TRÊN ĐỈNH CAO QUYỀN LỰC, KỲ 8

Chương 15

 

ÔNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC ĐẢNG

 

1.

 

 

Chàng trai trẻ đeo kính gọng đồi mồi đã nói ‘ hai ngày.’

Trên thực tế, với một ngày nghỉ cuối tuần xen vào giữa, phải mất đến bốn ngày.

Bây giờ, trong trụ sở đảng ở đường Sparks, anh đang đối diện với Brian Richardson bên phía dành cho khách ở bàn giấy ông trưởng ban tổ chức.

Vẫn như thường lệ, văn phòng có rất ít đồ đạc của Richardson nóng đến phát ngốt. Trên hai bức tường, những chiếc máy tản nhiệt chạy hơi nước mở hết cỡ, nổi bong bóng như những ấm nước đang sôi sùng sục. Dù mới là giữa trưa, các bức mành sáo kiểu Venice đã buông xuống, những tấm màn xơ xác che kín hết các khe cửa sổ trong tòa nhà tồi tàn. Không may là nó cũng che luôn làn không khí tươi mát ở ngoài.

Bên ngoài, nơi mà tấm màn không khí buốt giá vùng cực đã bao trùm Ottawa và tất cả vùng Ontario từ sáng chủ nhật, nhiệt độ là 5º dưới 0º. Trong nhà, theo nhiệt kế để trên bàn là 22º C.

Có những giọt mồ hôi đọng trên trán chàng trai.

Richardson, thân hình lực lưỡng, vai rộng, chỉnh tư thế ngồi trong chiếc ghế xoay bọc da. Ông hỏi, ‘ Sao hử ?’

Chàng trai khẽ nói, ‘ Tôi đã có cái ông cần.’ anh đặt chiếc phong bì lớn bện bằng sợi chuối ở giữa bàn. Trên phong bì có in dòng chữ, ‘ Bộ Quốc phòng’

Brian Richardson cảm thấy phấn khích dâng trào. Có phải một miếng bánh, một viên đạn tầm xa được trả tiền ? Có phải ông nhớ rất rõ một cơ may – một lời bóng gió thoáng qua, không hơn không kém – thốt ra đã rất lâu trong bữa tiệc của một người mà tai ông không bao giờ quên ? Hẳn đã mười lăm năm trước, có thể là hai mươi năm … trước rất lâu khi ông có liên hệ với đảng … rất lâu trước khi James Howden và Harvey Warrender là cái gì đó với ông hơn là chỉ cái tên trên mặt báo. Lùi rất xa, những con người, những nơi chốn, những ý nghĩa, tất cả trở nên méo mó. Dù không đúng đi nữa, những lý lẽ viện dẫn ra không bao giờ là thật. Ông nghĩ, có thể ông cũng rất dễ sai lầm.

Richardson đề nghị, ‘ Anh nên thư giãn đi. Cứ hút thuốc nếu muốn.’

Chàng trai lấy ra hộp thuốc lá mỏng mạ vàng, gõ cả hai đầu điếu thuốc rồi đốt bằng cái bật lửa nhỏ xíu để ở góc hộp. Rồi như chợt nghĩ ra, anh lại mở hộp và đưa cho ông trưởng ban.

‘ Không, cám ơn.’ Richardson mò mẫm tìm cái hộp thiếc đựng thuốc lá trong ngăn kéo dưới gầm bàn. Ông nhồi tẩu và đốt trước khi mở phong bì, lấy ra tập hồ sơ mỏng màu xanh lá. Vừa hút thuốc ông vừa đọc.

Ông yên lặng đọc trong mười lăm phút. Được mười phút, ông đã biết những gì ông cần. Một khoanh bánh là hợp lý, một viên đạn tầm xa đã được trả tiền.

Gấp hồ sơ lại ông nói với chàng trai mang kiếng gọng đồi mồi, ‘ Tôi cần cái này trong hai mươi bốn giờ.’

 

 

Không thốt một lời, môi mím chặt, chàng trai gật đầu.

Richardson cầm tập hồ sơ đã gấp, ‘ Tôi cho là anh biết những gì trong này.’

‘ Vâng. Tôi đọc rồi.’ Gò má chàng trai đỏ lên, ‘ Và tôi muốn nói rằng nếu ông lợi dụng bất cứ cái gìtrong đó, bằng bất cứ cách nào, thì ông là một kẻ ti tiện, bẩn thỉu hơn cả những gì tôi nghĩ  nữa.’

Trong giây lát, đôi má vốn hồng hào của ông trưởng ban bầm tím lại. Cặp mắt xanh biếc như ánh thép. Rồi chỉ trong chợp mắt, cơn giận tan đi. Ông nói khẽ, ‘ Tôi thích tính anh. Nhưng tôi chỉ có thể nói với anh rằng có đôi khi người ta cần hòa lẫn với cái dơ bẩn, có khi ngược lại.’

Không có câu trả lời.

Richardson nói, ‘ Giờ là lúc nói về anh. Ông thò tay vào khay hồ sơ, lần tìm vài giấy tờ rồi lấy ra hai tờ đã kẹp vào nhau. Lướt qua nó ông nói, ‘ Anh có biết Fallingbroke ở đâu không ?’

‘ Vâng biết. Ở tây bắc Ontario.’

Richardson gật đầu, ‘ Tôi đề nghị anh hãy bắt đầu tìm hiểu tất cả những gì anh biết về nó : vùng đất, dân cư địa phương – tôi sẽ giúp anh ở đó – kinh tế, lịch sử, tất thảy. Hal Tadesco đã làm đại diện ở đó hai mươi năm. Trong kỳ bầu cử tới, ông ta sẽ về hưu, dù chưa được tuyên bố. Falling-brook là một cái ghế an toàn và Thủ tướng sẽ khuyến cáo anh làm ứng viên của đảng.’

Chàng trai miễn cưỡng nói, ‘ Vâng, chắc chắn ông đã không phí thời gian.’

Richardson quả quyết, ‘ Chúng ta làm một cuộc trao đổi. Anh đã giữ phần anh, nên giờ thì tôi giữ phần tôi.’ Chỉ vào tập hồ sơ trên bàn, ông thêm, ‘ Tôi sẽ trả lại nó cho anh vào sáng mai.’

Chàng trai do dự. Anh ngập ngừng , ‘ Tôi không biết phải nói gì nữa.’

Richardson khuyên, ‘ Đừng nói gì hết.’ Và lần đầu tiên trong cuộc nói chuyện này, ông cười tươi, ‘ Đó là một mối lo nữa trong chính trị : quá nhiều người nói quá nhiều điều.’

Nửa giờ sau, khi đã đọc lại hồ sơ một lần nữa, lần này kỹ lưỡng hơn, ông nhấc một trong hai chiếc điện thoại trên bàn. Đó là đường dây trực tiếp, ông quay số tổng đài của Chính phủ, rồi hỏi xin Bộ Di trú. Sau một viên Đổng lý và hai thư ký, ông liên lạc được với Bộ trưởng.

Giọng Harvey Warrender vang vang trong điện thoại, ‘ Tôi giúp được gì cho ông ?’

‘ Tôi muốn được gặp ông, thưa ông Bộ trưởng.’ Với hầu hết thành viên Nội các, Brian đều gọi bằng họ.

Warrender là một trong vài ngoại lệ.

Harvey Warrender nói, ‘ Tôi rảnh trong vòng một giờ. Nếu anh muốn , cứ đến.’

Richardson lưỡng lự, ‘ Thật ra tôi không muốn vậy. Điều tôi muốn nói hơi có chút riêng tư. Tôi tự hỏi là tôi có thể đến nhà ông tối nay không, khoảng tám giờ.’

Ông Bộ trưởng nằn nì, ‘ Chúng ta có đầy đủ riêng tư trong văn phòng tôi.’ Ông trưởng ban nhân sự kiên nhẫn đáp, ‘ Tôi vẫn thích đến nhà ông hơn.’

Rõ ràng Harvey Warrender ghét bị qua mặt. Ông ta càu nhàu, ‘ Không thể nói là tôi thích những chuyện bí mật. Chuyện gì vậy ?’

‘ Như tôi đã nói, chuyện hơi có chút riêng tư. Tôi nghĩ ông sẽ đồng ý rằng chúng ta không nên bàn nó qua điện thoại.’

‘ Nghe này, nếu là thằng đi lậu khốn kiếp đó …’

Richardson cắt ngang, ‘ Không phải chuyện đó.’ Ít nhất, ông nghĩ, không trực tiếp, chỉ gián tiếp thôi, qua một kiểu hai mặt đầy nguy hiểm, mà, tỏ ra rất ngây thơ, gã đi lậu đã bắt đầu.

‘ Được thôi.’ Ông Bộ trưởng Di trú chấp nhận một cách miễn cưỡng. ‘ Nếu thế, ông cứ đến nhà tôi. Tôi sẽ chờ ông lúc tám giờ.’

Có tiếng clic khi ông treo máy.

 

2.

 

 

Nhà riêng của ngài Harvey Warrender là tòa nhà hai tầng lộng lẫy thuộc Làng Công viên Rockliffe, phía đông bắc Ottawa. Lúc tám giờ hơn, ông trưởng ban nhân sự thấy ánh đèn chiếc Jaguar của mình soi sáng những đại lộ với hai hàng cây lạnh giá ở trong Làng thường được gọi nôm na là Rừng McKay, và bây giờ là một lớp cư dân sang trọng và lịch sự của thủ đô.

Nhà của Warrender, nơi mà Richardson đến sau vài phút lái xe nữa, tọa lạc trên một vùng rộng rãi có cảnh quan đẹp, trồng rất nhiều cây, nằm sau một con đường hình lưỡi liềm dài. Ngôi nhà, mặt tiền khảm đá nổi bật với cổng màu trắng, hai bên là hai hàng cột trắng. Về phía Tây và Đông ngang qua những bồn cỏ cắt tỉa gọn gàng, Richardson biết rõ, là nhà của Đại sứ Pháp, một thẩm phán tòa Tối cao, và lãnh tụ phe Đối lập, Bonar Deitz.

 

 

 

Đậu chiếc Jaguar trong con đường hình lưỡi liềm, ông băng qua hai hàng cột và nhấn nút chuông cửa sáng lấp lánh. Trong nhà, tiếng chuông reo nhè nhẹ.

Ông Bộ trưởng Di trú và Dân quyền, mặc áo smoking, dép da đỏ, mở một trong hai cánh cổng màu trắng và liếc ra ngoài. ‘Ông. Là ông à. Mời ông vào.’

Cả giọng nói và vẻ mặt đều khó chịu. Ông ta nói líu nhíu một tràng dài, hậu quả của, như Richardson đoán, cả một ly whisky trên tay, và có lẽ nhiều ly khác nữa trước đó. Ông nghĩ, đây không phải là một hoàn cảnh thuận tiện cho ông. Với một vài người, hậu quả của rượu thật khó nói trước.

Ông trưởng ban nhân sự đi vào nhà, bước lên tấm thảm Ba Tư dày trải giữa căn sảnh rộng, sàn lát gỗ sồi.

Harvey Warrender chỉ về phía chiếc ghế kiểu Hoàng hậu Anne có lưng tựa thẳng. ‘ Để áo anh đó’, ông ta ra lệnh, rồi bất ngờ, bước dọc gian sảnh về phía cánh cửa mở sẵn. Richardson máng áo khoác và đi theo.

Warrender gật đầu về phía căn phòng ở xa, Richardson đi trước ông vào một căn phòng làm việc vuông vức, rộng rãi. Ba bức tường, từ trần đến sàn, chất đầy sách. Richardson để ý, có nhiều cuốn đóng bìa bằng tay, rất đắt tiền. Lò sưởi bằng đá khổng lồ nằm giữa bức tường thứ tư, lót gỗ đào hoa tâm. Trước đó, lò sưởi đã được đốt lên, nhưng giờ chỉ còn vài thanh củi âm ỷ cháy trong lò. Một cái bàn bằn gỗ đào hoa tâm màu sậm bóng loáng đặt ở một bên, những chiếc ghế da xếp từng nhóm quanh phòng.

Nhưng một hình bóng lừng lững ở trên lò sưởi.

Một khuôn hình chữ nhật lõm sâu vào khung tường. Trong hình chữ nhật ấy, với những ánh đèn được dấu rất khéo là tấm hình một chàng trai trong quân phục không quân. Nó là một phiên bản tương tự, nhưng lớn hơn bản ở văn phòng Warrender.

Ở đáy khuôn chữ nhật, hình thành một ngăn kệ, trên đó là ba vật – một quả bom muỗi thời thế chiến II thu nhỏ, một tấm bản đồ gấp lại để trong bao nhựa cỡ bỏ túi và giữa hai thứ đó, là cái mũ sĩ quan không quân, vải và phù hiệu trên mũ đã mờ ố. Rùng mình trong trí, ông trưởng ban nhớ lại lời Milly : ‘ Một kiểu điện thờ.’

Warrender đã đến sát sau lưng ông. Ông ta nói, ‘ Anh đang nhìn con trai tôi, Howard đấy.’ Câu nói nồng mùi whisky và việc ông nhìn tấm hình đã tạo thiện cảm hơn.

Richardson nói, ‘ Vâng. Tôi hy vọng đó là một con người xứng đáng. Ông có cảm giác như đang trải qua một nghi lễ bắt buộc với mọi khách viếng thăm. Ông chỉ muốn thoát ra cho nhanh.

Nhưng Warrender không dễ bị nản lòng. Ông ta nói, ‘ Anh đang thắc mắc về những vật để dưới tấm hình , tôi nghĩ vậy. Chúng đều là của Howard. Người ta gởi chúng đến cho tôi – tất cả mọi thứ của nó khi nó tử trận trên chiến trường. Tôi có cả một tủ, cứ vài hôm lại thay đổi. Mai tôi sẽ lấy đi chiếc máy bay nhỏ và sẽ để cái compa bỏ túi vào đó. Tuần sau tôi sẽ lấy cái ví của Howard thay cho tấm bản đồ. Tôi để cái mũ ở đó suốt.

Đôi khi tôi có cảm giác nó đang đi vào phòng và bỏ mũ xuống.’

Richardson nghĩ, nói gì để trả lời bây giờ. Ông tự hỏi có bao nhiêu người đã bị bối rối như ông. Con số rất lớn, nếu lời đồn này có thật.

Warrender nói, giọng vẫn nhừa nhựa, ‘ Nó rất tốt. Tốt trong mọi tính cách, và nó chết như một người hùng. Tôi hy vọng anh đã nghe thế. Rất rõ ràng, ‘ Anh đã nghe rồi.’

Richardson bắt đầu, ‘ Vâng.’ Rồi ngưng lại. Ông có cảm giác bất cứ điều gì ông nói ra, là khơi nguồn cho người đối diện nói hàng tràng dài không dứt.

Ông Bộ trưởng Di trú nói, ‘ Có một trận không kích trên đất Pháp.’ Giọng ông ấm áp như thể ông đã kể chuyện này rất nhiều lần. Chúng lái chiếc Mosquito – loại oanh tạc cơ hai chỗ ngồi giống như mẫu để đó. Howard không phải đi. Nó đã làm quá nhiệm vụ của nó trong phi vụ này, nhưng nó tình nguyện. Nó chỉ huy phi đội.’

Richardson phản đối, ‘ Này, ông không nghĩ chúng ta phải …’ Ông muốn chận nó lại, ngay tức thì …

Warrender không thèm nghe. Ông ta oang oang, ‘ Nhờ Howard, cuộc oanh kích thành công. Mục tiêu được bảo vệ rất kỹ nhưng chúng đã đánh bại hoàn toàn. Đó là cái người ta thường nói “ hủy diệt hoàn toàn mục tiêu”.’

‘ Thế rồi, trên đường về, phi cơ của Howard trúng đạn, Howard bị thương rất nặng … nhưng nó cứ tiếp tục bay … một chiếc phi cơ què quặt … chiến đấu với nó trên mỗi dặm đường về; để cứu phi hành đoàn … dù có thể hy sinh …’ Giọg Warrender vỡ ra, hình như ông ta, say nhừ tử, còn cố nén tiếng nức nở.

Richardson nghĩ, ôi, lạy Chúa, Chúa hãy chấm dứt chuyện này. Nhưng nó cứ tiếp diễn.

‘ Nó đã đưa được máy bay về … và hạ cánh, phi hành đoàn an toàn … còn Howard chết.’ Giọng nói thay đổi thành cáu gắt. ‘ Nó xứng đáng được truy tặng Huân chương Thập tự. Hay ít nhất cũng là Không quân Bội tinh. Đôi khi, ngay cả bây giờ này, tôi vẫn nghĩ tôi phải đi theo con đường của nó, … vì Howard.’

Ông trưởng ban lớn tiếng, quyết định bắt ông ta phải nghe, ‘ Hãy để quá khứ chết đi. Cứ để nó ở yên một mình.’

 

Ông Bộ trưởng nâng ly lên và nốc cạn. Ông ta chỉ tay về Richardson, ‘ Nếu anh muốn uống, cứ tự pha mà uống.’

‘ Cám ơn.’ Brian Richardson quay lại chỗ bàn, trên có khay, ly và vài chai rượu. Ôg nghĩ, ta cần cái này. Ông rót một ly đầy, thêm đá.

Khi quay lại, đã thấy Harvey Warrender nhìn ông chăm chú và nói, ‘ Tôi không bao giờ thích anh. Ngay từ đầu, tôi đã không thích.’

Richardson nhún vai, ‘ Vâng, tôi đoán ông không phải là người duy nhất.’

Warrender nhấn mạnh, ‘Anh là người của Jim Howden, không phải của tôi. Khi Jim muốn anh làm trưởng ban tổ chức, tôi đã công khai phản đối. Tôi đồ là Jim có cho anh biết, cố làm anh chống lại tôi.’ Richardson lắc đầu, ‘ Không, ông ấy không bao giờ nói với tôi. Và tôi cũng không nghĩ ông ấy muốn làm tôi chống lại ông. Không có lý do nào để làm thế cả.’

Đột ngột Warrender hỏi, ‘ Anh làm gì trong chiến tranh ?’

‘ À, tôi chỉ ở trong quân đội một thời gian ngắn. Không có gì đặc biệt.’ Ông ngán ngẫm khi phải nhớ đến ba năm ở sa mạc Bắc Phi rồi Ý, qua một số trận đánh dữ dội thời chiến. Cựu Hạ sĩ Richardson hiện thời ít khi nhắc đến nó ngay cả với bạn bè thân. Những hồi ức chiến tranh, những vinh quang trống rỗng làm ông chán ngán.

‘ Điều lo lắng của các anh là công ăn việc làm tốt. Tất cả các anh đều thế cả. Đó mới là vấn đề quan trọng nhất.’ Mắt Warrender nhìn về tấm hình, ‘ … nhiều người đã không như thế.’ Ông cứ muốn làm cho xong, rồi chuồn ngay ra khỏi nhà. Lần đầu tiên ông tự hỏi không biết Warrender có điên không ?’

Ông Bộ trưởng chỉ tay về hai cái ghế đặt đối diện nhau, ‘ Lại đó đi.’

Richardson ngồi xuống trong khi Warrender đi lại bàn, rót whisky ồng ộc vào ly. ‘ Được rồi.’ Ông ta quay lại và ngồi xuống, ‘ Tiếp đi.’

Richardson quyết định, ông nên đi thẳng vào vấn đề.

Ôg nói khẽ, ‘ Tôi có biết thỏa thuận giữa ông và Thủ tướng – quyền lãnh đạo, đặc quyền truyền hình và tất cả.’

Im lặng. Sửng sốt. Rồi nhíu mắt lại, ông ta gầm lên, ‘ Jim Howden đã bảo với anh. Hắn là tên hai mặt  …’

Richardson lắc mạnh đầu, ‘ Không. Xếp không bảo tôi, và ông ấy cũng không hay tôi biết việc này, tôi nghĩ ông ấy sẽ bị sốc.’

‘ Anh nói láo. Đố khốn !’ Warrender nhảy dựng lên, lảo đảo.

Richardson bình tĩnh nói, ‘ Ông có thể nghĩ thế nếu ông muốn. Nhưng tại sao tôi lại phải nói láo. Trong bất kỳ trường hợp nào, làm thế nào tôi biết không tạo ra khác biệt gì cả. Vấn đề là, tôi biết.’

Warrender hùng hổ, ‘ Được thôi. Anh đến đây để tống tiền tôi. Được, để tôi nói cho anh biết, ông trưởng ban, thầy bói mù ạ, tôi không quan tâm đến việc người ta biết cái thỏa thuận đó. Thay vì thế, anh đang côngkhai đe dọa tôi, và tôi chỉ cười thôi, tôi sẽ đấm vào mặt anh ! Tôi sẽ gọi nhà báo và cho họ biết –  ngay tại đây, tối nay !’

Richardson năn nỉ, ‘ Xin ngồi xuống, và nói nhỏ có được không ? Coi chừng bọn ta làm phiền vợ ông.’

Warrender nói gọn lỏn, ‘ Bà ấy đi vắng rồi. Không còn ai khác trong nhà.’ Nhưng ông ta cũng ngồi trở lại.

 

 

Ông trưởng ban nói, ‘ Tôi không đến đây để đe dọa. Tôi đến để năn nỉ.’ Ông nghĩ ta cứ thử cách rõ ràng nhất trước. Ông có rất ít hy vọng thành công. Mưu mẹo chỉ được sử dụng khi mọi cách khác đã thất bại.

Warrender thắc mắc, ‘ Năn nỉ ? Anh ngụ ý gì đây ?’

‘ Chính xác là thế. Tôi đang năn nỉ ông từ bỏ áp lực lên xếp ; hãy để quá khứ chấm dứt ; hãy thôi cái thỏa thuận viết ra giấy ấy đi …’

Warrender mỉa mai, ‘ À, phải. Tôi đã hình dung anh nói loanh quanh rồi cũng tới đó thôi mà.’

Richardson cố làm cho giọng mình đễ nghe, ‘ Ông Bộ trưởng, từ giờ trở đi, không còn cái gì tốt đẹp xảy ra nữa đâu. Ông không thấy sao ?’

‘ Tất cả những gì tôi thấy, rất tình cờ, là tại sao anh làm việc này. Anh đang cố bảo vệ chính anh. Nếu tôi vạch trần Jim Howden ra, ông ta sẽ đi đứt, và khi ông ta đi rồi, anh cũng vậy thôi.’

Richardson mệt mỏi nói, ‘ Tôi hy vọng điều đó xảy ra. Và ông có tin vào nó hay không là tùy, còn tôi không nghĩ nhiều về nó đâu.’

Ông lập luận, điều đó là thật ; khả năng đó là ít nhất. Trong tâm trí , ông tự hỏi : Tại sao ông làm thế ?

Có phải là lòng trung thành cá nhân với James Howden không ? Đó cũng có một phần, ông cho là vậy ; nhưng chắc chắn câu trả lời đích thật phải hơn thế. Không phải là Howden, với tất cả lỗi lầm của ông ấy, vẫn thích hợp cho đất nước này với tư cách là Thủ tướng ; và với bất kỳ nhượng bộ nào mà ông buộc phải chấp nhận như một phương tiện để duy trì quyền lực, ông đã cho đi nhiều, quá nhiều, để đánh đổi ? Ông xứng đáng hơn là – và cả Canada cũng vậy – thất bại trong nhục nhã, ê chề. Richardson nghĩ, có lẽ, những gì ông ấy đang làm là một hành vi yêu nước.

Warrender nói, ‘ Câu trả lời của tôi là khẳng định và tối hậu, không.’

Vậy là, sau hết, phải sử dụng vũ khí này thôi.

Không gian trở nên yên lặng khi cả hai dò xét lẫn nhau.

Ông trưởng ban chậm rãi nói, ‘ Tôi phải với với ông là tôi có biết đôi điều có thể khiến ông buộc phải thay đổi ý định … những điều mà, dù là chỉ có hai chúng ta, tôi vẫn rất do dự phải nói … ông có sẵn lòng thay đổi ý định, thay đổi ngay bây giờ không ?’

Ông Bộ trưởng nói chắc như đinh đóng cột, ‘ Không có một điều gì dù là trên trời hay dưới đất có thể làm tôi thay đổi những việc tôi đã nói ra.’

Brian Richardson đắc ý, ‘ Tôi nghĩ là có đấy. Ông thấy đấy, tôi có biết sự thật về con trai ông.’

Yên lặng kéo dài trong căn phòng như không bao giờ kết thúc.

Mãi sau, mặt xanh mét, Harvey Warrender mới lẩm bẩm, ‘ Anh biết gì ?’

Richardson nài nỉ, ‘ Lạy Chúa, những gì tôi biết chưa đủ sao ? Đừng bắt tôi phải nói ra.’

Vẫn là tiếng thì thầm,’ Cho tôi biết anh biết những gì ?’

Không có gì là đoán mò, không có gì không nói, không tránh né được sự thật tàn nhẫn và cay đắng nữa.

Richardson khẽ nói, ‘ Được thôi. Nhưng tôi rất tiếc là ông đòi đấy nhé ?’ Ông nhìn thẳng vào mắt người đối diện. ‘ Con trai Howard của ông chưa bao giờ là một anh hùng. Nó bị đưa ra tòa án binh vì hèn nhát khi đối diện với quân thù, vì đào ngũ và gây nguy hiểm cho đồng đội và vì gây ra cái chết cho phi hành đoàn. Tòa án binh đã kết án có tội với mọi bằng chứng. Nó đã treo cổ tự tử trong khi chờ đưa ra xét tuyên án.’

Mặt Harvey Warrender không còn chút máu.

Lưỡng lự một cách tàn nhẫn, Richardson nói tiếp, ‘ Phải, đã có một cuộc oanh tạc trên đất Pháp. Nhưng con trai ông không phải nhận nhiệm vụ vì phi cơ của nó chỉ còn một phi công. Và nó tình nguyện. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của nó, nhiệm vụ thứ nhất.’

Môi ông trưởng ban khô khốc. Ông liếm môi, rồi tiếp, ‘ Phi đội bay theo đội hình phòng thủ. Gần đến mục tiêu, họ bị tấn công dữ dội. Những chiếc khác cứ bay và thả bom, vài chiếc trúng đạn. Con trai ông – dù phi đoàn đã hết lời năn nỉ - đã phá vỡ đội hình và quay về, để mặc cho đồng đội mình hứng đạn.’

Tay Warrender run lên bần bật khi để ly rượu xuống.

Richardson tiếp, ‘ Trên đường về phi cơ bị hỏa lực chận lại. Viên phi công kia bị thương nặng còn con trai ông không hề hấn gì. Dù sao, con ông đã bỏ vị trí phi công và từ chối bay. Viên phi công, dù bị thương và không phải là phi công giỏi, đã nỗ lực đưa được phi cơ về nhà’ … Ông nghĩ, có nhắm mắt lại, ông cũng hình dung ra cảnh ấy : buồng lái nhỏ xíu, chật cứng, náo động, máu từ các vết thương; máy nổ điếc tai, khói thoát ra từ những vết đạn, gió rít và tiếng nổ inh tai ở ngoài. Còn bên trong … nỗi sợ hãi bao trùm tất cà, như bóng tối và đám mây có hình thần chết. Và trong một góc buồng lái, một thân hình co rúm và tơi tả.

Richardson nghĩ, đồ hèn nhát, quân vô lại. Ngươi đã đập vỡ. Thế là hết. Ngươi đã vượt qua làn ranh mong manh mà nhiều người trong chúng ta do dự. Chúa mới biết ngưoi đã làm điều mà những người khác không muốn làm. Chúng ta là ai để phẩm bình ngươi bây giờ ?

Nước mắt chảy ròng ròng trên mặt Harvey Warrender. Vừa đứng lên, ông vừa run rẩy nói, ‘ Tôi không muốn nghe gì thêm nữa.’

Richardson ngừng lại. Còn một chút nữa để kể thêm : vụ rơi phi cơ xuống nước Anh – điều tốt nhất mà viên phi công làm được. Hai người được lôi ra từ những mảnh vụn; Howard Warrender không bị thương như một phép lạ … Vế sau các bác sĩ nói anh sẽ sống ngoại trừ việc mất nhiều máu khi nỗ lực bay về … Tòa án binh; phán quyết – có tội – tự tử … Và, cuối cùng ; các báo cáo bị bưng bít; vụ án khép lại.

Nhưng Harvey Warrender đã biết. Biết, cho dù ông đã tạo dựng huyền thoại giả dối và láo khoét về cái

chết của một người hùng.

Ông đột ngột hỏi, ‘ Anh muốn gì ? Anh muốn gì ở tôi ?’

Richardson nói giọng đều đều, ‘ Tờ giấy viết thỏa thuận giữa ông và xếp.’ Rất nhanh tia lửa kháng cự bừng lên, ‘ Và nếu tôi không chịu giao nó ?’ Richardson nói , ‘ Tôi đang hy vọng ông đừng hỏi tôi điều đó.’

‘ Tôi đang hỏi anh.’

Ông trưởng ban thở dài rất sâu, ‘ Trong trường hợp đó, tôi sẽ tóm tắt vụ xử ở tòa án quân sự và cho sao làm nhiều bản. Các bản sao này sẽ được gởi đi, ký thự vô danh trong các phong bì thông thường cho bất kỳ ai cũng biết ở Ottawa – văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, báo chí, giới công chức, văn phòng Bộ của ông …’

‘ Đồ con heo !’ Warrender như muốn ngộp thở, ‘ Đồ con heo thối tha !’

Richardson nhún vai, ‘ Tôi chẳng muốn làm đâu trừ phi ông ép tôi.’

Warrender nói, ‘ Mọi người sẽ hiểu.’ Sắc hồng đang trở lại trên mặt ông. ‘ Tôi cần nói với anh rằng người ta sẽ hiểu và thông cảm. Howard còn trẻ, chỉ là một cậu bé …’

‘ Họ luôn luôn thông cảm. Và ngay cả bây giờ, người ta cũng cảm thấy hối tiếc cho con trai ông. Nhưng không phải cho ông. Người ta chỉ một lần và không hơn nữa.’ Ông gật đầu về phía bức chân dung đặt trong cái khung chiếu sáng, những di vật phi lý và vô dụng bên dưới, ‘ Người ta sẽ nhớ trò chơi đố chữ này và ông sẽ là kho chuyện cười ở Ottawa.’

Trong trí ông, ông tự hỏi nếu chuyện này là thật. Sẽ có rất nhiều tò mò, suy nghĩ, nhưng có lẽ ít tiếng cười. Người ta đôi khi có thể là những chiều sâu bất ngờ của xúc cảm và thấu hiểu. Có lẽ, hầu hết sẽ tự hỏi những mê lộ lạ lùng nào trong trí óc đã dẫn Harvey Warrender tới trò lừa gạt này. Những giấc mơ vinh quang của ông được phản chiếu qua người con chăng ? Sự thất vọng não nề, bi kịch của cái chết, đã tuột ra khỏi trí óc ông chăng ? Richardson chỉ còn cảm thấy thương hại một cách chua xót.

Nhưng Warrender tin rằng ông sẽ bị cười vào mặt. Những bắp thịt trên mặt ông co giật. Bỗng nhiên ông chạy ào về phía lò sưởi và chụp lấy que cời để bên cạnh. Rướn người, ông đập túi bụi vào tấm chân dung, chọc, xé cho tới khi chỉ còn khung và vài mẩu vải. Bằng một cú mạnh, ông đập nát chiếc phi cơ nhỏ, rồi ném hộp bản đồ và cái mũ vào lò sưởi. Quay lại và thở gấp, ông hỏi, ‘ Sao, anh hài lòng chưa ?’

‘Richardson vẫn đứng. Ông nói nhẹ nhàng, ‘ Tôi rất tiếc ông đã làm thế. Không cần thiết.’

Những giọt nước mắt lại bắt đầu lăn. Ông Bộ trưởng, gần như gầm mặt, bước đến ghế. Theo bản năng, ông với tay lấy ly whisky đã rót trước đó. Ông nói khẽ, ‘ Được thôi. Tôi sẽ đưa anh tờ thỏa thuận.’

‘ Và tất cả bản sao, cùng lời bảo đảm của ông là không còn tồn tại bản nào.’

Warrender gật đầu.

‘ Khi nào.’

‘ Phải mất hai đến ba ngày. Tôi phải đi Toronto. Tờ giấy đang nằm trong một cái hộp ký thác an toàn ở đó.’

Richardson ra lệnh, ‘ Rất tốt. Khi ông đã lấy nó rồi, tôi muốn ông đưa trực tiếp cho xếp. Và ông ấy không biết chuyện gì xảy ra ở đây tối nay. Đó là một phần trong thỏa thuận của chúng ta, ông hiểu chứ ?’ Một cái gật đầu nữa.

Ông muốn tạo ra sự tin tưởng bằng cách đó. Nhưng giờ thì không có sự bội tín nữa. Ông rất chắc chắn điều này.

Harvey Warrender ngẩng đầu lên, lửa hận thù hiện ra trong mắt ông. Richardson nghĩ, thật ngạc nhiên

khi tâm trạng và cảm xúc của con người này dâng lên và hạ xuống mau lẹ đến thế.

Warrender chậm chạp nói, ‘ Một lúc nào đó, tôi sẽ đập nát anh.’ Rồi, ông thêm một cách nóng nảy, ‘ Tôi vẫn ở trong Nội các, anh biết đấy.’

Richardson dửng dưng rùn vai, ‘ Có lẽ. Nhưng thành thật mà nói, tôi không nghĩ ông còn gì đáng kể nữa.’ Ra tới cửa, ông còn nói vọng qua vai, ‘ Khỏi đứng lên. Tôi tự ra được.’

 

3.

 

Lái xe đi rồi, phản ứng lẫn lộn : xấu hổ , khinh bỉ, một hố thẳm tuyệt vọng.

Hơn bất kỳ cái gì khác, vào giây phút này, Brian Richardson cần một người đồng hành ấm áp và thân ái. Gần đến trung tâm thành phố, ông ngừng ở một quầy điện thoại. Và vẫn để xe nổ máy, ông quay số cho Milly. Ông cầu nguyện lặng lẽ : xin có ở nhà, đêm nay anh cần có em. Xin em. Xin em. Chuông tiếp tục reo, không có tiếng trả lời. Ông máng điện thoại lên một cách máy móc.

Không còn chỗ nào khác để đi ngoại trừ căn nhà ông. Ông thấy chính mình đang hy vọng điều đó. Chỉ một lần này, Eloise có thể ở nhà. Cũng không.

Ông bước vào những căn phòng trống vắng, cô độc. Vớ lấy cái cốc, chai rhum chưa khui và một cách có phương pháp, làm cho mình say khướt.

Hai giờ sau, khoảng 1giờ sáng, Eloise Richardson, lạnh lùng, xinh đẹp, áo váy sang trọng bước vào từ cửa trước. Đi vào phòng khách, những bức tường bằng ngà và đồ gỗ hồ đào kiểu Thụy điển, cô thấy chồng mình say nhừ tử và ngáy ầm ỹ trên tấm thảm trắng. Bên cạnh ông là chai rượu rỗng và cái ly đổ nghiêng.

Chun mũi một cách khinh miệt, Eloise đi tiếp qua phòng ngủ của mình và như thường lệ, khóa trái cửa lại.

 

 

 

 

Chương 16

 

NGÀI THẨM PHÁN WILLIS

 

1.

 

Trong dãy phòng đặc biệt của khách sạn Vancouver, James Howden đưa cho viên phụ tá thừa hành, Elliot Prowse, tờ một đô la, ra lệnh, ‘ chạy xuống hành lang, mua cho tôi sáu thỏi sô cô la.’

Ông quyết định, nếu có viết hồi ký, ông sẽ nói rõ rằng một trong những lợi điểm của việc làm Thủ tướng là bạn có thể khiến ai đó đi mua kẹo cho bạn. Nó sẽ là điều kích thích tham vọng của bất kỳ đứa trẻ nào !

Khi chàng trai – mặt nghiêm trọng, như thường lệ - đã đi rồi, James Howden đóng cửa phòng, để ngăn tiếng ồn của điện thoại và tiếng lách cách của máy đánh chữ, gây ra do một ủy ban gồm những người tình nguyện trong đảng. Ngồi trong chiếc ghế êm ái, ông ngẫm nghĩ về diễn biến trong tua diễn thuyết nhanh như gió cuốn của mình.

Không có câu hỏi nào cả, nó đang chứng minh sự thành công xuất sắc của riêng một cá nhân.

Trong suốt cuộc đời chính trị, James Howden chưa bao giờ đạt đến những bài diễn văn hùng hồn, đầy sức thuyết phục và nhiều hiệu quả hơn thế. Những tác giả bài diễn văn do Brian Richardson tuyển chọn – một ở Montreal, người kia ở tờ Time and Life ở New York – đã làm công việc của họ rất tốt. Nhưng còn tốt hơn nữa , là bài diễn văn ứng khẩu của James Howden, khi ông vất hết những bài viết sẵn và nói một cách hùng hồn với cảm xúc chân thật đi thẳng vào lòng người nghe.

Về nguyên tắc , ông nói – có soạn sẵn hay không – về di sản của Bắc Mỹ và áp lực của những thần tượng đối thủ đang đe dọa sự sống còn trên vùng đất này. Ông tuyên bố, đây là thời điểm đoàn kết, thời điểm để kết thúc những cái nhỏ mọn, vụn vặt ; thời điểm để vươn lên những điều tầm thường, giương cao ngọn cờ tự do nhân loại lên trước hết.

Người dân phản ứng như thể những lời này là những gì họ muốn nghe, một người lãnh đạo mà họ đi tìm…

Như đã định, Thủ tướng không nhắc gì đến Hiệp ước Liên minh. Theo Hiến pháp, việc này dành cho Quốc hội.

Nhưng có cảm giác là hợp thời, như thể đất nước đã sẵn sàng để liên kết chặt chẽ hơn với Hoa kỳ. James Howden đã đánh hơi thấy những linh cảm chính trị về ngọn gió đổi chiều ít khi sai.

Ở Toronto, thính giả của ông đã đứng cả dậy, vỗ tay hoan hô nhiều phút liền khi kết thúc. Ở Fort William, Winnipeg, Regina, Calgary, Edmonton, việc tiếp đón cũng như thế hoặc tương tự. Bây giờ ở chặng dừng chân cuối cùng trước khi quay về miền Đông, ông đến Vancouver, nơi mà đêm nay, trong Nhà Hát Thần Dân Nữ hoàng Elizabeth, ông sẽ đọc diễn văn trước một cử tọa ba ngàn người người.

Báo chí vây kín ông trong suốt cuộc hành trình, cũng như phản ứng của báo chí, là đặc biệt tốt. Trên mặt báo, tivi và radio, những bài diễn văn của ông luôn là số một. Howen nghĩ, thật quá may mắn, suốt nhiều ngày qua, thiếu vắng những tin tức thù địch, cũng không có những thảm họa lớn lao nào, không có những án mạng vì tình khủng khiếp, không cuộc chiến tranh cục bộ nào nổ ra khiến cho ánh đèn sân khấu phải quay đi hướng khác.

Đúng ra có đôi chút phiền phức nho nhỏ. Sự việc của kẻ-sẽ-là-di-dân, Henri Duval, vẫn được nhắc đến mỗi ngày trên báo và những nhận định về vai trò của Chính phủ trong vấn đề này vẫn tiếp tục. Cũng đã có những đoàn biểu tình, giương biểu ngữ ủng hộ gã đi lậu ở mỗi chặng dừng, vài chất vấn trong các buổi mít tinh mở ra cho công chúng. Nhưng ông có cảm giác tiếng la ó đang tắt dần, đang yếu đi vì không có gì bị che khuất nhanh hơn là những xúc cảm dành cho một nguyên do không còn nữa.

Ông ước cho chàng trai Prowse vội vàng lên.

Giây lát sau, túi phồng lên vì những thanh sô cô la, đối tượng suy nghĩ của ông đã đến.

Thủ tướng hỏi, ‘ Anh có thích không ?’ Ông tự bóc vỏ và nhai ngon lành.

Viên phụ tá đáp, ‘ Khhông, cám ơn Ngài. Nói thật, tôi không chú ý đến thức ăn ngọt.’

Howden nghĩ, anh không thích. Ông nói to, ‘ Anh đã nói với người chịu trách nhiệm việc nhập cư ở đây chưa ?’

‘ Vâng, ông ấy đến vào sáng nay. Tên ông ấy là Kramer.’

‘ Ông ta nói sao về vụ Duval ?’

‘ Ông ấy cam đoan với tôi là những người bảo trợ cho hắn không thể làm gì hợp pháp được nữa. Hình như là vụ này coi như đã xong.’

Howen nghĩ, chỉ có Elliot Prowse mới dùng những từ như “coi như đã xong” khi đối thoại. Ông nói, ‘ Ừ, lần này tôi hy vọng ông ta đúng. Dẫu sao, tôi cũn muốn nói với anh rằng tôi sẽ rất vui khi cái xác được dời đi. Khi nào con tàu ra khơi ?’

‘ Chiều ngày mốt.’

Howden nghĩ, trùng vào ngày ông sẽ công bố Hiệp ước Liên minh ở Ottawa.

Viên phụ tá nói, ‘ Ông Kramer rất khao khát được gặp riêng ông. Hình như ông ấy muốn giải thích hành động của ông ấy trong vụ này. Nhưng tôi có bảo là hoàn toàn không thể.’

Howden gật đầu đồng ý. Đa số các công chức đều muốn giải thích việc làm của họ với Thủ tướng, nhất là khi họ xử lý sai một tình huống. Hẳn nhiên, Kramer không phải là ngoại lệ.

Howden hỏi, ‘ Anh có thể chuyển tiếp một văn thư cho ông ta ?’ Ông quyết định, cho gã này một cú choáng người cũng không hại gì. ‘ Bảo ông ta, tôi rất không hài lòng về cách hành xử của ông ta trong phòng thẩm phán. Ông ta không việc gì cho phép mở cuộc điều tra đặc biệt. Nó chỉ làm khui lại vụ việc khi mà mọi sự hầu như đã chấm dứt.’

Viên phụ tá ngập ngừng, rồi nói như ân hận, ‘ Còn một việc nữa, cũng là về Duval. Luật sư của y, ông Maitland, có đến gặp Ngài. Ngài có nhớ là Ngài đã đồng ý…’

‘ Lạy Chúa tôi !’ Cơn giận bùng ra, Thủ tướng đấm tay vào cạnh bàn, ‘ Không bao giờ kết thúc được sao …?’

‘Chính tôi cũng đang tự hỏi như vậy , thưa Ngài.’ Khoảng một năm trước, khi Elliot Prowse mới vào làm, một trong những cơn thịnh nộ của Howden đã làm anh khủng hoảng suốt cả ngày. Mới đây thôi, anh mới học được cách quen với nó.

Thủ tướng giận dữ hỏi, ‘ Đó là ý của tờ báo khốn kiếp chuyên gây rối, phải không ?’

‘ Vâng, tờ Vancouver Post. Họ đề nghị …’

‘ Tôi biết họ đề nghị gì rồi và nó là tiêu biểu.’ Ông nổi nóng, ‘ Báo chí không còn hài lòng với việc thông báo tin tức nữa. Chính họ đang tạo ra tin tức.’

‘ Nhưng Ngài đã đồng ý …’

‘ Tôi biết mười mươi tôi đồng ý rồi ! Tại sao anh cứ muốn bảo với tôi những gì tôi đã biết ?’

Mặt trơ như phỗng, Prowse trả lời, ‘ Vì tôi không biết chắc là Ngài có nhớ.’

Đôi khi Howden tự hỏi tay phụ tá này không có chút xíu óc khôi hài nào sao, như y đang cố tỏ ra ? Ông thắc mắc điều này vào ngày hôm qua ở Calgary, sau khi tờ Vancouver Post cho đăng một bài mới nói rằng tay luật sư, Maitland, đang tìm cách xin tiếp kiến Thủ tướng khi ông đến bờ biển phía Tây. Các phương tiện truyền thông đã bốc chuyện lên và phát tán nó đi.

Sau khi bàn qua điện thoại với Brian Richardson, họ đã đồng ý là ông chỉ có thể đưa ra một câu trả lời duy nhất. Giờ thì Maitland đã ở đây.

James Howden chán nản ra lệnh, ‘ Được rồi. Cho anh ta vào.’

 

***

 

Alan Maitland đã chờ suốt bốn mươi lăm phút trong căn phòng phía ngoài dãy phòng đặc biệt, và, cứ mỗi vài phút, sự căng thẳng và do dự lại tăng lên. Bây giờ, khi được hướng dẫn vào phòng trong, anh tự hỏi mình đang làm gì ở đây thế này.

Thủ tướng cộc lốc, ‘ Chào. Tôi cho là anh muốn gặp tôi.’

Cả hai đánh giá nhau một cách thận trọng. Sự quan tâm lấn lướt sự căng thẳng. Alan nhình thấy một thân hình cao, hơi gù, mảnh khảnh, ngồi lọt thỏm trong cái ghế bọc da êm ái. Những đường nét – mặt chim ưng, đôi mắt u uẩn, chỏm mũi dài như mỏ chim – hình ảnh quen thuộc trên hàng ngàn trang báo và màn ảnh truyền hình. Và bộ mặt này già hơn, góc cạnh hơn là hình ảnh. Có cái vẻ mệt mỏi không dấu diếm.

Alan nói, ‘ Cám ơn đã tiếp tôi, thưa Thủ tướng. Tôi muốn thỉnh cầu với cá nhân Ngài nhân danh Henri Duval.’

James Howden nghĩ, các luật sư trẻ ngày nay trẻ hơn bao giờ. Hay là các luật sư già, vẫn đang già đi, hay chỉ có vẻ thế thôi ? Ông tự hỏi bốn mươi năm trước, ông có trẻ trung và đầy nhiệt huyết như chàng thanh niên cường tráng, tóc cắt kiểu thủy thủ đang đứng đây, do dự, trước mặt ông không ?

Thủ tướng chỉ chiếc ghế đối diện, ‘ Được rồi, ngồi xuống đi. Nhưng ông Maitland, ông phải ngắn gọn thôi đấy. Tôi không rảnh quá vài phút đâu.’

Alan cẩn thận giữ giọng lễ phép, ‘ Thưa Ngài, tôi hy vọng thế. Tôi nghĩ tôi đã bỏ quên vài dữ kiện. Tôi cho là hầu hết Ngài đã  biết rồi.’

‘ Biết rồi !’ Howden cố kềm để không cười phá lên. ‘ Thánh thần ơi !- Nhiều tuần lễ nay, tôi gần như không biết gì hết.’

Alan mỉm cười – Howden để ý, nụ cười ấm áp và trẻ thơ, hiện ra và mất đi rất nhanh. Rồi,cũng rất nhanh, nghiêm trang trở lại, anh bắt đầu, ‘ Thưa Thủ tướng, có rất nhiều việc mà các sự kiện không nói ra được: điều kiện sống trên tàu ; một con người bị nhốt trong cái hốc không hơn gì chuồng súc vật ; một con người không tự do, không hy vọng …’

Howden chen ngang, ‘ Nó xảy ra cho ông chăng, ông Maitland ? Khi đây không phải là tàu Canada, khi một vài điều kiện sống như thế này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và khi chúng không hề liên quan đến đất nước này ?’

‘ Thưa Ngài, tôi xin hỏi Ngài, vậy thì chúng là sự liên quan của ai ?’ Mắt Alan sáng rực lên như ánh lửa, anh đã quên mất sự căng thẳng ban đầu, ‘ Có phải chúng ta không quan tâm đến nhân loại, những người không thuộc câu lạc bộ thượng lưu hạn hẹp của chúng ta ?

James Howden kiên nhẫn trả lời, ‘ Anh nói đến câu lạc bộ thượng lưu hạn hẹp. Anh có biết rằng kỷ lục của Canada trong lãnh vực nhập cư là cao nhất thế giới không ?’

Alan Maitland nghiêng người về phía trước, ‘ Không, thật ra không có nhiều sự cạnh tranh, có phải không ?’

Howden nghĩ, thật cảm động. Ông trả lời thật to, ‘ Điều này ở ngoài vấn đề. Thực tế là có những luật lệ, những nguyên tắc quy định loại sự việc này, và muốn làm cho điều gì có ý nghĩa, phải nhận định thật kỹ đã.’ Alan nói, ‘ Một vài điều của luật là quá cứng ngắc, nhất là khi chúng liên quan đến quyền con người.’

‘ Nếu đó là ý kiến của anh thì anh hãy viện dẫn đến luật với tòa án.’

‘ Người phụ trách Sở Di trú của Ngài ở Vancouver không nghĩ thế. Ông ấy bảo tôi rằng không tòa án nào can thiệp vào nữa.’

Thủ tướng nói dứt khoát, ‘ Dẫu sao, anh đã ra trước tòa và đã thua.’

Alan buồn rầu thừa nhận, ‘ Vâng, chúng tôi đã thua. Và đó là lý do khiến tôi ở đây – để cầu xin.’ Nụ cười lại sáng lên. ‘ Nếu cần, tôi sẵn sàng quỳ xuống.’

Howen cười đáp, ‘ Đừng. Tôi không muốn anh làm thế.’

‘ Tôi rất muốn kể với Ngài về Henri Duval, thưa Ngài.’ Alan nghĩ, nếu thời gian của ông ấy hạn hẹp, thì ít ra ông ấy phải tận dụng nó. ‘ Anh ta là một chàng trai nhỏ bé tốt bụng, khỏe mạnh, một công nhân giỏi. Tôi tin tưởng rằng anh ấy sẽ là một công dân tốt. Sự thật, anh ấy nói tiếng Anh không tốt, anh ấy không được học hành…’

Thủ tướng cương quyết cắt ngang, ‘ Ông Maitland, nguyên do con người ấy không được chấp nhận rất đơn giản. Thế giới này đầy những người mà, xét theo bề mặt của sự việc, có lẽ xứng đáng được giúp đỡ. Nhưng phải có vài nguyên tắc cho sự giúp đỡ; vài kế hoạch, vài chương trình hành động. Đó là lý do chúng ta có Luật Nhập cư.’

Hơn nữa ông vẫn cố chấp nghĩ, ông sẽ chấp nhận tiếng xôn xao phi lý của dư luận. Việc sỉ nhục ở phi trường Ottawa vẫn còn dày vò ông. Và cho dù ông đã bỏ qua sự đe dọa của Harvey Warrender, sự nhượng bộ vào lúc này không có vẻ yếu thế và buồn cười. Là Thủ tướng, ông phải bắt thiên hạ nghe theo ý mình ; chắc chắn cũng phải có gì đáng kể chứ.

Alan Maitland lập luận, ‘ Thưa Thủ tướng, Henri Duval đang ở Vancouver. Không phải anh ta đang ở Hungary, hoặc Ethiopia hay Trung Hoa. Anh ta đang ở đây, hiện nay.’ Anh gật đầu, với một ý nghĩ cay đắng, ‘ Trong một đất nước mà những kẻ hạ đẳng bị coi như nhận phần thua thiệt.’

Những kẻ hạ đẳng. Trong thoáng chốc, James Howden xao động nhớ về viện mồ côi. Vẻ bề ngoài, dịp may không mong đợi, chiến thắng cho chính mình qua một con người – chàng Alan Maitland của chính ông, rất lâu trước đây. Nhưng ít nhất, ông đã sinh ra ở đây. Và ông quyết định cuộc hội kiến đã đủ rồi.

‘ Ông Maitland này, Luật Nhập cư là Luật của quốc gia này. Chắc chắn là nó cũng có khiếm khuyết, nhưng con đường nó đi là con đường mà người dân Canada đã chọn. Theo Luật này, tôi rất tiếc phải trả lời với anh là không.’

Nhữg thủ tục lịch sự diễn ra nhanh chóng. Vẫn đứng, James Howden bắt tay Alan, ‘ Cho phép tôi chúc anh đạt những thành công lớn trong nghề nghiệp.’ Ông nhấn mạnh, ‘ Có lẽ một ngày nào đó, anh sẽ bước chân vào chính trị. Tôi tin là anh sẽ gặp thuận lợi.’

Alan khẽ đáp, ‘ Tôi không nghĩ thế, thưa Ngài. Trong chính trị, có quá nhiều điều tôi không thích.’

Khi Alan Maitland đi rồi, Thủ tướng móc thỏi sô cô la thứ hai và vừa nhấm nháp vừa suy nghĩ. Lát sau ông cho gọi viên phụ tá và cáu kỉnh ra lệnh soạn bài diễn văn buổi chiều.

 

2.

 

 

Trong hành lang khách sạn Vancouver, Dan Orliffe dang chờ Alan Maitland. Anh hỏi với vẻ hy vọng, ‘ Có thay đổi gì không ?’

Alan lắc đầu.

Orliffe vui vẻ nói, ‘ Được rồi, anh đang đặt vụ này trước mặt công luận, cái đó mới là đáng kể.’

Alan nghiêm nghị hỏi, ‘ Đáng kể gì ? Hãy cho tôi biết công luận làm được gì khi mà Chính phủ không nhúc nhích.’

‘ Anh không hay gì sao ? Công luận có thể thay đổi Chính phủ, vậy đó.’

Alan nói, ‘ Chà, vĩ đại ghê ! Tôi sẽ chờ đến cuộc bầu cử, rồi gởi cho Henri tấm bưu thiếp có tin này. Nếu như ta tìm được nơi anh ta ở.’

Dan bảo, ‘ Tiếp đi. Tôi sẽ lái xe đưa anh về văn phòng anh. Trên đường về, anh sẽ kể tôi nghe Howden nói gì.’

Tom Lewis đang làm việc trong cái hộp nhỏ xíu lúc Howden bước vào. Dan Orliffe đã lái xe đi sau khi trao đổi xong, chắc là về tờ Post. Một lần nữa, để Tom hiểu chuyện, Alan lập lại những gì đã xảy ra.

Tom nói, ‘ Tao sẽ nói thế này, mày đã không để cho người ta róc hết xương khi răng mày vẫn còn.’

Alan gật đầu. Anh tự hỏi có nên gọi cho Sharon; hay có lẽ chẳng có lý do thực sự nào cả. Họ chưa nói chuyện với nhau từ cuộc nói chuyện qua điện thoại hai ngày trước.

Tom nói, ‘ Nhân tiện, có một gói nhỏ gởi cho mày – do tài xế giao và …hết. Ở trong văn phòng mày đấy.’

Tò mò, Alan đi vào. Một gói vuông bọc giấy ở giữa bàn. Mở gói, anh lấy ra một cái hộp và gỡ nắp. Dưới những lớp giấy lụa là bức tượng đất sét. ‘ Em đã cố làm giống ông Kramer, nhưng nó cứ làm sao ấy. Vậy nên, xin anh vui lòng, đừng chê! Yêu anh – Sharon.’

Anh giơ bức tượng lên. Anh thấy một cái gì lóe lên : một bản sao của chính anh.

 

3.

 

 

Cách dãy phòng Thủ tướng ở khách sạn Vancouver chưa tới bốn trăm mét, Ngài Thẩm phán Stanley Willis của Tòa Tối cao tỉnh British Columbia bồn chồn bước qua bước lại, khi ông còn hơn một giờ nữa, trong phòng Thẩm phán riêng của ông.

Ngài Thẩm phám Willis vẻ mặt nghiêm nghị, dáng khắc khổ, vẻ ngoài bình thản, đang trải qua một trận chiến nội tâm

Những phòng tuyến của trận chiến được vạch ra rõ ràng. Một bên là tính toàn vẹn của pháp luật, bên kia là lương tâm cá nhân ông. Cả hai tập trung vào một chủ đề duy nhất : Henri Duval.

Edgar Kramer đã nói với viên phụ tá của Thủ tướng, ‘ Về mặt luật pháp, những người bảo trợ cho gã đó không còn có thể làm gì được nữa.’ Alan Maitland, sau cuộc nghiên cứu cả tuần lễ về những tiền lệ trong luật, đã đi tới cùng ý kiến.

Thẩm phán Willis có đủ kiến thức để chứng minh rằng cả hai đều sai. Ông hiểu rằng, nếu được nhanh chóng áp dụng, Henri Duval sẽ được giải thoát khỏi con tàu tù ngục, ít nhất là tạm thời.

Chìa khóa cho tình thế này nằm trong tập sách dày, bọc bìa – Những Báo Cáo Ở British Columbia. Tập 34.1921 – đang nằm trên bàn Thẩm phán. Đã mở sẵn ở trang có tiêu đề Rex kiện Ahmed Singh.

Trang giấy mà trên đó những từ - và những gì theo sau – vẻ như đã vàng úa. Nhưng sự cân xứng của luật – một tỉ lệ quyết định – vẫn mang tính cách bó buộc như mới đề ra ngày hôm qua.

Một Thẩm phán Canada đã ra lệnh : Ahmed Singh năm 1921 và do đó Henri Duval hôm nay … không thể nào bị trục xuất riêng rẽ trên một con tàu.

Bất kỳ cá nhân nào (vị quan tòa chết từ lâu đã tuyên bố vào năm 1921) phải bị trục xuất về đất nước nơi mà từ nơi đó anh ta đến, và không phải bất kỳ nơi nào khác.

Nhưng chiếc Vastervik không đi đến Liban … nước mà từ đó Henri Duval đã đến … nơi mà anh đã lên tàu. Chiếc Vastervik là một con tàu xuyên đại dương, cảng kế tiếp của nó là Belfast, còn lộ trình xa hơn chưa xác định được …

Và do đó lệnh trục xuất Henri Duval là không hợp với tinh thần của luật và vô giá trị.

(Bản án) Rex kiện Ahmed Singh đã nói thế.

Ngài Thẩm phán Stanley Willis đã bí mật tìm hiểu về chiếc Vastervik, cũng như ông đã bí mật dõi theo những tình tiết của vụ án này.

Ông đã nhận được báo cáo về việc tìm tòi những tiền lệ của Alan Maitland và Tom Lewis để có thể ngăn cản việc trục xuất Henri Duval. Ông cũng đã hay biết về sự thất bại của họ và điều này không làm ông ngạc nhiên.

Ông không phẩm bình gì về thất bại của hai chàng luật sư trẻ khi ông khám phá ra vụ Rex kiện Ahmed Singh. Vụ án được tóm lược sai và liệt kê trong Tóm Tắt Các Vụ Án Của Canada, một điều xảy ra không phải không bất thường. Vị Thẩm phán hẳn sẽ không hay biết gì về nó, ngoại trừ việc nhiều năm trước ông chỉ rất tình cờ lướt qua nó, và nó ở mãi trong tâm trí ông.

Ngài Thẩm phán Willis suy nghĩ, và biết rõ điều mình làm, nếu ông là luật sư của Henri Duval, ông sẽ áp dụng ngay tức thì – trưa nay - một đơn thỉnh nguyện xin xét xử trước tòa. Và, với tư cách là Thẩm phán, nếu phải áp dụng, ông sẽ chấp nhận ngay tức khắc – không phải bằng cái chỉ thị tạm thời, như trước kia, mà bằng việc xét xử toàn vẹn, sẽ giải thoát cho Henri Duval ngay tức thì, khỏi con tàu Vastervik.

Nhưng ông là một Thẩm phán; chứ không phải là một luật sư. Và không ai có thể là cả hai.

Công việc của một Thẩm phán là điều hành luật pháp khi nó được đưa tới trước mặt ông. Nhiệm vụ của ông không được dính líu trực tiếp vào vụ án, cũng không có hành động thiên vị bên này hay bên kia. Một đôi khi, để cho chắc chắn, Thẩm phán có thể can thiệp vào các ý kiến tham khảo, ám chỉ những giai đoạn cần phải theo; mà theo ý ông, là làm thúc đẩy sự tiến bộ của công lý. Chính ông đã làm việc này với Alan Maitland bằng việc cấp chỉ thị tạm thời.

Nhưng ngoài điểm đó ra, mọi sự can thiệp vào công lý đều đáng bị khiển trách. Hơn nữa, nó còn phản bội lại vai trò Thẩm phán.

Một lần nữa Ngài Chánh án Willis bước qua bước lại trên tấm thảm giữa cửa sổ và bàn. Hôm nay, đôi vai rộng, xương xẩu oằn xuống tấm thân gầy, như thể trách nhiệm đang đè nặng lên chúng. Khuôn mặt dài, góc cạnh, căng thẳng vì suy nghĩ, đầy âu lo.

Ngài Thẩm phán Willis nghĩ, nếu tôi không phải là tôi bây giờ, sự thể sẽ đơn giản hơn biết bao. Tôi chỉ việc nhấc điện thoại trên bàn bên và gọi cho Alan Maitland. Khi anh ta trả lời, tôi chỉ cần nói : Hãy xem các Báo Cáo của Tỉnh British Columbia, Tập 34, năm 1921, vụ Rex kiện Ahmed Singh. Không cần gì hơn nữa. Khi phòng đăng bạ đóng cửa vào hôm nay, anh ta sẽ có mặt ở đây với một thỉnh nguyện xin xét xử trước tòa.

Nó sẽ ngăn chận việc Henri Duval ra khơi cùng với con tàu.

Ông nghĩ, và tôi sẽ chú tâm. Alan Maitland sẽ chú tâm. Và tôi cũng vậy.

Nhưng bởi vì tôi đang là tôi, tôi không thể … trực tiếp hay gián tiếp … làm việc này. Song le … đã có một bản tóm tắt chính không rõ ràng.

Đó là một tờ ông còn nhớ từ những năm học trường Luật nhiều năm trước. Nó vẫn còn được dạy, được suy nghĩ – với sự hiện diện của các quan tòa – dù ít khi được lưu ý.

Bản tóm tắt chính không rõ ràng là một lý thuyết mà theo đó, không quan tòa nào, dù ý định của ông ta là gì, có thể tỏ ra công bằng cả. Quan tòa cũng là người; vì vậy ông ta không bao giờ nắm được phần chẵn. Dù có lương tâm hay không, mỗi ý nghĩ và hành động của ông đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện và con người trong ông.

Thẩm phán Stanley Willis chấp nhận yêu cầu này. Ông biết chính ông cũng có một bản tóm lược. Có thể tóm tắt nó trong một từ.

Belsen.

Đó là năm 1945.

Nghề luật của Stanley Willis, cũng như nhiều người khác trong thế hệ ông, đã bị gián đoạn bởi những năm tháng chiến tranh trong thế chiến thứ hai. Là một sĩ quan pháo binh, ông phục vụ trong quân đội Canada ở châu Âu từ 1940 đến hết chiến tranh. Và khi chiến tranh gần kết thúc, Thiếu tá Stanley Willis, trưởng ban Lễ tân, sĩ quan liên lạc với Đệ nhị Quân đoàn Anh, đã tháp tùng trung đoàn chống tăng 63 trong chiến dịch giải phóng trại tập trung của Quốc xã ở Bergen-Belsen,

Ông ở lại Belsen trong một tháng và những gì ông chứng kiến trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất và duy nhất suốt đời ông. Nhiều năm sau và đôi khi tận bây giờ, nỗi kinh hoàng trong ba mươi ngày ấy vẫn còn trở lại trong những giấc mơ rõ đến từng chi tiết. Và Stanley Willis – con người nhạy cảm và trí thức bên dưới bộ mặt nghiêm khắc – đã rời bỏ Belsen với một ý định rõ ràng : trong những năm tháng còn lại của đời mình, làm bất cứ điều gì cá nhân ông có thể làm được để giảm bớt nỗi thống khổ của những con người bị đối xử tàn tệ.

Là quan tòa, việc ấy không hề dễ dàng. Đã có những trường hợp, dù nội tâm nghi ngờ, ông vẫn buộc phải tuyên án có tội trong khi bản nămg mách bảo ông rằng xã hội, chứ không phải từng cá nhân, mới là thủ phạm chính. Nhưng đôi khi, có vài trọng phạm khốn khổ đáng thương, mà hầu hết các tòa án đã bác đơn, như một cách cứu rỗi, lại chỉ nhận một bản án rất nhẹ hay không đáng kể, vì bóng ma của quá khứ … bản tóm tắt không rõ ràng … đã chạm đến tâm hồn của Ngài Thẩm phán Willis.

Như bây giờ.

Lời cam kết của Henri Duval, đã có trước khi cuộc thẩm tra chỉ thị tạm thời, tiếp tục làm xáo trộn dữ dội đầu óc ông.

Một con người đã bị giam cầm. Một con người đáng ra phải được giải thoát. Giữa hai điều này là lòng kiêu hãnh cao ngạo của Ngài Thẩm phán.

Ông nghĩ, lòng kiêu hãnh tầm thường, bài học sẽ dễ hơn. Và ông bước đến bàn điện thoại.

Ông không nên gọi trực tiếp cho Alan Maitland; sự thận trọng khôn ngoan đòi hỏi như thế. Nhưng có cách khác. Ông có thể nói với một người bạn luật sư cũ, một luật sư đáng kính trọng, một người sắc sảo và hiểu được ẩn ý trong cuộc nói chuyện này. Thông tin chuyển tải sẽ nhanh chóng được giữ lại mà không để lộ nguồn gốc. Nhưng người bạn luật sư này cũng là một người có quan điểm cứng rắn về việc can thiệp của thẩm phán …

Ngài Thẩm phán Willis thở dài. Ông nghĩ, về cách lập mưu, thì không có cách nào là hoàn hảo.

Đường dây đã nối. Ông nói, ‘ Đây là Stanley Willis.’

Một giọng trầm rất niềm nở trong điện thoại, ‘ Thưa Đức Ngài, thật là một ngạc nhiên thú vị.’

Vị Thẩm phán cắt ngang, ‘ Một cuộc gọi bất thường đây, Ben.’

Có tiếng cười khúc khích, ‘ Anh khỏe không, Stan. Đã quá lâu rồi.’ Giọng tình cảm thật sự.

‘ Tôi biết. Đôi khi chúng ta cần liên lạc với nhau.’ Nhưng ông nghi ngờ điều này lắm. Một thẩm phán, vì lý do nghề nghiệp, buộc phải đi trên con đường cô độc.

‘ Được rồi, Stan. Tôi giúp gì được cho anh không ? Anh muốn kiện ai sao ?’

Ngài Thẩm phán Willis nói, ‘ Không.’ Ông nói chuyện phiếm không hay lắm, ‘ Tôi nghĩ tôi cần phải nói với anh vài lời về vụ Duval.’

‘ Ồ phải, vụ gã đi lậu. Tôi có đọc bản án của anh. Một kẻ đáng thương, nhưng không tôi hiểu anh còn có thể làm gì được nữa.’

Vị thẩm phán thừa nhận, ‘ Không. Không còn gì khác. Chàng trai Maitland, một luật sư thông minh, cũng như vậy thôi.’

Tiếng trả lời, ‘ Tôi đồng ý. Tôi nghĩ anh ta đã đặt quá nhiều niềm tin vào nghề này.’

‘ Tôi nghe nói, đã có một cuộc nghiên cứu các tiền lệ.’

Tiếng cười, ‘ Tôi cũng nghe như vậy. Maitland và bạn anh ta đã lục tung cả thư viện luật lên. Nhưng họ không có chút may mắn nào.’

Thẩm phán Willis từ tốn nói, ‘Tôi đang tự hỏi, tại sao họ không tìm đến vụ Rex kiện Ahmed Singh, Các Báo Cáo Của Tỉnh British Columbia, Tập 34, năm 1921, trang 191. Tôi nghĩ về việc ấy, họ có thể có được đơn xin xét xử trước tòa mà không bị hỏi han gì cả.’

Yên lặng ở đầu dây bên kia. Vị Thẩm phán có thể tưởng tượng ra cặp lông mày nhướng lên, dấu hiệu phản đối. Rồi, lạnh nhạt hẳn đi, giọng nói cất lên, ‘ Tốt hơn anh nên đọc lại cho tôi các tài liệu tham khảo. Tôi không nghe rõ hết.’

Đọc lại xong các tài liệu tham khảo và lát sau móc điện thoại lên, Ngài Thẩm phán Willis nghĩ : Có một cái giá phải trả cho những việc ta làm. Nhưng ông biết, thông tin sẽ được chuyển đi.

Ông liếc nhìn đồng hồ trước khi quay lại chồng hồ sơ trên bàn.

Bốn giờ rưỡi đồng hồ sau, khi bóng tối đang phủ xuống thành phố, viên thư ký già gầy gò phòng đăng bạ, đứng trước cửa, nói, ‘ Thưa Ngài, ông Maitland có thỉnh nguyện xin xét xử trước tòa.’

 

4.

 

 

Dưới những ánh đèn pha sáng rực, chiếc Vastervik đang chất gỗ xuống tàu.

Lòng đầy tin tưởng, gương mặt hân hoan, Alan Maitland bước vội trên lối đi rỉ sét đến boong chính xơ xác và hỗn độn.

Mùi phân bón đã tan hết. Chút hơi hướm còn lại bị làn gió tươi mát từ biển thổi tan đi. Mùi hương thơm của gỗ thông và tuyết tùng lan tỏa khắp tàu.

Đêm lạnh, nhưng trên cao những vì sao lấp lánh trong bầu trời không gợn mây.

Viên sĩ quan phụ tá thứ ba, người mà Alan đã gặp vào buổi sáng Giáng sinh, từ tháp chỉ huy phía trước đi lại gần anh.

Alan hét to dọc boong tàu, ‘ Tôi đến đây để gặp thuyền trưởng Jaabeck. Nếu ông ấy có trong cabin, tôi sẽ tự tìm lối đi.’

Viên sĩ quan gầy ngẳng nhưng có vẻ dẻo dai lại gần hơn. Anh ta nói, ‘ Rồi anh sẽ tìm được lối. Và dù anh không tìm được, tối nay anh cũng sẽ có cách thôi.’

Alan đồng ý, ‘ Phải, tôi đoán là tôi sẽ tìm được.’ Theo bản năng anh sờ tay vào túi để chắc rằng những giấy tờ quý giá vẫn còn trong ấy. Quay vào bên trong tàu, anh nói qua vai, ‘ Chứng cảm lạnh của anh sao rồi ?’

Viên sĩ quan đáp, ‘ Sẽ tốt hơn thôi, ngay khi chúng tôi ra khơi.’ Rồi anh nói thêm, ‘ Bốn mươi tám giờ nữa là ổn.’

Bốn mươi tám giờ. Alan nghĩ, đã gần đến rồi. Nhưng cứ như họ đã tạo ra nó đúng lúc. Trưa nay khi đang ở trong căn phòng ở đường Gilford, qua Tom Lewis, anh nhận được một tin nhắn. Hãy xem vụ Rex kiện Ahmed Singh.

Nhất quyết là không để một cơ may nào tuột khỏi tay, nhưng không nhiều hy vọng lắm, anh lao vào thư viện luật. Rồi khi đọc đến các hồ sơ năm 1921, tim anh đập loạn lên. Sau đó là cả một chiến dịch ào ạt : soạn thảo văn bản, đánh máy, kiểm tra lại, tập hợp vô số lời khai có tuyên thệ và những trát mà tòa yêu cầu. Có khẩn cấp hay không thì dạ dày của con quái vật cũng phải xuất hiện cùng với giấy tờ …

Rồi là một cuộc chạy đua đến trụ sở tòa án – để đến phòng đăng bạ tòa Tối cao trước khi đóng cửa. Anh đã làm xong. Và vài phút sau có mặt trước Thẩm phán Willis, một lần nữa , hôm nay, tại phòng các Thẩm phán.

Vị Thẩm phán vẫn xa cách và nghiêm khắc như bao giờ, đã nghe rất cẩn thận, và sau vài câu hỏi ngắn, ký lệnh cho xét xử trước tòa – một lệnh có giá trị tuyệt đối và không phải là trát tạm thời ít giá trị. Đó là một giây phút hiếm có và nhiều kịch tính. Trát nguyên bản và một bản sao, hiện đang nằm trong túi Alan. Nữ Hoàng Elizebeth, theo thiên ý Chúa, của Vương quốc Anh, Canada và các vùng lãnh thổ khác của Ngài, Đấng Bảo Vệ Đức Tin … ra lệnh cho ngươi ngay lập tức sau khi nhận được trát này … giải thoát cho thân xác của Henri Duval …

Tất nhiên, còn có một cuộc thẩm tra ở tòa, và nó đã được ấn định vào ngày mốt. Nhưng hậu quả đã rất chắc chắn : chiếc Vastervik sẽ ra khơi, nhưng không có Henri Duval trên tàu.

Alan tự nhắc mình, một lúc nào đó vào ngày mai, anh sẽ phải điện thoại cho viên luật sư đã trao tặng cho anh vụ Ahmed Singh. Tom Lewis đã biết tên ông ta. Đó là sự cứu nguy.

Anh đến phòng Thuyền trưởng và gõ cửa. Giọng bên trong ra lệnh, ‘ Cứ vào!’

Thuyền trưởng Jaabeck, áo sơ mi tay dài, ngập trong đám khói thuốc lá, đang ghi chép sổ sách dưới ngọn đèn bàn có chụp. Bỏ bút xuống, ông đứng lên, vẫn lịch thiệp như bao giờ, ra hiệu mời khách ngồi vào một trong những chiếc ghế bành bọc da màu xanh lục.

Ho khẽ vì hít phải khói thuốc lá, Alan bắt đầu, ‘ Tôi đang làm gián đoạn…’

‘ Không có gì cả. Mỗi lần viết thế cũng đủ rồi. Thuyền trưởng đưa tay gấp cuốn sổ lại. Ông mệt mỏi thêm, ‘ Các nhà khảo cổ tương lai có đào xới thế giới chúng ta cũng chẳng bao giờ hiểu được nó. Chúng ta đã để lại quá nhiều từ cho họ đọc.’

Alan nói, ‘ Nói về từ, tôi có mang theo một ít đây.’ Mỉm cười, anh chìa ra trát đòi hầu tòa và trao nó cho

Thuyền trưởng Jaabeck.

Viên thuyền trưởng đọc từ từ, môi mấp máy, ngừng ở những thuật ngữ pháp luật sau cùng, ngước nhìn

lên, ông ngờ vực hỏi, ‘ Sau rốt – anh đã thành công sao ?’

Alan sung sướng nói, ‘ Phải. Điều mà tờ trát này muốn nói là Henri đã được giải thoát khỏi tàu. Anh ta sẽ không ra khơi cùng ông nữa.’

‘ Còn bây giờ - ngay lúc này đây …’

Alan đáp dứt khoát , ‘ Ngay lúc này, thuyền trưởng, tôi muốn anh ta gói ghém đồ đạc cá nhân và đi theo tôi. Tờ trát này giao anh ta cho tôi giám hộ.’ Anh nói thêm, ‘ Nếu ông nghi ngờ, cứ gọi cảnh binh.’

‘ Không. Không cần thiết.’ Thuyền trưởng Jaabeck bỏ tờ trát xuống. Mặt ông dãn ra thành một nụ cười hồn hậu, ‘ Tôi không hiểu vì sao mà anh làm được chuyện này, thưa anh Maitland, nhưng anh xứng đáng được chúc mừng. Quá bất ngờ, thật thế.’

Alan nói, ‘ Tôi biết. Chính tôi cũng muốn nín thở.’

Mười phút sau, mắt sáng lấp lánh, miệng cười hết cỡ vì hạnh phúc, Henri Duval xuất hiện trong cabin thuyền trưởng. Anh mặc áo thủy thủ quá rộng, xách cái vai li cũ bằng carton cột bằng sợi dây. Alan quyết định, một trong những việc đầu tiên phải làm vào ngày mai, là dùng một ít tiền quyên góp gởi cho Henri mua cho anh vài bộ đồ mới để cho tươm tất khi ra tòa.

Thuyền trưởng nói, ‘ Ông Maitland sẽ đưa em đi, Henri.’

Gã đi lậu trẻ tuổi gật đầu, mặt sáng lên vẻ phấn khích và hy vọng, ‘ Tôi đã sẵn sàng.’

Thuyền trưởng nói nhẹ nhàng, ‘ Em sẽ không quay về tàu nữa. Nên bây giờ tôi sẽ chào tạm biệt.’

Trong thoáng chốc, vẻ phấn khích biến mất trên khuôn mặt trẻ thơ như thể những lời của thuyền trưởng đã tiết lộ một thực tại nào đó mà Henri Duval không nhìn thấy được. Anh lưỡng lự nói, ‘ Con tàu này tốt.’ Thuyền trưởng nắm lấy tay anh, ‘ Nhiều việc chúng tôi làm là vì chính chúng tôi thôi. Lời ước của tôi là em sẽ được hạnh phúc, Henri và cầu Chúa ban phúc cho em. Hãy chăm chỉ, hãy đọc kinh và hãy làm những gì ông Maitland bảo em.’

Kẻ đi lậu gật đầu với vẻ buồn rầu câm lặng. Alan nghĩ, đó là một hình ảnh kỳ lạ ; như thể hai cha con đang từ biệt nhau. Anh cảm thấy có vẻ ngập ngừng của cả hai người không muốn chấm dứt việc chia tay.

‘Tốt hơn ta nên đi thôi.’ Alan lấy lại bản chính tờ trát và để bản sao lại cho viên thuyền trưởng. Anh vừa bắt tay vứa nói, ‘ Thật là một niềm vui, thuyền trưởng Jaabeck ạ. Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau.’

Thuyền trưởng mỉm cười, ‘ Nếu tôi có thêm kẻ đi lậu nào nữa, tôi sẽ trông mong anh vẫn là bạn họ.’ Những lời này lan đi thật nhanh trên tàu. Khi Alan và Duval xuất hiện, các thủy thủ dừng việc chất hàng và xúm xít dọc đường ray. Nghe có những tiếng kêu đầy phấn khích. Stubby Gates lê chân lên phía trước, anh nói, ‘ Tạm biệt chú nhỏ thân mến , chúc nhiều may mắn. Đây là dzài món quà của tui dzới mấy bạn.’ Alan nhìn thấy những tờ giấy bạc cuộn tròn trao tay. Khi họ bước dọc lối đi trên boong, các thủy thủ vui vẻ hoan hô.

‘ Hãy ở lại nơi của mình !’ Đó là giọng như ra lệnh từ trong bóng tối trên cảng. Lúc Alan dừng lại, một loạt ánh đèn flash tắt đi.

Anh nói, ‘ Này ! Gì vậy ?’

Dan Orliffe nói, ‘ Báo chí đấy. Chứ ai nữa bây giờ ?’ Orliffe và những phóng viên khác vây quanh. Có ai đó vui vẻ nói, ‘ Anh lẫn hay thật đấy. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra anh thôi.’

Một tiếng khác, ‘ Làm hay lắm !’

Alan phản đối, ‘ Nghe này. Tối nay tôi không thể nói gì đâu. Có lẽ chúng tôi sẽ có một tuyên bố vào sáng mai.’

‘ Vậy nghe Henri nói được chứ ?’

‘ Anh có cho Henri nói không ?’

Alan dứt khoát, ‘ Không. Không phải lúc này.’

Dan Orliffe khẽ hỏi, ‘ Làm sao anh xuống được đây ?’ Alan nói, ‘ Tôi đi taxi.’

‘ Xe tôi ở ngay đây, trên cảng. Tôi sẽ đưa anh đi bất cứ chỗ nào anh cần.’

Alan đồng ý, ‘ Được lắm. Ta đi thôi.’

Giữa những tiếng la ó phản đối, họ trèo vào xe của Dan Orliffe. Những ánh đèn flash tiếp tục chớp tắt. Henri đang toét miệng cười.

Khi họ đã ra tới chỗ quang, Dan hỏi, ‘ Anh đưa hắn đi đâu ?’

Còn nhiều việc khác; quá nhiều thứ phải nghĩ đến. Alan nói, ‘ Giờ anh nhắc, tôi mới nhớ. Tôi chưa nghĩ gì đến chuyện đó cả.’ Anh suy nghĩ, căn nhà của mình thì nhỏ quá. Nhưng Tom và Lilian có thể thu xếp tạm một cái giường …

Dan nói, ‘ Cái đó tôi đã tính rồi. Báo có đặt một dãy phòng ở khách sạn Vancouver. Ta sẽ chọn một phòng.’

Alan tư lự, ‘ Tôi cho vậy là tốt quá. Dù là tôi có tưởng tượng mọi chuyện sẽ đơn giản hơn.’

Dan bước vội lên đập vào cái bóng đèn màu hổ phách, ‘ Đúng là địa ngục. Hãy để cho Henri sống một chút chớ.’

Vài phút sau, anh thêm, ‘ Về cái dãy phòng khách sạn đó, tôi quên nói với anh – dãy phòng của Thủ tướng vừa chuyển xuống dưới sảnh rồi.’ Anh cười khùng khục, ‘ Không phải Howden muốn thế sao ?’

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết