CAHOKIA: Thành phố bị quên lãng của nước Mỹ
Tôi đang đứng ở trung tâm của nơi từng là nền văn minh lớn nhất giữa sa mạc Mexico và vòng cung Bắc Mỹ _ thành phố đầu tiên của châu Mỹ và có thể cho là thành tựu đẹp đẽ nhất của người da đỏ châu Mỹ. _ và tôi không thể nào vượt qua được lát cắt qua địa điểm lịch sử này. Thay vì hình dung đã có lúc hàng ngàn con người tràn ngập quãng trường rộng lớn này, tôi tiếp tục quay về với sự kiện Gò Cahokia ở Illinois là một trong 8 Di sản văn hóa thế giới tại Mỹ.
Nhưng tôi vẫn cho là Cahokia gặp may. Chưa tới 16 km về phía tây, những gò của người da đỏ đã khiến St Louis mang biệt danh Thành phố Gò (Mound City) vào những năm 1800 đã được nâng cấp hoàn toàn nhờ khúc quanh của thế kỷ. Ngày nay chỉ còn một gò còn lại, với vài tấm ảnh và một con đường nhỏ dành cho xe chó kéo tên là Đường Gò ( Mound Street). Sự phát triển tàn bạo của thế kỷ 20 đã gióng hồi chuông báo tử lên Cahokia. Những nông dân trồng cải ngựa đã san phẳng cái gò lớn thứ hai vào năm 1931 và địa điểm này lần lượt trở thành phòng đánh bạc, chi nhánh quán trọ, sân bay, và (thêm một nhát nữa vào vết thương) nhà thổ. Nhưng hầu hết các đường nét chính của nó vẫn tồn tại và gần như tất cả những gì còn lại đều được bảo vệ. Các Gò Cahokia ban sơ có lẽ không đẹp đẽ cho lắm nhưng với 1618ha, ( có 890ha được giữ lại làm di chỉ lịch sử quốc gia), nó là địa điểm khảo cổ lớn nhất nước Mỹ và nó đã làm thay đổi bức tranh về cuộc sống của người da đỏ trên lục địa này trước khi người châu Âu đến.
Cahokia là viễn điểm và có lẽ là nguồn gốc của cái mà các nhà khảo cổ gọi là văn hóa Mississippi _ tập hợp những cộng đồng nông nghiệp sống ở miền Trung Tây và Đông Nam Hoa Kỳ trước năm 1.000 sau Công nguyên, và đạt đến đỉnh điểm khoảng thế kỷ 13. Ý kiến cho rằng người da đỏ châu Mỹ xây dựng cái gì đó giống như thành phố thì quá xa lạ với dân định cư châu Âu, rằng khi họ đụng phải những cái gò ở Cahokia _ cái lớn nhất bằng một người khổng lồ bằng đất cao 10 tầng gồm hơn 622.970m3 đất _ thì họ nghĩ một cách đơn giản chúng là tác phẩm của nền văn minh ngoại lai : Phoenicia, Vikings hay một bộ tộc Israel đã mất. Đến tận ngày nay, ý kiến về thành phố của người da đỏ vẫn rất trái ngược nhau theo quan điểm của người Mỹ về cuộc sống của người da đỏ, đến mức chúng ta không thể hiểu nổi, và có lẽ sự mâu thuẫn về nhận thức này dẫn đến việc bỏ qua hết tất cả sự hiện diện của Cahokia. Bạn có nghe nói đến Cahokia bao giờ chưa ? Trong các cuộc trò chuyện bình thường, hầu như tôi chẳng thấy ai ngoài St Louis đề cập đến nó.
Sự quên lãng của chúng ta có gốc rễ sâu xa. Người đầu tiên viết một bài báo chi tiết về Gò Cahokia là Henry Brackenridge, luật sư và là sử gia nghiệp dư, tình cờ đến đây khi khi đi khảo sát các đồng cỏ bao quanh vào năm 1811. Ông viết, “ Tôi sửng sốt đến kinh ngạc, không giống như những gì đã trải qua khi nghiền ngẫm về Kim tự tháp Ai Cập. Cả một khối đất khổng lồ. Để vun cao nó lên như thế, cần biết bao năm tháng, biết bao con người lao động.” Nhưng bàì báo về khám phá của ông bị quên bẳng. Ông phàn nàn việc này trong một lá thư gởi cho người bạn là cựu tổng thống Thomas Jefferson, và với những bạn bè có địa vị cao như thế, từ Cahokia sau rốt cũng lan đi xa. Không may, nó không phải là từ mà hầu hết người Mỹ, dầu có là tổng thống đi nữa, quan tâm khi nghe đến. Nước Mỹ đang cố quên đi vấn đề người da đỏ, không đánh giá đúng lịch sử của họ. Đạo luật Di dời người da đỏ ( Indian Removal Act) của Tổng thống Andrew Jackson năm 1830, ra lệnh tái định cư người da đỏ từ miền đông sang miền tây Mississippi, là tiền đề cho quan điểm rằng người da đỏ là dân du mục man rợ không biết cách sử dụng đất đai. Bằng chứng về thành phố cổ của người da đỏ _ là đối thủ với tầm vóc của Washington DC_ hẳn sẽ làm vấy bẩn dòng lịch sử.
Ngay cả các trường đại học Mỹ cũng chẳng chú ý gì mấy đến Cahokia và các di chỉ nội địa khác trước hậu bán thế kỷ 20. Họ thích phái các nhà khảo cổ đến Hy Lạp, Mexico và Ai Cập, nơi có chuyện kể về các nền văn minh nghe có phong vị hương xa và lãng mạn hơn. Chỉ có một ít người đấu tranh cho Cahokia và các gò lân cận ở Đông St. Louis, và St. Louis dự một trận chiến cầm chắc phần thua để chống lại sự phát triển và lãng quên. Hai địa điểm sau _ trong số các cộng đồng Mississippi lớn nhất_ bị phá hủy và làm đường lên trên nó. Và dù Monks Mound (Gò tu sĩ), tên đặt theo tu sĩ người Pháp từng sống trong bóng của nó, trở thành một công viên quốc gia nhỏ vào năm 1925, nó trở thành nơi trượt tuyết và săn trứng Phục sinh. Phần còn lại của Cahokia gần như bị bỏ quên _ người ta xây dựng trên đó và rời rạc vài cuộc nghiên cứu_ cho mãi đến những năm 1960.
Và đó là khi lịch sử bày tỏ vị chua chát của nó, vì kế hoạch xây dựng lớn nhất nhằm xé nát Cahokia sẽ được đưa lên bản đồ. Dự án xa lộ xuyên tiểu bang của Tổng thống Dwight Eisenhower, dẫu là một quyết định hệ trọng làm thay đổi cảnh quan nước Mỹ, đầy bi kịch như hệ thống thiết lộ đã gây ra trước đó, cung cấp các địa điểm khảo cổ dọc đường đi. Điều này có nghĩa là cần nhiều tiền hơn bao giờ cho các cuộc khai quật cũng như phải có lịch rõ ràng cho nơi, thời gian và sự nhanh chậm. Với 2 xa lộ như cái que đâm xiên vào đô thị cổ _ I-55,70 giờ đã cắt đôi quãng trường phía bắc Cahokia, tạo ra một con đường kẹp với đường Collinsville, 0,4km về phía nam, các nhà khảo cổ bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống di chỉ này. Cái mà họ tìm thấy không gì hơn là cả một phát hiện.
Càng lúc càng rõ là Cahokia là cái gì đó khác hơn đống đất khổng lồ hay một nơi hành lễ, nơi các bộ lạc ở rải rác tập trung lại chỉ một lần trong một lúc. Gần như chỗ nào đào lên, các nhà khảo cổ cũng thấy có nhà ở_ cho thấy rằng hàng ngàn con người đã sống trong cộng đồng này _ nhiều ngôi nhà được xây dựng trong khoảng thời gian rất ngắn. Nói cho đúng, cả đô thị này hình như đột ngột hiện ra chỉ sau một đêm đâu khoảng năm 1050, hiện tượng mà bây giờ người ta gọi là “vụ nổ lớn” (big bang). Người từ các vùng lân cận, ùn ùn kéo tới, xây nhà và mau chóng tạo ra siêu cấu trúc, gồm cả nhiều gò có các toà bin-đing trên đó và một quãng trường vĩ đại bằng 45 sân bóng đá, dành cho mọi thứ, từ các sự kiện thể thao đến lễ hội của cộng đồng cho tới lễ nghi của tôn giáo.
Cái làm câu chuyện hấp dẫn hơn là nghi thức hiến tế người. Các nhà khảo cổ khi khai quật gò 72, tìm thấy di cốt của 53 phụ nữ và một đàn ông có địa vị rất cao, và cả di hài 4 đàn ông bị chặt đầu, chắc là ở phía đối nghịch nào đó. Phát hiện này đã chứng minh ngược lại niềm tin phổ biến rằng người da đỏ châu Mỹ sống trong các cộng đồng quân phân bình đẳng chứ không có kiểu thứ bậc tôn ti được duy trì một cách tàn bạo như trong các nền văn minh khác. Có phải Cahokia là một đế quốc, như văn minh Trung Mỹ về phía nam không ? Nói thế thì còn quá sớm, nhưng có gì đó rất đặc biệt đã diễn ra ở đây, càng lúc càng rõ đây là một bí ẩn rất đáng bỏ công tìm lời giải.
Nếu muốn hiểu Cahokia, cái bạn cần làm trước tiên là trèo 156 bậc cấp lên đỉnh Gò Tu sĩ. Từ trên đỉnh bằng phẳng của công trình khổng lồ này, có nền rộng 5,6ha, đáy của nó lớn hơn Đại Kim tự tháp Khufu, kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập _ bạn không những sẽ cảm nhận được không biết bao nhiêu công sức đã đổ vào để xây dựng nó, mà bạn còn hiểu được tại sao nó được xây dựng ở nơi đầu tiên này. Từ đây bạn có thể quan sát lãnh địa của Cahokia : một vùng lũ lụt rộng lớn gọi là Đáy nước Mỹ (America Bottom), trải dài 4,8km từ St. Louis đến đông Cahokia những bờ dốc đứng và mút tầm mắt về phía bắc và phía nam. Để giám sát việc xây dựng phần cấu trúc địa lý cao nhất trong đồng bằng rộng 453 km2 này, vị tù trưởng hay tu sĩ cao cấp ấy hẳn phải có nhãn quan của mắt chim .
Hẳn nhiên để có kịch bản này, chúng ta phải giả sử là có một thủ lãnh duy nhất, mà điều này thì ta không biết. Chúng ta cũng chẳng biết nơi này gọi là gì _ tên Cahokia là mượn tên một bộ lạc sống gần đó vào những năm 1600 _ hay những người sống ở đây tự xưng họ là gì. Không có chữ viết, họ để lại sau lưng những dấu vết rời rạc sơ sài, làm cho việc hiểu được các xã hội thời tiền sử trở thành một thách thức. (Đồ gốm đẹp và mọi thứ khác, nhưng một nền văn hóa ngoại lai hiểu được bao nhiêu về chúng ta nếu chỉ nhìn vào mấy cái đĩa này ?). Nếu việc giải mã lịch sử hãy còn tranh cãi, thì hãy thử đồng ý với nhau về thời tiền sử. Bill Iseminger, nhà khảo cổ đã làm việc tại Cahokia suốt 40 năm, bảo là, “ Bạn biết họ nói gì rồi đấy. Cứ cho 3 nhà khảo cổ ở chung một phòng, bạn sẽ có 5 ý kiến khác nhau.”
Ông không phóng đại nhiều đâu. Cho dù các nhà nghiên cứu Cahokia đồng ý với nhau, họ vẫn có khuynh hướng đóng khung quan điểm của mình sao cho có vẻ như họ bất đồng ý kiến _ nhưng vẫn có những ý thống nhất chung. Mọi người đều đồng ý là Cahokia phát triển rất nhanh trong 2 thế kỷ sau khi bắp trở thành lương thực quan trọng trong chế độ ăn ở địa phương, nó lôi kéo mọi người lại với nhau từ vùng Đáy nước Mỹ, nó thu hẹp lại các cộng đồng Mississipi cả về kích thước lẫn tầm vóc. Những tranh cãi hình thành dọc theo các câu hỏi đại loại như dân số bao nhiêu, sự tập trung quyền lực chính trị và cơ cấu kinh tế ra sao, bản chất và phạm vi ảnh hưởng.
Ở cực này, bạn nghe mô tả về Cahokia như “sân khấu quyền lực”, một đế quốc bá chủ duy trì bằng quyền lực ăn sâu mãi tận thế giới Mississipi và có lẽ liên kết với các nền văn minh Trung Mỹ như Maya va Toltec. Ở cực kia bạn lại nghe các đặc điểm của Cahokia như một đô thị Mississipi đặc biệt rộng lớn và cư dân có tài dựng lên những cây cột bằng đất vĩ đại. Nhưng thông thường hầu hết các lý thuyết là nằm trong khu vực ở giữa các cực này.
HIện giờ cầm đầu cuộc tranh luận là Tim Pauketat đại học Illinois, cùng đồng nghiệp Tom Emerson lý luận rằng vụ nổ lớn Cahokia là sản phẩm của phút giây tưởng tượng : một thủ lãnh, một nhà tiên tri, một nhóm nào đó lập bố cục cho lối sống mới lôi cuốn mọi người từ gần đến xa, tạo ra một phong trào văn hóa nhanh chóng lan rộng.
Khi tôi gặp Pauketat ở Cahokia để quan sát di chỉ này theo quan điểm của ông, ông vẫn còn chú tâm đến việc trình bày cho tôi thấy những gì ông đã tìm ra trên các cao nguyên cách vài cây số về phía đông : dấu hiệu cho thấy người Cahokia nắm giữ quyền lực trên các cộng đồng lao động ở xa, những cộng đồng cung cấp lương thực cho thành phố và giai cấp quý tộc của nó _ Pauketat lập luận, bằng chứng cho thấy kinh tế chính trị của Cahokia có tính tập trung và lan rộng. Đây là một lý thuyết mâu thuẫn, vì các công trình nghiên cứu hỗ trợ nó vẫn chưa xuất bản và vì nó đi tới tận trung tâm của luận thuyết về loại hình chính trị của Cahokia.
Gayle Fritz thuộc đại học Washington ở St. Louis nói rằng nếu Cahokia là một đô thị, nó không phải là kiểu đô thị chúng ta thường nghĩ tới, mà là đô thị đầy những nông dân trồng tỉa lương thực trong các cánh đồng gần đó. Trái lại có nhiều dấu hiệu về các phương tiện lưu trữ. Đây là hạn chế thực tiễn về kích thước của cộng đồng nông nghiệp dựa vào sự tồn tại dẫn đến những người chủ trương mức sống tối thiểu như George Milner lý luận rằng dân số ước lượng cho Cahokia là 10.000 đến 15.000 trong riêng thành phố và từ 20.000 đến 30.000 trong các khu phụ cận _ còn bị thổi phồng vì một, hai yếu tố này khác và rằng đặc điểm của Cahokia là một cái gì đó giống như nhà nước nguyên thuỷ (protostate) là một căn cứ sai lạc. Nhưng chỉ mới 1% Cahokia được khai quật, quan điểm của mỗi trường phái chưa đi quá bằng chứng. John Kelly thuộc đại học Washington, một người nhiệt thành từ lâu với công cuộc khảo cổ Cahokia tóm tất những hiểu biết hiện thời về Cahokia một cách thú vị như sau: “ Người ta thật ra chẳng biết Cahokia là cái gì cả.”
Và người ta cũng chẳng biết điều gì đã xảy ra cho nó. Cahokia là thành phố ma vào thời gian Columbus đổ bộ lên Tân Thế giới, Đáy nước Mỹ và phần phụ thuộc của thung lũng sông Mississippi và Ohio còn thưa thớt dân cư đến nỗi người ta gọi nó là Vùng Trống (Vacant Quarter). Cái chết của Cahokia còn bí ẩn hơn cả việc nó xuất hiện, nhưng cũng có một số dấu vết. Thành phố phát triển vượt bậc vào thời kỳ khí hậu đặc biệt dễ chịu và thu hẹp lại khi khí hậu trở nên lạnh hơn, khô hơn, và khó dự đoán hơn. Với một cộng đồng nông nghiệp lệ thuộc vào sản lượng vụ mùa đều đặn, thì những thay đổi về môi trường là từ áp lực tới thảm họa.
Trong khoảng từ 1175 đến 1275, việc dân cư Cahokia xây dựng và xây lại, vài lần, hàng cừ bao quanh các vùng chính của thành phố cho thấy là những xung đột hay đe dọa xung đột đã trở thành một phần của đời sống trong vùng, có lẽ vì nguồn lương thực ít đi. Hơn nữa dân số đông tạo ra các vấn đề về môi trường như một điều tất yếu _ sự phá rừng, sự xói mòn, ô nhiễm, bệnh tật _ mà các vấn đề này rất khó đối phó vốn đã là nguyên nhân suy vong của nhiều xã hội.
Cahokia kéo dài chỉ chừng 300 năm và thời gian đạt đỉnh cao chỉ chừng một nửa con số đó, điều này không làm ngạc nhiên. Tom Emerson bảo, “ Nếu bạn nhìn một cách tổng quát vào lịch sử loài người, sẽ thấy thất bại là chuyện đương nhiên, cái đáng ngạc nhiên là thời gian kéo dài sự kiện.”
Emerson đang cầm đầu một cuộc khai quật lớn ở vùng sát bên Cahokia, một khu vực có hàng ngàn dân. Và một lần nữa, cấu trúc đường xá đang trả phí: cây cầu mới bắc qua sông Mississippi đang tạo ra cho toán của Emerson một vết nứt rộng 14,5ha vốn đã bị mất trong tiến trình trước đó, nếu bạn có thể gọi con đường bị bẻ cong của lịch sử nhân loại một cách đơn giản là “tiến trình”. Những bãi chăn thả gia súc trên đống đổ nát của khu định cư Mississippi này đã bỏ hoang nhiều năm rồi, những tổn thất do suy thoái của Đông St. Louis từ một thành phố năng động đến những lô đất trống vắng và những toà bin đing không người. Đây là cuộc diễn hành của lịch sử ngay giữa thời đại chúng ta: những hạm đội chở lương thực và những cái dễ bỏ quên.
Khi tôi đến St Louis để xem có gì còn đáng tưởng niệm về cái gò lớn ấy, cáí đã bị phá hủy vào năm 1869, tôi ngạc nhiên thấy rằng chính xác vị trí của nó là nơi cây cầu mới từ Đông St. Louis sẽ bắc qua. Tôi hỏi quanh và biết rằng các nhà khảo cổ cũng đã khai quật chỗ này từ lâu trước khi việc xây dựng bắt đầu. Nhưng họ không tìm ra dấu vết của Gò Lớn (Big Mound), chỉ có những phế tích của các nhà máy thế kỷ 19 thay thế chỗ của nó. Hiện giờ đó là lịch sử còn đọc được của di chỉ này. Phần còn lại đã biến mất.
Sau nỗ lực đầu tiên bị thất bại, rốt cuộc thì tôi cũng xác định được một dấu vết của Gò Lớn. Đó là một đài tưởng niệm bằng sỏi nhỏ, cách Broadway nửa khối phố tính từ Đường Gò, nhưng thiếu một tấm lắc và chỉ có cỏ mọc giữa các tảng đá. Sau khi may mắn tìm thấy nó, tôi thấy có người đàn ông đến xịt thuốc diệt cỏ. Tôi hỏi có phải ông ấy làm việc cho thành phố không, ông bảo không phải. Ông tên Gary Zigrant, ông có một cao ốc dưới phố. Ông đã gọi cho thành phố về cái dấu hiệu ọp ẹp này, nhưng không ai nói gì cả nên ông tự nhận trách nhiệm về mình. Và trong khi ông đang xịt thuốc diệt cỏ trên cái đài tưởng niệm bị quên lãng cho cái gò bị quên lãng của những con người bị quên lãng đã có hồi sống ở đây, ông bảo, “ Thật xấu hổ. Nó là lịch sử. Cần phải chăm sóc nó.”
4 thế kỷ trước khi Columbus đến châu Mỹ, người da đỏ ở Illinois đã xây dựng một đô thị có đến 15.000 dân, hơn 100 gò đất và có ảnh hưởng vươn xa. Nơi ta gọi là Cahokia này là gì, điều gì đã xảy ra cho nó?
Thinh lặng như chưa từng biết đến thời hoàng kim, quãng trường trung tâm của Cahokia giờ là một phần của di chỉ lịch sử rộng 896ha. Lúc cực thịnh, đại đô thị này trải rộng 15,5km2 , có đến 120 gò đất, 80 gò còn tồn tại.
Con quái vật khổng lồ cao 10 tầng như Gò Tu sĩ này là trung tâm của Di chỉ lịch sử quốc gia Các Gò Cahokia. 80 gò còn lại là Di sản văn hóa thế giới; một số là nền cho các cao ốc, một số là nơi chôn cất.
Phiến đá hình người chim, 1250-1350 sau CN, Gò Cahokia, Illinois. Những hạt bằng vỏ sò bao quanh phiến đá tìm thấy trong một gò chôn cất có chứa xác người hiến tế.
Mặt nạ bằng gỗ tuyết tùng, khoảng 1400 sau CN, các gò Spiro, Oklahoma.
Các linh hồn và các pháp sư lù lù hiện ra ở Cahokia và các gò có cao ốc khác, được xem như mặt nạ tế lễ.
Chai có hình nổi người mẹ, 1250-1350 sau CN, Đông St Louis, Illinois.
Các hoạt cảnh đời sống thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật như cảnh bà mẹ đang cho con bú.
Yên bình trong sương sớm, hàng ngàn quãng trường vây quanh Gò Tu sĩ cần đến 15 triệu thúng đất. Có một ngôi đền hoặc cung điện lớn xây trên đỉnh, có lẽ là sân trung tâm dành cho các nghi lễ tôn giáo.
Ống điếu hình con cóc lúc lắc, 1250 sau CN, quận St. Clair, Illinois.
Tìm thấy trong một gò chôn cất trong các bờ dốc nhìn xuống Cahokia, cái tẩu hình cóc lúc lắc này, đặt tên theo cái lúc lắc bên tay phải, chắc là tượng trưng cho thầy pháp trong lốt lưỡng cư.
Đá Chunkey, 1050-1200 sau CN, các Gò Cahokia, Illinois.
Chunkey, môn thể thao dùng các viên đá hình đĩa, rất phổ thông trong toàn miền Mississippi. Người chơi lăn viên đá trên mặt đất trong khi đối phương ném ngọn lao đánh dấu nơi viên đá phải ngừng.
Cái tẩu có hình nổi người chơi Chunkey, 1250-1350 sau CN, quận Muskogee, Oklahoma.
Các nhà khảo cổ trong khi khai quật Cahokia vào những năm 1960 đã phát hiện cái mà họ gán cho tên là Hàng Rào Gỗ, những cọc gỗ tuyết tùng xếp thành vòng tròn có chức năng như lịch mặt trời. Việc tái tạo lại nó đã chứng minh cho kỹ thuật thiên văn tinh vi có thể so sánh được với các nền văn minh cổ khác.
Vỏ ốc chạm, 1200-1400 sau CN, quận LeFlore, Oklahoma.
Vỏ ốc chạm tìm thấy ở các gò Spiro, có hình người chim, rất thường thấy trong các nghệ phẩm vùng Mississippi.
Tấm lắc chạm nổi bằng đồng, 1200-1400 sau CN, quận Dunklin, Missouri.
Do một nông dân tìm thấy trong khi làm ruộng, tấm lắc có hình người chim này làm bằng đồng từ vùng Đại Hồ, cho thấy Cahokia và các cộng đồng khác là một phần trong mạng lưới thương mại vươn rất xa.
Hàng cọc gỗ tương tự như phần tái tạo này ở Cahokia dài khoảng 3,2km bảo vệ cho khu trung tâm đô thị không bị tấn công. Hàng cọc nguyên thủy có vữa che phủ và được làm lại nhiều lần trong suốt thời kỳ 200 năm, có lẽ đánh dấu cho giai đoạn chiến tranh gia tăng khi hạn hán gây thiếu hụt lương thực.
Mặt nạ bằng gỗ tuyết tùng, 1250 sau CN, quận Fulton, Illinois.
Tìm thấy ở địa điểm Emmon, Illinois, là một trong số ít đồ nghệ phẩm bằng gỗ còn sót lại từ thời kỳ Mississipi , khởi đầu từ hơn 1.000 năm trước và kết thúc vào thế kỷ 16, sau khi người châu Âu đến. Nguyên thủy được trang trí bằng đồng, có lẽ nó là một phần trong cái lục lạc dùng trong các vũ điệu mang tính nghi lễ.
Tấm che ngực bằng vỏ ốc, 1250-1350 sau CN, Gò Catalian Springs, Tennessee.
Tìm thấy ở vịnh Mexico miêu tả một chiến binh tay cầm gậy, tay kia cầm đầu kẻ thù
Đỉnh Gò Tu sĩ ở phía xa gợi lên kích thước khổng lồ của gò: 622.970m3 đất đắp cao 30m trên diện tích 5,6ha_ cái nền rộng hơn gấp đôi Đấu trường Colosseum La Mã.
Cho đến giữa những năm 1800, Gò Vĩ đại (Big Mound) vẫn là gò mai táng lớn nhất của người da đỏ ở Hoa Kỳ. Những tấm ảnh chụp sự hủy hoại nó về sau này đã làm dấy lên phong trào cứu các gò Cahokia khỏi số phận tương tự.
Cách Cahokia vài cây số trong St. Louis, các cư dân nhìn thấy các gò như nguồn cung cấp đất. Gò lớn nhất, Gò Vĩ đại, cao 9,1m và dài 91m phải mất nhiều năm mới san phẳng. Chẳng cần biết tới giá trị lịch sử của nó, công nhân đang cần đất làm nền đường xe lửa đã lấy đi trong chuyến xe ngựa cuối cùng vào năm 1869.
Dấu tích bằng sỏi ở phía bắc St. Louis là tất cả những gì còn lại của Gò Vĩ đại. Những người săn đồ lưu niệm đã cuỗm đi hết những món đồ mai táng trong gò, bất cứ cái gì họ phát hiện được về nền văn hóa Cahokia và các khu định cư liên quan với nó đều bị mất.
Gò của người da đỏ cuối cùng ở St. Louis rốt cuộc cũng có người bảo vệ. Sau một năm trôi nổi trên thị trường, Osage, một trong vài bộ lạc tuyên bố người Cahokia là tổ tiên của họ, đã mua lại Gò Bánh Mì Ngọt (Sugar Loaf Mound). Kế hoạch của họ: di dời nhà cửa đi và phục hồi đài tưởng niệm.
Đạt đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ 12, Cahokia trong chừng mực nào đó là cộng đồng dân cư lớn nhất Bắc Mỹ. Các cộng đồng nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng: những gò có nền, những quãng trường rộng lớn và những hàng rào bảo vệ.
NTH
Dịch từ NatGeo, số January 2011
2.7.2011
-
STONEHENGE, Lời giải mới cho bài toán cũ< Trang trước
-
ANGKOR, VIÊN NGỌC GIỮA RỪNG THẲM, Kỳ 2Trang sau >