao độ - trên 30o) trong, không màu.

Bồ Đào Tửu: làm từ nho đỏ như rượu vang của Tây phương.

Hoàng Tửu: Rượu màu vàng từ gạo, kê... lên men tự nhiên nên nhẹ độ. Trong đó nổi tiếng nhất là Hoàng hoa tửu.

Bồ Đào tửu và Hoàng tửu là loại rượu lên men tự nhiên nên nhẹ độ (8-15o) và giữ được màu sắc của nguyên liệu.

Trong mỗi loại trên đây lại chia ra rất nhiều thứ rượu tùy theo, nguyên liệu mùi vị...

 

Từ rất nhiều bài viết được đăng rất nhiều trên Internet về rượu hoa cúc hay thi vị hơn là Hoàng Hoa tửu một thứ rượu được cho là tiên tửu, mang rất nhiều huyền thoại. Vậy những huyền thoại về Hoàng Hoa tửu đó là gì?

Thử hỏi bác Google, được cho là cái gì bác cũng biết, thì vừa thất vọng vừa hứng thú.

Thất vọng vì trên Google tiếng Việt, nơi gán những huyền thoại cho Hoàng Hoa tửu… ngoài những bài ca tụng suông, không trích dẫn nguồn gốc, có vẻ như tự biên tự diễn… thì không còn gì khác, hình như người viết không bõ công tìm hiểu mà chỉ trích dẫn từ những nguồn thông tin thiếu cơ sở, không nêu lên được nguồn gốc cũng như cách chế biến một cách thuyết phục. Những nguồn thông tin này không đáng để bỏ công trích dẫn, nên chỉ tóm tắt những ý chính như sau:

  • Nguồn gốc quá huyền bí, xa xưa không ai tìm thấy nên đã trở thành truyền thuyết (???)
  • Là một loại rượu mạnh, sang quí được chưng cất từ nếp và hoa cúc chỉ dành riêng cho người sành điệu (???)
  • Cách chế biến rất cầu kỳ, bí truyền. Những chuyên gia làm ra Hoàng Hoa tửu giữ cực kỳ bí mật công thức chế biến (???)
  • Những nguồn tin trên còn nhắc đến gia đình một nghệ nhân về trà và rượu tên Viên-Trần nắm giữ bí truyền của gia tộc về cách chể biến hoàng hoa tửu. (Nhân vật này có một website bằng tiếng Anh nhưng trong website này cũng không có nhưng thông tin cụ thể về rượu hoàng hoa). Chỉmột vài chi tiết sơ sài nói rượu này được chế biến từ hoa cúc thu hoạch vào mùa Thu và nước mưa hứng vào mùa Xuân…
  • (https://tvtsonline.com.au/vi/am-thuc/tim-hieu-ve-ruou/tu-hoang-hoa-tuu-toi-ruou-chateaux)

Hứng thú vì trái ngược với bác Goolge tiếng Việt, bác Google bằng tiếng Anh có nguồn gốc Trung hoa, quê hương của Hoàng hoa tửu, thì lại tìm thấy đầy dẫy các thông tin về Hoàng Hoa tửu, từ nguồn gốc, cách chế biến, và cách sử dụng khi nào. Những thông tin này đã vén bức màn huyền thoại về Hoàng Hoa tửu nhưng vẫn giữ những nét đẹp của một thứ rượu không thể thiếu vào mùa Thu, mùa của lá vàng rơi, của tình yêu, của tiết trời se lạnh và của chia ly.

Xót người lần lữa sớm mai

Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài

(Chinh Phụ Ngâm)

 

Từ vào thu đến nay

Gió thu heo hăt

Sương thu lạnh

Trăng thu Bạch

Khói thu xây thành

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh

Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly

(Tản Đà)

  • Về nguồn gốc: Tài liệu có nguồn từ các website Trung hoa (như ebeijing.gov.cn) nói rằng vào đời nhà Hán (206BC – 220BC), Thích phu nhân, một phi tần rất được sủng ái của Lưu Bang (256BC – 195BC) trong một lễ hội thu hoạch mùa màng vào mùa Thu đã tuyên cáo với dân chúng rằng trong cung đình mỗi năm vào ngày 9 tháng 9 (AL) mọi người đội trên đầu một vòng nhánh cây Dogwood (Sơn thù du?) và uống rượu được làm từ hoa cúc để mang lại may mắn, tránh tai họa… Từ đó, dần dần tục lệ này lan tuyền khắp cả nước…

 

  • Hàng năm vào Tiết Trùng Cửu 9 (ngày mồng 9 tháng 9 AL) dân Trung hoa có tục lệ leo núi, và khi đến nơi, vừa nghỉ ngơi vừa uống thứ rượu được nấu từ hoa cúc tươi và nếp hái từ năm trước. Trong ngày này, họ cũng hái hoa cúc mới nở có kèm theo một ít lá cúc non mang về ủ với cơm nếp thành rượu cúc để dành uống vào ngày này năm sau. Họ uống rượu này để làm cho sáng mắt, khỏi nhức đầu, giãm huyết áp, giãm cân, trị rối loan tiêu hóa đồng thời giúp sống lâu. . Người ta còn cho rằng uống rượu cúc sẽ tránh được tai họa và có sức mạnh vượt qua cái lạnh của mùa Đông

 

  • Các tài liệu từ ebeijing.gov.cn nói thêm rằng rượu này được ủ bằng hoa cúc, cơm nếp và mem rượu. Có vị dịu nhẹ và ngọt. Uống rược cúc là một truyền thống trong lễ hội tiết Trùng Cửu (mồng 9 tháng 9), được cho là rượu mang lại điềm lành vì giúp người uống tránh được những tai họa…

 

(The wine is fermented with chrysanthemum, glutinous rice and distiller's yeast. It tastes refreshing and sweet. Drinking this wine was a tradition during the ancient Double Ninth Festival and was regarded as the "auspicious wine", for it blessed and ended disasters.)

 

  • Lễ hội về hoa cúc và rượu cúc vào tiết Trùng cửu không chỉ có ở Trung hoa mà còn có ở Hàn quốc và Nhật bản. Hiện nay, Trung Hoa, Hàn quốc và Nhật bản đều sản xuất và bán đại trà Hoàng Hoa Tửu vào lễ hội này. (Tìm trong: Chrysanthemum Festival in China, Korea and Japan… in google.com)

Hoàng Hoa Tửu Trung hoa

  

 

Hoàng Hoa Tửu Korea:

 

 

Hoàng Hoa Tửu Nhật bản:

 

  • Do là rượu uống trong lễ hội dành cho tất cả mọi người nên Hoàng hoa tửu trên thực tế là một loại rượu dân gian, nhẹ và ngọt để ai uống cũng được (chỉ ủ hoa cúc với cơm nếp rồi hạ thổ, không qua chưng cất nên có vị ngọt, nhẹ, có màu vàng nhạt phảng phất vị hoa cúc độ rượu khoảng7-8o, giống như rượu bách nhật của VN – (Nếu qua chưng cất (distilled) rượu sẽ rất nặng 30-40o không có màu vàng, và vị hoa cúc sẽ không còn, vi màu sắc và hương vị hoa chỉ tan trong nước, sẽ đọng lại trong nồi chưng cất chứ không theo rượu!!!)
  • Như vậy, hoàng hoa tửu không phải một loại rượu mạnh, sang quí, chỉ dành cho người sành điệu như các bác bợm nhậu VN tưởng tượng ra. Nhưng không phải vì thế mà Hoàng hoa tửu dân gian này không ngon và không nổi tiếng, nếu không đã không được thơ văn ca tụng.

Xuân du phương thảo địa

Hạ thưởng lục hà trì

Thu ẩm hoàng hoa tửu

Đông ngâm bạch tuyết thi

  • Các loại “Hoàng hoa tửu” bí truyền làm theo cách khác như cúc mùa Thu, nước mưa mùa Xuân. Ngâm cúc khô với rượu… hoặc một cách ủ, chưng cất nào khác chỉ có thể là một loại rượu cúc chế biến hay hoàng hoa tửu viết thường chứ không phải là Hoàng Hoa Tửu theo truyền thống. Hoàng Hoa tửu làm theo lối truyền thống sẽ cho một loại rượu nhẹ vị ngọt như rượu vang ngọt của Tây có màu vàng nhạt đượm mùi hoa cúc sẽ rất là tuyệt.

 

  • Về cách chế biến: qua các tài liệu nói trên, Hoàng hoa tửu được ủ từ hoa cúc hái vào mùa Thu (mùa hoa cúc) với nếp, men rượu và sẽ được sử dụng vào lễ hội Trùng cửu của năm sau. Ngày xưa theo truyền thống, vào ngày Trùng cửu (9/9) mọi người sẽ hái hoa cúc tươi kèm với một ít lá non nấu với nếp rồi ủ men rượu và hạ thổ để dành uống vào ngày Trùng cửu năm sau. Lý do là hoa cúc hái trong ngày này mới có những đặc điểm chửa bịnh và trừ tà như đã nói trên. (việc nấu với cơm nếp có mục đích khử vị đắng?). Trên thực tế, theo Bản Kinh (sách thuốc Trung hoa), hoa cúc sẽ được sắc lấy nước và dùng nước này nấu cơm nếp và ủ với men rượu. Bây giờ thời buổi kinh tế thị trường, ít người làm lấy mà mua sẵn ngoài siêu thị vừa tiện và rẻ.

 

Những thông tin trên đây chỉ là những ví dụ nhỏ người viết nêu ra đễ dẫn chứng cho quan điểm thiếu sót và không đúng về Hoàng Hoa Tủu.

Trong quá trình tìm kiếm các tài liệu về Hoàng hoa tửu mới thấy Hoàng Hoa Tửu không phải là độc quyền của phương Đông. Ở phương Tây rượu chế biến từ hoa là nhiều vô số kể, và hoa cúc cũng chỉ là một. Các thông tin tìm thấy cho biết có đến vài trăm lọai vang chế biến từ hoa, trong đó Bồ công anh (danelion), Hồng (rose) và Phù Dung (hibiscus) là những loại hoa cho ra các loại vang tuyệt hảo.

Khác với phương Đông, phương Tây mà điển hình là Hoa Kỳ, có những nguời vốn là chuyên gia ở các hãng sản xuất rượu, nhưng lại có cái thú làm rượu vang tại nhà (home winemaker). Họ sẳn sàng chia sẽ thông tin, kinh nghiệm để mọi người ai cũng có thể làm được nếu thích.Thay vì họ bán rượu thì bán các thiết bị, dụng cụ, men… và hướng dẫn cách làm rất cụ thể và khoa học. Mọi người càng làm thành công thì thiết bị bán được càng nhiều. (người viết bài này cũng mày mò làm theo các hướng dẫn tĩ mĩ, cụ thể và khoa học này từ 2016, đến nay cũng đã tích lũy được chút ít kinh nghiệm và ủ được một lô rượu vang nho nhỏ tự làm gồm cả Hoàng hoa tửu và Phù Dung tửu).

Rượu vang, rượu Hoàng hoa và rượu Phù Dung của người viết tự làm.

Với tinh thần cầu tiến, chia xẻ thông tin và cách làm khoa học, nên cách đây khoảng 30 năm Hoa kỳ vẫn còn là nước nhập cảng rượu vang thì hiện nay, rượu vang Hoa kỳ sản xuất tại California (Napa) đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu với sản lượng lớn (thị trường rượu vang Mỹ là lớn hàng đầu thế giới). Trông người mà nghĩ đến ta, làm rượu đế cả ngàn năm, đến nay cũng vẫn chỉ là thủ công. Bắt chước ngưởi ta làm rượu vang thì chất lượng vẫn không ngon. Tuy nhiên hiện nay Phan Rang đã bắt đầu phát triển trồng loại nho để làm rượu vang để bán cho các hãng sản xuất rượu vang trong nước. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ tạo được tiếng vang.

Cách Chế Biến Hoàng Hoa Tửu Của Phương Đông:

Không tìm thấy tài liệu nào môt tả cách làm Hoàng hoa tửu ở Việt Nam. Tài liệu trên internet cuaTrung Hoa, tuy sơ sài nhưng khá cơ bản, chỉ thiếu chi tiết cụ thể vì không phải tài liệu hướng dẫn cách làm:

...Việc nấu rượu hoa cúc đã phổ biến ở Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán và nhà Ngụy. Uống rượu hoa Cúc sau này đã trở thành một phong tục dân gian, nhất là trong Tiết Trùng cửu. Trong những ngày này, rượu hoa cúc được ủ và để dành cho Tiết Trùng cửu năm sau. Người ta hái hoa cúc vừa nở và một ít lá xanh vừa mới nhú ra, trộn với ngũ cốc để ủ rồi để dành cho đến Lễ hội Trùng cửu tiếp theo. Người ta nói rằng người uống rượu hoa cúc có thể kéo dài tuổi thọ. Vào Tiết Trùng cửu, bên cạnh việc leo lên đỉnh núi và mang theo cành hoa Sơn thù du, mọi người thường uống rượu hoa cúc với bạn bè và người thân trong lúc ngắm hoa cúc. Đặc biệt, họ còn ứng khẩu ngâm thơ khi thưởng hoa, uống rượu, và họ đã để lại rất nhiều giai thoại cho đời sau.

 

(http://kaleidoscope.cultural-china.com/en/121Kaleidoscope3584.html)

It had been popular in China to brew chrysanthemum wine as early as the Han and Wei Dynasties. Drinking Chrysanthemum wine later became a folk custom, especially during the Double Ninth Festival. In the bygone days, chrysanthemum wine was brewed on the Double Ninth Festival for the next year. On that day, people picked chrysanthemum that had just blossomed and some green leaves just had come out, mixed them with grains for the brewing, and then put the mixture aside until the next Double Ninth Festival. It is said that people drinking the wine can prolong their life. On the Double Ninth Festival, besides ascending heights and wearing dogwood branches, people usually drank chrysanthemum wine with their friends and relatives while appreciating chrysanthemums. In particular, poets would improvise and chant poems when enjoyed the flowers and drank the wine, and they left behind a lot of beautiful lines for later generations.  

Người viết đã mầy mò tìm hiểu về cách làm rượu bách nhật của Việt Nam phối hợp với cách chế biến rượu vang của Tây phương tóm lược những công đoạn chính trong chế biến các loại rượu từ hoa nói chung và Hoàng hoa tửu nói riêng theo phương Đông như sau:

  • Sơ chế nguyên liệu, tách (extract) “vị” (aroma) và “hương” (flavor) từ nguyên liệu chính bằng cách: cắt nhỏ, nghiền, ép (trái cấy), nấu chín (gạo, nếp), làm sôi, ngâm (lá, hoa..)
  • Thêm đường, nước, acid amin, chất dinh dưỡng, men vào nguyên liệu theo tỷ lệ thích hợp, nhiệt độ thích hợp, cho lên men trong môi trường hảo khí trong 48-72 giờ. Đây là giai đoạn men sinh trưởng và nhân giống.
  • Tiếp tục lên men trong môi trường yếm khí trong 10-15 ngày.
  • Gạn, lọc chất bã, xơ còn lại chất lỏng (rượu sơ chế), cho tiếp tục lên men yếm khí (môi trường kín) từ 30 đến 60 ngày.
  • Gạn lấy nước trong và cho tiếp tục lên lên men yếm khí trong 30-60 ngày.
  • Lập lại qui trình trên cho đến khi rượu hoàng toàn trong vắt, không còn cặn, Khi đó quá trình men mới hoàn toàn chấm dứt. Lọc lấy phần rượu trong, ho vào hủ, chai… đóng kin ít nhất 90 ngày trước khi thưởng thức. (dĩ nhiên có thể uống sớm hơn nếu thèm!!!)

 

  • Trên nguyên tắc, chất lượng rượu được quyết định từ nguyên liệu chính do đất trồng, nước tưới mưa, khí hậu, thời tiết, môi trường… và loại men thích hợp. Quá trình diễn tiến làm rượu khá đơn giản: các vi sinh trong men hấp thu đường trong nguyên liệu chính và chuyển hóa chúng thành rượu và khí carbonic. Men rượu mới là nhà chế tạo rượu, con người chỉ đóng vai trò một kỷ thuật viên.
  • Nhưng nếu ta làm chủ được quá trình lên men này, bằng cách cung cấp những mội môi trường dinh dưỡng tối ưu (độ PH 3.4 -3.6; độ đường 20-25%), chuyển giai đoạn vào thời điểm thích hợp nhất thì ta sẽ có một bình rượu ngon nhất với nhũng gì có sẵn.

 

  • Qua những thông tin cơ bản này cộng với một số kiến thức nhất định về cách làm rượu từ hoa của phương Tây nghiên cứu được, người viết có thể tạm đưa ra phương cách chế biến Hoàng Hoa Tửu để người đọc nếu hứng thú có thể tự làm một vò Hoàng hoa tửu khi hoa cúc nở rộ khi thu về, như dưới đây (giản lược phần thiết bị đo nồng độ rượu và thiết bị ủ rượu để ai cũng có thể làm được):

 

  • Theo truyến thống ngày xưa, vào ngày trùng cửu (9/9), dân gian sẽ hái hoa cúc tươi về làm rượu ngay để lấy cái linh thiêng tinh túy của hoa, độ ẩm của môi trường. Do hoa cúc được hái nấu ngay và gồm cả cuống hoa, đài hoa, là thành phần có vị đắng nên mọi người dùng phương pháp thủ công là xử lý bằng nước sôi để khử vị đắng. (theo Bản kinh, hoa cúc được sắc lấy nước, dùng nước này để nấu xôi, rồi ủ rượu uống có tác dụng sáng mắt, hạ huyết áp… như đã nói phần trên) Ta có thể kết luận, dân gian sẽ nấu hoa cúc tươi này để lấy nước nấu cơm nếp. Có một cách khác để khử vị đắng của hoa cúc nếu làm không nhiều là chịu khó tách bỏ phần đài hoa, phần có chứa vị đắng và chỉ lấy phần cánh hoa với một ít lá non.
  • Để không mất hương vị của hoa (theo tài liệu chỉ dẫn phương Tây) cho hoa cúc vào nồi đất (hoặc nồi stainless steel) đun từ từ, giữ cho nước sủi tăm khoảng 30 phút. Sau đó để nguội và gạn lấy nước nấu với gạo nếp lức.
  • Nếp nấu xong, xới ra mâm cho tơi để nguội. Giã nát men rượu (10-15gr men/1kg nếp) rãi đều lên mặt, rồi cho hỗn hợp vào nồi bằng đất nung, hoặc nhựa đậy bằng lá chuối, lá sen hoặc vải mùng trong 2-3 ngày để men phát triển, để chổ mát (khoàng 25-27oC) và thoáng khí trong 48 -72 giờ - Đây là giai đoạn lên men hão khí. Men rượu của ta khác với men làm rượu Wine của Tây. Men ta có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường và biến đường này thành rượu, còn men tây - wine yeast - lên men trực tiếp từ đường pha nước và trong trái cây.
  • Sau đó, cho vào bình thủy tinh, ủ kín bằng giấy nhựa trong đậy thức ăn (Wrapper). Dùng kim châm 3-5 lỗ nhỏ (cho khí carbonic thoát ra (đây là giai đoạn lên men yếm khí) trong khoảng 7-10 ngày cho đến khi lên men chấm dứt. ngày.
  • Dùng vãi thưa lọc bỏ xác, lấy nước tiếp tục ủ kín (không châm lỗ trên giấy nhựa) trong khoảng 30 ngày. Sau 30 ngày lọc bỏ phần cặn lắng dưới đáy (Phần cặn này gồm các men đã chết, cặn nguyên liệu đã hết chất dinh dưỡng, không nên để trong bình ủ như hướng dẫn trên mạng VN, dễ gây chua, đắng, làm hư hoặc mất phẩm chất rượu).
  • Rượu lọc ra ở giai đoạn 4 trên đây phải có tối thiểu 12o để rượu không bị hư. Tuy nhiên do men rượu nếp bán ở VN chất lượng không ổn định và người làm chưa quen và thiết bị cần thiết để đo nồng độ rượu. Do vậy, có thể giải quyết vấn đề này bằng cách lấy 0.5 kg hoa cúc tươi (hoặc 100gr cúc khô) với 1 Lít rượu nếp trắng khoảng 30o cùng thời gian bắt đầu giai đoạn 1. Sau khi lọc bỏ xác ở giai đoạn 4 trên đây, thì pha thêm 150-200ml rượu cúc ngâm này cho 1 lít rượu ủ trên đây (để đảm bảo cho nồng độ rượu trên 12o)

 

  • Sau 30 ngày từ Tiếp tục lọc nước trong một lẫn nữa để loại cặn và tiếp tục ủ kín trong 30-60 ngày
  • Trong các giai đoạn lọc, không để quá 60 ngày vì qua 60 ngày các mem chết và bã rượu sẽ băt đầu bị hủy hoại làm chua hoặc giãm hương vị rượu.
  • Khi không còn cặn lắng dưới đáy là rượu đã hoàn tất. Lọc nước trong, bỏ cặn một lần nữa và đóng chai, hoặc khằn kín hủ đựng. Rượu có thể uống trong sau 30 ngày, và dĩ nhiêm để càng lâu, càng ngon.

 Những ai ở những nơi có trồng nhiều hoa cúc làm theo đúng theo hướng dẫn trên đây, bảo đảm, sau 3-6 tháng sẽ có một bình Hoang Hoa tửu chất lượng như trong truyền thuyết. (như hình dưới)

(cách làm này hơi khác với cách làm rượu bách nhật hướng dẫn trên mạng là ủ kín ngay từ khi ủ men, sau 3-4 ngày, để han chế việc lên men những hữu cơ lạ, gây biến chất, hư hỏng, người ta cho vào 1 lít rượu 40o cho 1kg nếp. Cách này, tuy hạn chế việc hư hỏng, biến chất nhưng lại hạn chế việc lên men hoàn toàn của nếp vì cho rượu cao độ vào, làm nồng độ cồn lên trên 20o. Ở độ rượu này, men rượu sẽ chết hoặc không sinh sản nữa, làm giãm đáng kể chất lượng rượu. Ngoải ra việc duy trì cặn lắng trong dung dịch sẽ làm rượu đắng và giãm hương vị cũng như chất lượng. Vì cặn lắng này đa phần là men đã chết, quá 90 ngày, nếu cặn này vẫn còn trong rượu, sẽ bắt đầu hư thối làm hư rượu)

Ngày nay, do có hoa cúc khô công ngiệp, nhưng có lẽ việc nấu hoa cúc khô lấy nước theo cách trên vẫn được áp dụng.

Ngoài loại Hoàng Hoa tửu chính thống này có lẽ là ngon nhất, vì dịu nhẹ, vẫn giữ được mùi thơm và màu hoa cúc, vị hơi ngọt nhưng uống mềm môi lúc nào không biết, thì còn có thể biến tấu thành các loại sau:

  • Ngâm hoa cúc khô với rượu với công thức 100gr cúc khô cho 1 lít rượu 34-40o như ngâm thuốc bắc. Cách này chắc là cách mà các bợm nhậu VN ca tụng vì độ cồn cao tuy nhiên rượu cúc này mùi thơm hơi gắt, vị nồng mang cái nóng mùa hạ chứ không bàng bạc, nhẹ nhàng như cái se lạnh màu Thu. Cái này thì không nên gọi là Hoàng hoa tửu và chỉ nên là rượu ngâm hoa cúc mà thôi.
  • Pha rượu ngâm hoa cúc khô này với rượu chế biến theo cách truyền thống với một tỷ lệ nào đó phù hợp. Cách này sẽ cho ra một thứ Hoàng Hoa Tửu khá tuyệt, vừa giữ được hương vị truyền thống vừa có vị hơi nồng trong những chiều thu se lạnh chắc sẽ chìu được tửu vị của nhiều tửu khách khác nhau. Có lẽ những người có rượu cúc bí truyền làm theo cách này chăng???

 

Virginia, mùa thu tháng 9, 2021

SNg.

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết