Những Phát Hiện Mới Nhất Về Công Nữ Ngọc Vạn
Gần đây có tài liệu cho thấy dấu vết bà ở chùa Đại Giác, hay chùa Tượng, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền nam, thành lập năm 1412. Hay một phát hiện khác tìm thấy nơi thờ bà ở tháp Phổ Đổng, chùa Kim Cang, ở ấp Bình Thảo (Đồng Nai): nhân chứng kể chùa từng lưu giữ bộ kỹ trà bằng vàng, dưới đáy chung có khắc chữ nho”Công Nữ Ngọc Vạn”và 1 bức tranh Phật bà Quán Thế Âm bằng lụa, của Tích Lan tặng cho vua Chân Lạp cùng nhiều pho tượng quý khác (tư liệu của HT Thích Giác Quang, Vai trò Công chúa Ngọc Vạn trong việc kinh dinh ở Đồng Nai và Gia Định.).
Mới đây nhất, trên Táp chí nghiên cứu và phát triển số 6 (126), 2015, 2 tác giả Võ Vinh Quang và Nguyễn Đình Đính cho biết đã tìm được sắc phong, nơi thờ tự và lăng mộ Công nữ Ngọc Vạn tại 2 làng Dã Lê Chánh, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy và làng Dã Lê Thượng, xã Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, THừa Thiên-Huế.
2 tác giả trên, với sự thận trọng cần thiết, không xác quyết đây là mộ Công nữ Ngọc Vạn mà sử sách đề cập đến. Nhưng với chứng liệu rõ ràng, thì có lẽ không cần bàn cãi thêm nữa.
Chỉ cần tìm hiểu thêm các di vật của bà ở chùa Kim Cang, tỉnh Đồng Nai. Có thể, lúc cuối đời bà về đó ẩn cư, cúng dường những bảo vật mà bà lưu giữ với tư cách Hoàng Thái hậu nước Chân Lạp, rồi mất và thân xác được đưa về chôn cất tại quê hương.
Bình Thạnh, tháng 12.2019
-
Lược sử Khánh Hòa< Trang trước
-
Công Nữ Ngọc Vạn - Một anh thư nước Việt (Kỳ 1/2)Trang sau >