Vân Nam, Nam chiếu, Đại Lý và Đoàn Hoàng Gia (Kỳ 3/4)

Cuộc Chiến Giữa Lý Thái Tổ Và Tổ Tiên Nhà Đoàn Dự

Nước Nam Chiếu chỉ tồn tại từ 738 đến 902. Sau một loạt cuộc binh biến tranh dành quyền lực, đến 937, thủ lĩnh tộc Bạch là Đoàn Tư Bình lập ra nước Đại Lý.

Đọc Thiên Long bát bộ, Kim Dung vẽ ra một đất nước Đai Lý xinh đẹp, hiền hoà, từ vua quan cho chí đến dân thường đều sùng mộ đạo Phật. Độc giả hình dung Đại Lý là quốc gia nhỏ bé, không đấu đá quyền lực, không lấn chiếm đất đai của ai. Thê nhưng thực tế lịch sử đã cho biết khi còn là nước Nam Chiếu, đây là một nước hiếu chiến, họ thường xuyên cất quân đi chinh phạt bốn phương tám hướng nhằm mở rộng đất đai. Phiá bắc lấn qua Tứ Xuyên của nhà Đường, tây bắc gây hấn với Thồ Phồn, phía tây với Miến Điện, phía nam đánh tới Lào, và phía tây nam giành giật đất đai với Giao Châu (lúc ấy còn thuộc nhà Đường).

Khi Lý Thái Tổ lên ngôi lập ra nước Đại Cồ Việt, từng xảy ra chiến tranh với nước Đại Lý. Mâu thuẫn xảy ra khi hai bên tranh dành ảnh hưởng ở miền nay là tây bắc Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 11, đây là nơi sinh sống của người Tày, Nùng, Thái. Thởi bấy giờ, người Việt và Tống thường gọi chung các sắc dân ở biên giới là người Man, người Lý hay Lão. Nằm giữa 3 trung tâm quyền lực là Đại Cồ Việt, Đại Lý và Tống, các bộ tộc trong vùng phải chọn một phe để thần phục, và biên giới giữa 3 nước kể trên liên tục co duỗi tùy vào khả năng thu phục các tù trưởng. Trước triều Lý, chính quyền chưa tập trung được quyền lực về trung ương, các vua cứ phải đi đánh dẹp khắp nơi, nên việc cai trị miền biên viễn khá lỏng lẻo. Tù trưởng các châu Vị Long, Đô Kim (Tuyên Quang nay), Bình Nguyên (Hà Giang nay), có quyền tự trị cao và tùy tiện quản lý địa hạt của mình. Nhân đó, dân nước Đại Lý thường xuyên qua lại buôn bán mà không thông qua triều đình, và trong thực tế nhiều vùng đất của nước Việt nằm trong ảnh hưởng của Đại Lý.

Sau khi Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, quyền lực đã mạnh lên, quân đội cũng thiện chiến hơn (nhờ nhiều phen chinh chiến với Tống, với Chiêm Thành), triều đình đã không còn dễ dãi vấn đề biên giới như trước, và đã có những hành động cứng rắn với các tù trưởng khinh nhờn triều đình và cả với người Đại Lý tự tiện xâm nhập nước ta.

Cuối năm 1012, vua Lý Thái Tổ được tin người Đại Lý đem ngựa đến buôn bán ở bến Kim Hoa, châu Vị Long dưới sự bảo hộ của Tù trưởng Hà Trắc Tuấn mà không xin phép triều đình, vua liền cho quân lên đánh bắt các thương nhân Đại Lý, tịch thu hơn một vạn con ngựa. Đại Lý lúc ấy do Đoàn Tố Liêm cai trị đang rất hưng thịnh, không dễ bỏ qua. Năm 1013, Ha Trắc Tuấn khởi binh chống nhà Lý, với sự yểm trợ của Đại Lý nhằm mưu đồ tách châu Vị Long ra khỏi lãnh thổ Đại Cồ Việt.

Vua Lý Thái Tổ quyết định thân chinh đánh giặc, trước khi quân Đại Lý kéo sang. Quân thưa, tướng ít, Hà Trắc Tuấn phải lẩn trốn vào rừng, kêu gọi các dân Tày, Nùng, Thái nổi lên chống quân triều Lý.

Tháng giêng 1014, Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chi thống lĩnh đại binh Đại Lý rầm rộ kéo sang. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đoàn quân này đông đến 20 vạn, nhưng theo An Nam chí lược, dẫn lời thư Lý Thái Tổ gởi vua Tống, thì chỉ có 3 vạn người.

Khi giặc tiến sang, châu mục Bình Nguyên (Hà Giang nay) là Hoàng Ân Vinh cấp báo về Thăng Long. Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương cầm quân đi đánh. Đến bến Kim Hoa, nơi quân Đại Lý đóng trại, Dực Thánh vương tấn công ngay, bắt sống được Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chi cùng tàn quân bỏ chạy, bỏ lại hàng vạn ngựa chiến, lương thực, khí giới làm chiến lợi phẩm cho Đại Cồ Việt.

Sau khi thắng trận, vua Lý Thái Tổ cho sứ mang ngựa chiến và tặng phẩm sang cho vua Tống, vừa thể hiện thiện chí vừa tỏ cho Tống thấy sự hùng cường của nước ta để thôi nhòm ngó.

Sau trận này, Đại Lý thôi không dám bén mảng đến biên thùy nước ta nữa. Đến 1015, Ha Trắc Tuấn liên minh với một số bô tộc khác nổi dậy ở các châu Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên hòng lập cõi giang sơn riêng. Vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương, Vũ Đức vương đem quân đánh dẹp, bắt được Hà Trắc Tuấn đem về kinh chém đầu thị chúng. Từ ấy cõi tây bắc được yên và trở thành phên dậu cho nước Việt ta.

Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa Nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm 1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại Việt.

 (http://redsvn.net/chien-tranh-dai-co-viet-dai-ly-mot-goc-khuat-su-viet/, https://vi.wikipedia.org/wiki/Vuong_quoc_Dai_Ly)

Vài điểm du lịch nổi tiếng ở Vân Nam

Thành cổ Đại Lý

Cổng thành cổ Đại Lý

Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ X, Đai Lý là trung tâm văn hóa, lịch sử của Vân Nam. Thành cổ Đại Lý xây dựng năm 1382, cao 7m, rộng 6m, chu vi 12 dặm.

Vị trí thành phố Đại Lý trong tỉnh Vân Nam

Thành cổ Lệ Giang

Một trong những thị trấn cổ nổi tiếng nhất Trung quốc, thường được biết dưới tên Đại Nghiên cổ trấn, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây (Naxi), Tạng (Zang). Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400m, cách Côn Minh 500km, rộng khoàng 3,8km2, nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên được gọi là Venice của phương Đông. Lệ Giang có đến 394 chiếc cầu (tức trung bình có 93 cầu trên 1km2).


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết