ĐỀN TRẦN VÀ THÁP PHỔ MINH

ĐỀN TRẦN VÀ THÁP PHỔ MINH

Bạch đầu quân sĩ tại

Vãng vãng thuyết Nguyên Phong

Người lính già đầu bạc

Kể mãi chuyện Nguyên Phong

(Trần Nhân Tông_Xuân nhật yết Chiêu lăng

Nguyên Phong: niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông, dưới niên hiệu này, quân nhà Trần đã đánh bại quân Mông cổ lần thứ nhất.

Chiêu lăng: lăng mộ Trần Thái tông ở Thái Bình)

Gốc từ Phúc Kiến, Trung hoa, tổ tiên nhà Tràn dời sang Đông Triều, Quảng Ninh sinh sống. Theo nghề đánh cá, họ dần đi xuống Nam Định, hương Tức Mặc (hương nghĩa là làng), và thôn Tam Đường, Thái Bình.

Từ nghề đánh cá, chài lưới, họ trở thành một họ giàu. Và khi vận nhà Lý đã tận, kinh thành có loạn, vua quan phải chạy về Thái Bình nương náu thì họ Trần giang tay giúp đỡ. Nhờ thế mà họ đường hoàng bước vào triều đình nhà Lý. Một người trong nhà Trần, một người ít học nhưng mưu cơ sắc sảo, một tay đầu cơ chính trị có tầm nhìn xa, Trần thủ Độ, đã tìm cách đưa cháu mhình là cậu nhỏ Trần Cảnh, mới 7, 8 tuổi vào làm bạn với bà hoàng Lý Chiêu Hoàng. Từ làm bạn chẳng mấy nổi sang làm chồng. Thế là vua bà nhường ngôi vua cho chồng một cách chính danh. Cơ nghiệp họ Lý thành cơ nghiệp họ Trần, chẳng hao binh tổn tướng gì cả.

Nên chi, Trần Thái Tông Trần Cảnh, ông vua khai nghiệp nhà Trần, lại không mang hiệu Thái Tổ, như Lý Thái Tổ đời Lý trước đó hay Lê Thái Tổ đời Hậu Lê về sau (tước hiệu Trần Thái Tổ phong cho cha là Trần Thừa chỉ là truy phong khi Trần Thừa mất.)

Vì người khai sinh, nhà đạo diễn để họ Trần kế nghiệp họ Lý là Trần Thủ Độ, không trực tiếp cầm quyền, mà chỉ đứng sau cánh gà tức ngày nay là máy quay để chỉ đạo. Như Lã Bất Vi đạo diễn cho Tần Thủy Hoàng lên ngôi vậy. Vì làm đạo diễn không đóng vai chính nên trên poster phim, ông không được để tên.

Vì thế, dưới thời Thái Tông, công trạng nhiều mà điều ong tiếng ve cũng lắm.

Công trạng vĩ đại nhất, là đánh bại quân Mông cổ, khi Ngột Lương Hợp Thai, lần thứ nhất dẫn quân tràn xuống nước ta đã chiếm được thành Thăng Long (1258). Chỉ chiếm được chứ không giữ được. Rồi thua chạy, khi quân dân nhà Trần tập hợp lực lượng đuổi chạy dài.

(Cha Ngột Lương Hợp Thai là Tốc Bất đài, 1 trong 4 dũng tướng của Thành cát tư hãn, con là A Truật, chỉ huy chiến dịch đánh Nam Tống và trực tiếp đối đầu với Quách Tĩnh, trong trận đánh thành Tương Dương, được kể trong truyện Anh hùng xạ điêu.

Ngột Lương không phải tầm thường, từng tham gia các chiến dịch đánh nước Kim, Đức, Ba lan, Ả rập, Đại Lý…)

Con gái út của vua Thái tông, An Tư công chúa, được gán cho thái tử Thoát Hoan để kiếm cớ hoãn binh, trong cuộc kháng chiến chống Mông cổ lần thứ hai (1285). Năm ấy, vua đã mất (1277), nhưng chắc chắn, dưới suối vàng, vua cũng ngậm ngùi.

(Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Mông cổ, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á- Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp, sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong số đó có công chúa An Tư.

Người con gái "lá ngọc cành vàng" ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại. Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7 năm 1285, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An Tư.

GS Phạm Đức Dương)

Nhưng lai lịch công chúa An Tư rất mơ hồ. Công chúa chỉ xuất hiện đôi dòng, là công chúa khi được gán cho Thoát Hoan, rồi mất tích luôn. Rất có thể, bà chỉ là thường dân, hay một ai đó trong cung cấm, được khoác cho cái danh công chúa, cành vàng lá ngọc, để dễ bề thực hiện mưu đồ. Nên chi, về sau, sử sách không nói gì đến bà nữa. Như trường hợp Chiêu Quân cống Hồ trong lịch sử Trung hoa đấy thôi. Chứ không như công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, được vua cha Trần Nhân Tông hứa gả cho Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý. Có giấy khai sinh, có căn cước đầy đủ. Và sử sách, dân gian còn nói đến rất nhiều.

Trở lại trường hợp làm vua của Trần Thái Tông.

Năm 1236, (năm ấy vua 18 tuổi) thấy Chiêu Thánh (tức là vua bà Lý Chiêu hoàng) không có con, mà Thuận Thiên công chúa (chị của Chiêu Thánh và cũng là vợ Hoài vương hầu Trần Liễu - anh Thái Tông) đang mang thai 3 tháng, Trần Thủ Độ ép nhà vua phế Chiêu Thánh xuống làm công chúa, rồi lấy Thuận Thiên làm hoàng hậu mới. Trần Thủ Độ làm điều này hẳn là muốn ngai vàng họ Trần có người kế nghiệp. Trần Liễu uất hận, bèn tập hợp binh lực nổi dậy trên sông Cái. Điều này làm cho Thái Tông khó xử, và vào một đêm, ông lẳng lặng rời Thăng Long lên núi Yên Tử, xin tu theo thiền sư Đạo Viên (có tài liệu ghi là sư Phù Vân). Khi thiền sư hỏi ông có cầu gì mà lên núi, nhà vua bày tỏ:

"Trẫm còn thơ ấu vội mất hai thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước, thạnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi này chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác".

Sư Đạo Viên trả lời:

"Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay Bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài."

Trần Thủ Độ muốn ép vua phải tiếp tục sự nghiệp nên dẫn các quan lên núi Yên Tử, nói rằng, vua ở đâu thì triều đình ở đó. Rồi bắt binh sĩ đốn cây, dựng nhà. Sư Đạo Viên cũng khuyên rằng:

"Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ trở về, Bệ hạ không về sao được. Song phần nghiên cứu nội điển, mong Bệ hạ đừng xao lãng."

(Sư Giác Viễn, nhà sư già quét rác ở Tàng kinh các, một nhân vật tưởng tượng trong truyện Thiên long bát bộ, nếu không là đồng đạo thì cũng là thầy trò chi đó với sư Đạo Viên này. Lời nhà sư nói với Tiêu Phong:

“Lão tăng đã bảo muốn hoá giải nội thương cho Tiêu lão cư sĩ (tức Tiêu Viễn Sơn, cha Tiêu Phong) thì phải tìm đường trong Phật pháp. Phật ở trong lòng mà ra. Phật là giác ngộ. Người ngoài chỉ có thể chỉ điểm chớ không có thể làm thay được…

“Cư sĩ giàu lòng nhân đạo, thương đến đám lê dân trong thiên hạ, không chịu vì thù riêng mà đẩy quân dân Tống, Liêu vào bước lầm than. Cư sĩ đại nhân, đại nghĩa như vậy thì bất luận có sai bảo điều gì, lão tăng cũng nhất nhất tuân theo…

 

Nghe lời sư Đạo Viên và Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông cùng bá quan trở về kinh đô, tiếp tục trị nước. Hai tuần sau, Trần Liễu nhận thấy quân mình yếu thế và không thể chống lại triều đình. Trần Liễu chờ lúc Thái Tông đi thuyền qua sông Cái, rồi Liễu cải trang làm người đánh cá, đi thuyền độc mộc đến chỗ thuyền ngự để đầu hàng. Trần Thủ Độ rút gươm toan chém Trần Liễu, nhưng Thái Tông lấy thân mình bảo vệ cho Trần Liễu, rồi khuyên Trần Thủ Độ thu quân. Nhà vua còn cấp cho Trần Liễu đất thái ấp ở Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (nay thuộc Quảng Ninh), ngoài ra tặng Liễu tước Yên Sinh vương.

Cướp vợ của anh, là điều mà các sử quan đời sau phê phán ông nặng nề nhất. Đã đành, việc do Trần Thủ Độ bày ra, nhưng không phải ông không có trách nhiệm.

Nhưng cũng chính từ sự kiện này, mà người anh hùng dân tộc, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, mới có cơ hội, bước lên vũ đài. Đại vương không mang thù nhà vào nợ nước. Vì Trần Quốc Tuấn chính là con Trần Liễu nên trước khi mất, Trần Liễu dặn, "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không yên lòng được" . Ông đã không làm theo lời cha.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

(Trần Nhân Tông)

Chính là từ sự kiện Trần Thái Tông đem thân che lưỡi gươm của Trần Thủ Độ, cứu lấy Trần Liễu. Hoạ phúc của cả một dân tộc chỉ hiện ra trong đường tơ kẻ tóc.

Kim Dung vẽ ra trong trí tưởng hai nhân vật. Một, từ bỏ ngai vàng đi theo tình yêu: chàng Đoàn Dự tình si. Hai, Tiêu Phong: chàng kiếm khách hào hùng, không vì tham vọng cá nhân mà đem con đỏ vùi dưới ngọn lửa hung tàn. Ông không đem quân đánh Đại Tống vì thương xót lê dân.

Trần Thái Tông đã muốn đi tu, từ bỏ ngai vàng, không muốn huynh đệ tương tàn như chuyện Tào Thực làm bài thơ Thất bộ thi để cứu mạng mình khỏi bị anh là Tào Phi giết hại.

Ông không phải là chàng Đoàn Dự, cũng chẳng phải Tào Phi. Ông lấy Lý Chiêu Hoàng để làm bước đệm soán ngôi nhà Lý một cách ôn hòa theo sắp xếp của chú họ là Trần Thủ Độ. Ông muốn bỏ ngai vàng để tránh cảnh nồi da xáo thịt. Ông gần giống Tiêu Phong.

Có phải vì thân mang oan nghiệp, nên Trần Thái Tông rất nặng lòng với nhà Phật. Ông cho xây chùa Phổ Minh, và là người mở đường cho Trần Nhân Tông lập nên thiền phái Trúc Lâm, thiền phái riêng có của nước ta.

Trở về kinh sau sự kiện mà tưởng như đã đẩy đất nước vào thế suy vong, Trần Thái Tông trở thành một con người khác. Ông chuyên tâm vào công cuộc trị nước. Mở khoa thi tuyển người tài, lập nhà học để có giảng dạy kinh sách. Sửa sang đê điều thành lũy, luyện tập binh sĩ. Cải tổ chế độ quan lại. Cải cách chế độ ruộng đất.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Vua là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể mở nghiệp, truyền sau, đặt giường giăng mối chế độ nhà Trần tốt đẹp”.

Các chính sách kinh tế-xã hội dưới thời Trần Thái Tông đã khiến quốc lực mau chóng khôi phục, Đại Việt lại trở nên phồn thịnh và thái bình. Đại Việt Sử ký Toàn thư có mô tả tình hình Đại Việt thời Trần Thái Tông là "quốc gia vô sự, nhân dân yên vui".

Trong những chiến công của nhà Trần, ông luôn là người đi đầu, luôn làm tướng cầm binh đánh giặc. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, ông là vị vua duy nhất luôn trực tiếp cầm binh xông pha ra trận. Rất có thể đó chính là cách để ông quên đi những biến loạn trong cung cấm, những tranh chấp quyền lực trong dòng họ.

Và, rất ít người biết rằng, sau danh tướng Lý Thường Kiệt đời Lý, vua Trần Thái Tông là người thứ hai đích thân cầm quân đánh vào đất Tống:

Cuối năm 1241, Trần Thái Tông thân chinh đánh vào đất Tống, hòng truy diệt các toán cướp Thổ Mán và nối lại đường giao thông giữa Đại Việt với Tống. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư đã thuật lại cuộc hành quân này:

"Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về."

Suýt nữa thì vua mất mạng, nếu thuyền vua bị xích sắt quấn làm lật thuyền. Thoát chết lần thứ nhất.

Ở phía Nam, kể từ cuối thời Lý, Chiêm Thành thường xua quân cướp phá vùng ven biển của Đại Việt. Sau khi Nhà Trần thành lập, vua Thái Tông đã sai sứ sang thông hiếu với Chiêm. Người Chiêm một mặt dâng triều cống, mặt khác cho quân đánh phá Đại Việt và đòi vua Trần trả lại lãnh thổ bị mất năm 1069. Tháng 1 âm lịch năm 1252, Thái Tông thân chinh đánh Chiêm Thành. Quân Đại Việt thắng trận, bắt được vương hậu Bố Da La cùng nhiều thê thiếp, quân dân của vua Chiêm. Thất bại này khiến Chiêm Thành phải chính thức thần phục Nhà Trần; sử Việt và thư từ ngoại giao giữa vua Trần với vua Mông Cổ đều xác định từ năm 1252 đến năm 1285, Chiêm Thành đã nhiều lần sai sứ sang triều cống (thậm chí vào năm 1279, nhiều sứ thần Chiêm còn xin ở lại làm quan cho vua Trần) và không gây một cuộc chiến nào với Đại Việt.

Thế là ông dẹp yên được biên giới phía bắc lẫn phía nam.

Nhưng chiến công hào hùng và vĩ đại nhất dưới thời Trần Thái Tông là đánh bại quân Mông cổ.

Và đó chỉ mới là lần đầu.

Năm 1253, quân Mông Cổ chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay). Sau đó, năm 1257, Mông Cổ lên kế hoạch đem quân từ Đại Lý xuống chiếm Đại Việt, hòng tạo thế "gọng kìm" đánh quặt lên các châu Ung (nay là Nam Ninh, Quảng Tây) và Quế (nay là Quế Lâm, Quảng Tây) của Tống. Tướng Mông cổ là Ngột lương Hợp thai đã 3 lần gửi sứ sang đòi Đại Việt thần phục nhưng vua Thái Tông không những từ chối mà còn bắt các sứ giả giam vào ngục. Thái Tông cũng khẩn trương chuẩn bị kháng chiến. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 9 âm lịch năm 1257, ông sai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn huy động quân thủy bộ đóng ở biên giới, sau đó, tháng 11 âm lịch năm 1257, ông kêu gọi quân dân cả nước sửa soạn khí giới. Các vương hầu, tôn thất cũng chiêu mộ gia nô, dân binh, thổ binh… làm lực lượng cần vương, phối hợp chiến đấu với quân chính quy của triều đình.

 

Tháng 12 âm lịch năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai dẫn gần 3 vạn quân tiến vào Đại Việt. Ngày 12 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức ngày 17 tháng 1 năm 1258) quân Mông Cổ đến Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc), Trần Thái Tông thân đem quân đi đánh. Sử cũ ghi nhận nhà vua và tướng Lê Phụ Trần đã chiến đấu rất cam đảm, nhưng không thể đánh bại quân Mông Cổ. Khi quan quân thất thế, Thái Tông thu quân đến bến Lãnh Mỹ, sau đó xuống thuyền chạy về Phù Lỗ. Ngột lương tiến quân nhanh ra bến, hòng cướp thuyền, bắt sống vua quan Nhà Trần, nhưng không thành công. Cương mục chép: "Nhà vua... lui quân đóng ở sông..., Phụ Trần đi sau cùng để vén quân. Lúc ấy quân Mông Cổ đuổi gấp, bắn tứ tung, Phụ Trần lấy cái sạp thuyền che đỡ cho nhà vua được thoát nạn".

Vua thoát chết lần thứ hai, ngay tại trận tiền, nhờ có bầy tôi trung nghĩa.

Sang ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, vua Trần Thái Tông dàn quân chặn địch bên sông Cà Lồ ở Phù Lỗ. Quân Mông Cổ vượt sang sông Cà Lồ và đánh bại quân Đại Việt. Vua Trần lại chủ động rút quân về phía Thăng Long. Ngột lương tung quân truy kích tới bến Đông Bộ Đầu (nay là phố Hòe Nhai, Hàng Than, Hà Nội) trên hướng đông Thăng Long. Để thoát khỏi tình thế nguy ngập, bộ chỉ huy Đại Việt quyết định di tản lực lượng khỏi kinh đô, và lui về sông Thiên Mạc (nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Sau đó Thái Tông tìm đến hỏi ý Thái sư Trần Thủ Độ, và được thái sư khích lệ:

“Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ đừng lo gì khác.”

Chỉ một câu nói này, những ác cảm của hậu thế với Trần Thủ Độ đều tiêu tan.

Quân Mông Cổ chiếm được kinh thành Thăng Long, song gặp nhiều khó khăn do thiếu lương thực trầm trọng. Mông Cổ phải chia quân đi cướp bóc ở vùng ngoại vi và phụ cận, nhưng bị dân chúng chặn đánh quyết liệt. Quân Mông Cổ chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, quân chủ lực Đại Việt đã được chỉnh đốn và hồi sức sau những thất bại đầu tiên. Ngày 28 tháng 1 năm 1258, vua Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng thúc quân phản kích vào bến Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ. Ngột lương phải rút quân khỏi Thăng Long và tháo chạy về Vân Nam. Trên đường chạy, quân Mông Cổ lại bị một thổ quan người Tày là Hà Bổng tập kích, đánh tan tại Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái). Quân Mông Cổ rút lui, không hề cướp phá, nên dân Việt gọi là "giặc Phật". Ngày mùng một Tết năm 1258, Trần Thái Tông tổ chức định công, phạt tội cho quan tướng tại Thăng Long. Lê Phụ Trần lãnh chức Nhập nội phán thủ, tước Bảo Văn hầu và được gả vợ cũ vua là Chiêu Thánh; Trần Khánh Dư được ban chức Thiên tử nghĩa nam; Hà Bổng cũng thụ phong tước hầu.

(theo Wiki)

PGS TS Trần Bá Chí trong bài Bàn thêm về sự nghiệp cứu nước và hậu duệ của Lê Hoàn, trong tuyển tập Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, cho biết:

Con trai của Lê Phụ Trần và Chiêu Thánh là Trần Bình Trọng, người khi bị quân Mông cổ dụ hàng, đã nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Khi chết, Trần Bình Trọng mới 26 tuổi.

 

Nhà Trần có những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng cũng để lại nhiều vết gợn. Nhữnng cuộc hôn nhân cận huyết, đồng tộc khiến nhiều người băn khoăn. Vì ngày nay khoa học đã chứng minh hôn nhân cận huyết sẽ khiến nòi giống suy đồi. Nhưng trong thời gian 175 năm cẩm quyền, nhà Trần đã sản sinh vô số anh hùng, hào kiệt. Chưa kể 3 ông vua đầu triều (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, võ công lừng lẫy, văn học chói lọi, gầy dựng ra một Thiền phái Phật học trước nay chưa từng có; còn rất nhiều danh tướng, văn tài khác nữa: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải…

Dấu ấn triều đại này để lại sẽ còn được nhắc nhiều về sau.

 

TÁC PHẨM

Trần Thái Tông vừa là vua một nước, còn là nhà thiền học, nhà thơ. Nhưng hầu hết tác phẩm của ông đều đã thất lạc. Dưới đây là một vài:

  1. Thiền Tông Chỉ Nam
  2. Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải
  3. Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi
  4. Bình Ðẳng Lễ Sám Văn
  5. Khóa Hư Lục
  6. Thi Tập

Hầu hết đều đã mất, chỉ còn Lục thời sám hối khoa nghi còn chép lại trong Khóa hư lục. Thi tập chỉ còn 2 bài: Tống bắc sứ Trương Hiền Khanh và Gởi vị tăng già Đức sơn ở am Thanh phong.

 

CHÙA PHỔ MINH

Năm 1262, Trần Thái Tông cho mở rộng chùa Phổ Minh vốn có từ thời Lý, ở quê hương Tức Mặc, Nam Định. Đồng thời cho xây dựng cung điện thứ hai Thiên Trường. Các kiến trúc này bị quân Minh phá huỷ vào thế kỷ 15.

Năm 1305, vua Trần Anh Tông cho xây tháp Phổ Minh. Trên nền tháp, cho lấy 7 hạt xá lợi của Trần Nhân Tông bỏ vào hộp đá, rồi xây tháp lên trên. Vạc Phổ Minh, một trong tự đại khí của nước ta được đúc vào thời gian này, đã bị quân Minh lấy nấu súng khi đánh nhau với quân Lê Lợi.

Đến thời Hậu Lê, năm 1668, đền Trần và chùa Phổ Minh được xây dựng lại với quy mô như hiện nay.

Nhà Trần cho xây dựng đền, chùa ở Nam Định, nhưng không có lăng mộ vua Trần nào ở đó.

Vì sao đa số lăng mộ nhà Trần lại nằm ở Thái Bình mà không ở Nam Định?

 Sử không ghi chép gì nên phải tìm trong dân gian.

Theo nhà nghiên cứu dân gian Đặng Hùng, sự việc như sau:

Làng Tam Đường xưa có tên là Thái Đường. Sở dĩ gọi là Tam Đường vì làng gộp lại từ ba thôn Phúc Đường, Ngọc Đường và Thái Đường, còn gọi là Tinh Cương (thuộc tỉnh Thái Bình), qua quá trình bồi đắp của phù sa sông Hồng, hình thành thế đất “Tiền tam thai, hậu thất tinh”, tức trước làng có 3 gò lớn, sau làng có 7 gò nhỏ, là thế đất phát vương, phát tướng.

Trần Hấp, con cụ Trần Kinh, từ Yên Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh, theo nghề đánh cá của ông cha, đi lần xuống vùng Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định. Nhờ có ơn cứu mạng một thầy địa lý, chỉ cho ông táng mộ cha vào cát địa ở Gò Tinh Cương.

Tính từ khi chuyển mộ đến khi Trần Hấp lấp vợ là 28 năm. Ông sinh ra Trần Lý, Trần Lý sinh Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung… Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh, Trần Nhật Hiệu (Hạo). 

Đến đời Trần Lý, dòng họ Trần đã giàu có và nổi tiếng khắp vùng. Vì có loạn Quách Bốc ở kinh thành, Trần Lý đã đón Hoàng hậu Đàm Thị cùng Thái tử Sảm về sống ở Lưu Gia (Lưu Xá), là gia trang giàu có nhất nước của Trần Lý, cách Thái Đường 4km. 

Theo nhà nghiên cứu Đặng Hùng, trong thời gian lánh giặc ở đây, Thái tử Sảm đã đem lòng yêu và lấy Trần thị Dung, người con gái tài sắc vẹn toàn nhất thiên hạ lúc bấy giờ. 

Vua Lý Cao Tông mất, Thái tử Sảm lên ngôi, phong cho Trần Lý (bố vợ) tước Minh Tự và phong chức Điện Tiền chỉ huy sứ cho cậu vợ là Tô Trung Từ (vốn là võ quan của triều Lý). Trần thị Dung nghiễm nhiên trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ. Họ Trần dốc lòng giúp vua Lý dẹp loạn Quách Bốc, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng… 

Trần Thị Dung sinh được hai công chúa, Chiêu Hoàng và Thuận Thiên. Năm 1225, Chiêu Hoàng (lúc này đang làm vua) đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó họ Trần làm vua ở Việt Nam, trải 175 năm (1225-1400). Tính từ khi Trần Hấp di dời mộ cha về hương Tinh Cương, đến khi nhà Trần lên ngôi là 70 năm.

Tập tục và tâm lý của người Việt xưa và nay luôn có nguyện vọng là lúc nhắm mắt xuôi tay được trở về nơi quê cha đất tổ để phần mộ được đời đời con cháu trông nom. Mỗi khi vua Trần mất đi, thi hài được táng ở vùng đất phát nghiệp, với ước mong con cháu đời đời nắm giữ ngôi báu. 

Tại đây, nhà Trần cho xây dựng Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng vô cùng hoành tráng, là nơi an táng Thái thượng hoàng Trần Thừa, vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông… Tuyên Từ Hoàng Thái hậu và vua Hiển Tông cũng được an táng ở An Lăng. 

Cuối đời Trần giặc giã nhiều phen tàn phá lăng mộ, nên năm 1381, triều đình nhà Trần đã rước thần tượng ở một số lăng về vùng đất Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh). 

Hiện ở làng Tam Đường còn lại 3 ngôi mộ khổng lồ, nguyên vẹn, gọi là Phần Bụt, Phần Trung và Phần Đa. Đáng lưu ý là nấm mộ có tên Phần Bụt, to như quả đồi, án ngữ phía Nam làng Tam Đường. 

Mặc dù đã bị tàn phá nhiều lần, 700 năm mưa gió mài mòn, song quy mô ngôi mộ vẫn còn rất lớn. Cách đây mấy chục năm, ngôi mộ bị đào bới, quách gỗ và quách đá lộ ra.

Khu di tích đền thờ các vua Trần. Ảnh: Lam Thanh ([Thông điệp từ lịch sử] Quý tộc nhà Trần với vương triều (kinhtedothi.vn)

 

Tương truyền, mộ phần Bụt đã từng bị Ô Mã Nhi cho lính khai quật. Khi đào đến phần quách đá thì mây đen vần vũ, sét đánh xuống sáng lòa cả vùng. Quân giặc cho rằng thần linh quở trách nên giặc sợ không dám đào tiếp.

Cũng vì lẽ đó mà khi đem bọn Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp về tế mộ tổ ở Thái Đường, vua Trần Nhân Tông trước cảnh lăng mộ tổ tiên bị đào bới, ngựa đá lấm bùn, nên đã tức cảnh làm hai câu thơ nổi tiếng: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Đất nước hai phen chồn ngựa đá/ Non sông ngàn thủa vững âu vàng).

(xem thêm: Có gì trong những ngôi mộ đắp to như núi ở Thái Bình? (vtc.vn). Và:

Những bí ẩn 700 năm chưa được giải mã trong ba ‘quả đồi’ ở Thái Bình (vtc.vn)

 

ĐỌC THÊM

ĐÂU LÀ NƠI PHÁT TÍCH CỦA HỌ TRẦN VÀ VÕ PHÁI ĐÔNG A

Vũ Ngọc Tiến

 

Lâu nay ta vẫn đinh ninh rằng Đình Bảng là quê gốc của vương triều nhà Lý, nhưng ít ai có thể ngờ Kinh Bắc cũng là nơi đã từng có lịch sử hơn 1000 năm cư ngụ của thuỷ tổ các vua Trần. Nói quê của Trần Cảnh, vị vua sáng nghiệp triều Trần ở đất Thái Đường, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình cũng không sai, nếu tính từ các đời Trần Tự Kinh cuối thế kỷ XI trở về sau. Tình cờ trong quá trình truy tìm cứ liệu hai dòng họ Lý - Trần để viết cuốn tiểu thuyết lịch sử “Khói mây Yên Tử”, tôi đã biết thêm đôi điều bí mật về hai dòng họ này. Với họ Lý tôi đã có bài công bố trên 2 số báo Văn Nghệ 38 và 39 (9/2002). Giờ tôi muốn nói tiếp vài lời về hơn 1000 năm lịch sử dòng họ Trần ở đất Kinh Bắc (227 trước công lịch đến cuối thế kỷ XI), trước khi Trần Tự Kinh di rời đến Đông Triều rồi Tức Mạc và trụ lại ở đất Thái Đường.

 

* Cuốn gia phả cổ xưa nhất của họ Trần.

 

Ai cũng biết đến sự kiện năm 1285, trước sức mạnh của giặc Nguyên, Chiêu quốc vương Trần ích Tắc đã khiếp sợ đầu hàng kẻ thù, được vua Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương. Nguyên nhân ấy đương nhiên là có, nhưng sự đầu hàng đê mạt này còn có nguyên nhân sâu sa khác trong nội bộ tông tộc họ Trần. Vua Thái Tông có các con với bà Thuận Thiên: Trần Hoảng, Quang Khải, Nhật Vĩnh, ích Tắc, Nhật Duật và hai công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo. Ngoài ra, bà Thuận Thiên khi bị Thủ Độ ép gả cho Thái Tông đã có mang với An sinh vương Trần Liễu, sau sinh ra hoàng tử Quốc Khang. Trong các anh em, ích Tắc là người kém võ, nhưng văn tài lại giỏi giang nhất, chê những người khác là võ biền và không chịu phục tài Thái tử Hoảng. Sau chiến thắng năm Nguyên Phong thứ 7 (1258), nước nhà có 30 năm thái bình, cũng là lúc ích Tắc lôi kéo Quốc Khang ngấm ngầm chống đối các vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Vì vậy đến năm 1285 Trần ích Tắc và Trần Kiện (con trai Quốc Khang) đầu hàng giặc Nguyên. Trần Kiện bị Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn sai người mai phục giết chết ở biên giới; còn ích Tắc sống lưu vong ở Hồ Nam - Trung Quốc. Trải bao thăng trầm của lịch sử, đến nay hậu duệ của ích Tắc bao gồm 18 nhánh họ, sống rải rác ở Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương, Liễu Châu. Người hậu duệ thuộc ngành trưởng hiện lưu giữ từ đường và gia phả họ Trần là ông Trần Định Nhân, chủ một quán Cafe ở thị trấn Nhạc Dương, bên hồ Động Đình (Hồ Nam Trung Quốc). Chính sử ở ta khi chép về họ Trần chỉ lưu tâm đến dòng họ này từ đời ngài Thế tổ Trần Lý, còn đời Trần Tự Kinh ghi chép rất sơ lược, trước đó nữa càng mù tịt. Có lẽ trong những năm tháng cuối đời, sống tha hương nơi đất khách quê người, lại vốn có văn tài nên cuốn gia phả họ Trần do ích Tắc biên soạn là công phu đầy đủ nhất về họ Trần từ năm 227 trước công lịch.

 

* Hơn 1000 năm họ Trần ở đất Kinh Bắc

 

Căn cứ vào gia phả họ Trần ở Nhạc Dương do thống tôn đời thứ 27 Trần Định Nhân còn lưu giữ được thì gốc tích xa xưa từ đời Chiến quốc, họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc). Năm 227 trước công lịch, Phương chính hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà, vì mâu thuẫn giữa người Hán và người Bách Việt ông đã theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam. Tự Minh được vua An Dương Vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba, cùng Cao Lỗ giúp vua chống lại Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, đất nước rơi vào tay cha con Triệu Đà, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc. Dòng họ này qua 700 năm ở Kinh Bắc phân ra nhiều nhánh, nhưng dòng thống tôn đến đời Trần Tự Viễn (582 - 637) nổi lên như một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu. Hồi ấy ở Từ Sơn có sư Pháp Hiền, đệ tử của Đại sư Tì-ni-đa-lưu-chi (ấn Độ) đang dụng công truyền bá đạo Phật Thiền tông, thu nạp rất đông môn đệ. Lịch sử nhà Phật chép rằng: “Sau khi Tì-ni-đa-lưu-chi tịch, Pháp Hiền vào Từ Sơn tập định. Thân hình ngài như cây khô, vật ngã đều quên, giống chim bay đến thân mật, loài thú rừng quấn quít... Người bấy giờ mộ tiếng ngài đến học đông không kể xiết. Ngài bèn dựng chùa dạy học, cư tăng lúc nào cũng hơn 300 người. Thiền tông phương Nam bấy giờ thịnh nhất”. Chú bé mồ côi kiếm củi gần chùa là Trần Tự Viễn được sư Pháp Hiền thu nạp, yêu mến dạy cho học thông tam giáo (Phật - Nho - Lão) và cả võ công nữa. Sau nhiều năm tu luyện, Tự Viễn trở thành môn đệ xuất sắc nhất của Phật phái Thiền tông và cũng rất nổi tiếng võ công cao cường. Môn phái võ thuật của ông đặc sắc nhất là Hổ quyền và Ưng - Xà quyền. Tự Viễn kế nghiệp thầy Pháp Hiền say sưa truyền bá đạo Phật Thiền tông và đem võ công đặc sắc của mình cùng đệ tử giúp dân chống lại sự đô hộ hà khắc của nhà Tuỳ, nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính, tôn ông là Phật sống. Có lẽ đây là lý do giải thích vì sao dòng dõi họ Trần sau này rất thượng võ, nhưng cũng rất sùng đạo Phật, khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử.

 

* Vì sao họ Trần di cư về Thái Đường?

 

Họ Trần dòng thống tôn có chữ đệm là “Tự” cư ngụ ở Kinh Bắc, truyền đến đời Trần Tự An (1010 - 1077) mỗi ngày thêm hiển hách trong giới võ lâm của Đại Việt. Để phân biệt với các võ phái khác, Tự An đặt tên cho võ phái của mình là Đôg A, triết tự chữ “Trần” ra hai chữ “Đông” và “A” mà thành. Thời ấy ở Đại Việt ta có ba võ phái nổi danh: võ phái Lĩnh Nam xuất phát từ đất Mê Linh sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo - Ba Vì; võ phái Hoa Sơn xuất phát ở Kinh Bắc rồi lan truyền ra Thăng Long và các vùng phụ cận; võ phái Đông A của Tự An. Ba võ phái trên đều tràn đầy lòng tự tôn dân tộc, nhưng có sự khác nhau về hệ tư tưởng, lại muốn thống trị giới võ lâm cả nước nên mâu thuẫn khá gay gắt. Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lão. Hai phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát ở Kinh Bắc, nhưng Hoa Sơn theo Phật giáo Nghiêm Hoa tông, còn Đông A theo Phật giáo Thiền tông. Phái Hoa Sơn thuộc hoàng tộc họ Lý nên đương nhiên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện. Thế nhưng Đông A với sự dìu dắt của Trần Tự An hồi ấy có “Côi Sơn tam anh” là ba nhân vật võ công lừng lẫy: Thanh Mai, Tự Mai và Thông Mai. Trước khi qua đời, Tự An khuyên con trai Tự Mai nên tìm cách chuyển võ đường Đông A đi nơi khác, tránh sự xung đột với phái Hoa Sơn, có hại cho sự nghiệp chung của võ lâm Đại Việt. Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở Đông Triều - Chí Linh, sau đến đời con (khoảng cuối thế kỷ XI) là Trần Tự Kinh quyết chí đi khẩn hoang ở đồng bằng châu thổ sông Nhị Hà. 10 năm đầu, Tự Kinh dừng chân ở Tức Mạc với hai người con trai rất giỏi võ là Trần Tự Hấp và Trần Tự Duy. Về cuối đời, ông nghe theo lời của con trưởng Tự Hấp chuyển hẳn về đất Thái Đường, định cư lâu dài, có nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp kế tục làm trưởng môn phái võ Đông A, thanh thế họ Trần đã rất lớn. Huyền tích trong tộc phả giải thích lý do họ Trần rời Tức Mạc về Thái Đường khá ly kỳ. Sau khi Lý Nhân Tông chết, triều đình có sự rối ren. Một hôm Tự Kinh và hai con Tự Hấp, Tự Duy cùng mấy chục đệ tử đi thuyền vãn cảnh, bàn luận về thế sự. Tự Hấp phát hiện thấy có xác người bị đóng bè trôi sông liền sai thủ hạ vớt lên. Trong số môn đệ phái Đông A có Phạm Tử Tuệ giỏi về y thuật. Ông phát hiện thấy xác còn hơi ấm, kinh mạch trì bế nhưng chưa tắt hẳn nên hết lòng cứu chữa theo lệnh của Tự Hấp. Kẻ được cứu nạn là Đoàn Thông quê ở lộ Hồng Châu (Vĩnh Phúc ngày nay). Ông ta bị một viên quan gian ác ở Thăng Long là Nguyễn Cố sát hại. Vốn là thầy địa lý có tiếng tăm, Đoàn Thông mách với Tự Hấp rằng ở đất Thái Đường có khu đất tụ nhiều linh khí, nếu đặt mộ tổ vào đó ắt có ngày sẽ phát đế vương. Tự Hấp nghe xong cả mừng xin cha cho đi gấp về quê cũ Kinh Bắc chuyển mộ cụ cố Trần Tự Mai về đặt ở Thái Đường, rồi chuyển cả gia quyền về đó sinh sống. Nhờ vậy gia tộc họ Trần mỗi ngày thêm phát đạt, võ môn Đông A càng thêm hưng thịnh, thu hút nhân tài khắp nơi về tụ họp.

 

Tự Hấp ở đất Thái Đường sinh ra Trần Lý. Lý lại sinh ra các con Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung. Người em ở đất Lưu Xá bên cạnh là Trần Tự Duy vì mâu thuẫn sâu sắc với họ Lưu, tàn sát họ này quá nhẫn tâm nên tổn hao âm đức, chỉ sinh được Trần Thủ Huy, đến đời Huy chỉ sinh ra Thủ Độ rồi tuyệt tự. Như vậy, nếu xét từ đời Tự Kinh thì Tự Hấp thuộc ngành trưởng, Tự Duy thuộc ngành thứ. Đến đời Trần Thừa và Thủ Độ quan hệ giữa hai người là anh em cùng họ khác cành đã sang đời thứ ba. Đó là lý do vì  sao Trần Lý hứa gả Thị Dung cho Thủ Độ, theo luật tục họ Trần cứ ba đời quay lại thông gia với nhau.

 

Vũ Ngọc Tiến (văn học & nghệ thuật (vanchuongviet.org)

 

ĐỀN TRẦN

Đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định , là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, đời vua Lê Huyền Tông, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV. Đền Trần gồm:

Đền Thiên Trường hay đền Thượng:

Theo bia dựng năm Duy Tân (1908), năm Thiên Ứng chính Bình (1232-1250), sai Phùng Tá Chu về đốc suất xây dựng miếu nhà Trần trên nền cũ nhà thờ họ Trần. Như vậy, miều nhà Trần đã có từ rất lâu. Đến 1262, ngoài việc thăng hương Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, còn đổi tên cung Tức Mặc thành cung Trùng Quang, dành cho vua về ngự. Còn cho xây thêm cung Trùng Hoa dành cho các tự quân (vua con), và một loạt các cung Đệ nhất đến Đệ tứ dành cho các quan và cung tần mỹ nữ, biến khu vực Tức Mặc-Thiên Trường thành cung điện thứ hai sau Thăng Long. Các cung điện này đã bị quân Minh phá hủy.

Đến 1695, niên hiệu Chính Hoà, đời vua Lê Hy Tông, cho xây lại miếu thờ lớn. Từ 1705, gọi tên là Trần Miếu.

Đến đời Tự Đức, 1854, lại cho sửa chữa lớn, như hiện nay. Các đời Thành Thái, 1893, Duy Tân 1903, 1905, 1907 vẫn tiếp tục sửa thêm.

Cổng chính đền Trần

Trần Miếu

Chính Nam Môn (cổng hướng chính Nam: khi thiết triều vua luôn quay mặt về hướng Nam để lắng nghe ý kiến của các quan)

Hành Cung Tả Môn (cổng bên phải hình; Hành cung: cung vua thiết triều tạm khi đi tuần du. Tả Môn: cổng dành cho quan văn)

Hành Cung Hữu Môn (cổng bên trái hình. Hữu Môn: cổng dành cho quan võ)

Mảnh đá có chữ Mã

Một số hiện vật đời Trần

Cọc trong trận Bạch đằng

Đạn đá, Gậy, Mũi lao hay giáo, Súng

Đền Trùng Hoa. Mái đền trang trí lưỡng long tranh châu

 

Tượng gỗ, không rõ là gì

Cửa chạm lộng hoa và rồng quấn

Cửa chạm đầu rồng ở đền Trùng Hoa

Nghê đá trên đầu cột

Đền Cố Trạch (nghĩa là nhà cũ) hay Đền Hạ, thờ Hưng đạo vương, gia quyến, gia thuộc

Chữ trên cổng bên phải hình: Hữu Dựu, (nghĩa là: giữ bên phải_ bên phải dành cho quan võ, quan văn bên trái)

 

Các bức đại tự ở Trung đường nơi thờ 14 vị vua nhà Trần, từ trái sang phải: TỨC MẶC HÀNH ĐÔ, THIÊN ĐỊA TRƯỜNG TỒN, , DÂN VI BANG (BẢN? _ chữ bị khuất)

(Tức Mặc hành đô: Cung điện Tức Mặc (Tức Mặc là sắc gần đen). Dân vi bang bản: dân là cội rễ của quốc gia)

 

THÁP PHỔ MINH

Chùa Phổ Minh có từ thời Lý, đến 1262, vua Trần Thái Tông cho tu bổ. Vua Trần Nhân Tông từng tu tại đây khi mới xuất gia.

Một trong những điểm nhấn của ngôi chùa chính là tháp Phổ Minh. Tháp được xây dựng vào thời vua Trần Anh Tông, để bày tỏ lòng thảo hiếu của mình đối với Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Năm 1987, trong đợt trùng tu các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một viên gạch có khắc chữ “Hưng Long thập tam niên”, tức thời vua Anh Tông, năm thứ 13 (1305). Như thế có thể khẳng định niên đại xây dựng của cây tháp là năm 1305.

 

Hai cánh cửa Chùa Phổ Minh đời Trần trưng bày tại Bảo Tàng Lịch Sử VN. (Chùa Phổ Minh TP Nam Định.| Giác Ngộ Online (giacngo.vn)

2 cánh đời Trần ở Bảo tàng Nam Định. (Chùa Phổ Minh TP Nam Định.| Giác Ngộ Online (giacngo.vn)

 

Kiến trúc gỗ đời Trần ở chùa hiện còn lại 2 bộ cánh cửa ở gian giữa, trang trí hình rồng, hoa văn sóng nước, hoa lá. 2 cánh cửa lúc đóng lại tạo thành lá đề cách điệu.

Quốc sử chép: Dương Không lộ đời Lý học được phép lạ sang Trung quốc khuyến đồng đỏ. Đến kho đồng lấy được một túi mang về đúc thành cái vạc nặng 1.000 cân, đặt ở trước tháp gọi là vạc Phổ Minh. Đây là một trong 4 đồ quý của nước An Nam.

(Bốn đồ quý là: Tháp Báo thiên cao 70m, chuông Quy điền nặng 7 tấn ở chùa Một cột, tượng chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) cao hơn 20m, vạc Phổ Minh, sâu 4m, nặng 1.000 cân)

Chùa Phổ Minh nằm trong khu đất rộng, chừng 2 ha, phía nam là hồ ao, phía đông là sông Vĩnh Giang nối sông Hồng và sông Vị Hoàng, ôm trọn ba mặt đông, bắc, tây đền Trần. Các nhà phong thủy cho đây là thế “Ngoạ long”, rồng nằm, và chùa Phổ Minh nằm trên thế đất “Quy Sà chầu bái”

Cổng chính trước tháp Phổ Minh

Cây Muỗm 315 tuổi trong sân chùa

 

Trên đỉnh tháp là nụ hoa sen

 

Rồng và sóc đá (ở chân bệ), (Tháp Phổ Minh - Dấu tích Hào khí Đông A | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

 

Bệ và tầng dưới bằng đá xanh, tầng trên bằng gạch nung đỏ. Các tầng trổ 4 cửa, tất cả có 56 cửa.

Trên cùng là khối hình hoa sen chưa nở hay quả hồ lô.

Tại sao lại 14 tầng. Đây là một cách lý giải của các nhà nghiên cứu:

Các công trình kiến trúc cổ thường chọn số lẻ là số gian hay số bậc lên xuống, 3, 5, 7, 9, 11, 13. Vua Trần Anh Tông đã chọn số cao nhất là 13 tầng, tầng dưới cùng là khám thờ vua cha cộng là 14.

Một thuyết khác cho là người xưa đoán trước nhà Trần chỉ có 14 đời nên xây 14 tầng !

14 tầng tháp được xây lên theo kết cấu hình vuông với chiều cao gần 20m, giữa các tầng là gờ mái cong nhẹ. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn theo lối cuốn tò vò. Đỉnh tháp là búp sen đá có 5 lớp cánh chụm vào nhau.

Trong đó, nền tháp và tầng thứ nhất được làm bằng đá với cạnh đáy dài 5,21m. Tại đây có chạm nông họa tiết hoa lá, sóng nước, mây cuốn đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Các tầng còn lại phía trên được xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên” (1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Sau đó, một thương nhân giàu có tại đây đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp làm mất dấu tích cũ.

Sách Di tích lịch sử đền Trần-chùa Tháp cho biết ở cổng tam quan và quanh chân tháp có nhiều đôi sóc đá gắn vào thành bậc lên xuống, nhưng hiện nay chỉ thấy một số ít.

Vua Trần Nhân Tông tu tại chùa Yên tử (Quảng ninh) và mất tại đó, được các đệ tử hỏa táng, thu được 21 viên xá lợi. 7 viên táng tại chùa Yên tử, 7 viên táng ở chùa Phả lại (Hải Hưng, nơi vua từng tu), 7 viên được Trần Anh Tông, xếp trong hòm đá táng ở tháp Phổ Minh.

 

Đế tháp chạm hoa sen, sóng nước

 

 

Khoảng năm 1916-1920, nhà buôn Hà Nội tên Trương Văn Thái đã cho trát vữa lên tháp phủ kín các họa tiết trang trí lảm ảnh hưởng rất lớn đến tính mỹ thuật của tháp

Dưới chân tháp Phổ Minh là 2 cây hương lớn (hay còn gọi là cột kinh) được làm bằng đá, tạo tác vào thế kỷ 17. Trước 2 cột kinh lớn là 2 cột kinh nhỏ, được tạo tác tinh xảo, theo hình hoa sen; trên đỉnh chạm cánh sen

Các chân cột đá hình hoa sen này có thể là dấu kê vạc đồng Phổ Minh, theo lời truyền là đặt trước Tháp. (BMKTCN - ĐHXD – Chùa  Phổ Minh, Nam Định, Việt Nam)

Tượng vua Trần Nhân Tông nhập Niết bàn bằng gỗ mít (tượng nằm). Có từ đời Hậu Lê, 1688.

Tiền đường ở phía trước và ngôi nhà 11 gian ở phía sau được nối với nhau bởi hai dãy hành lang dài làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.

Ngoài ra, nằm rải rác trong khu vực chùa còn có 96 chân tảng đá chạm hoa sen cổ kính lâu đời.

 

Tháp và chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự)

Chuông chùa Phổ Minh, đúc năm 1796 (đời Tây Sơn)

 

Đông A Ngọc Diệp Phả

 

Nghê đá trên trụ cổng đền Thượng

 Mặt trăng và đầu rồng trên nóc đền Thượng

Rồng chầu trăng (trăng ở hình trên)

Đền Thiên Trường (đền Thượng)

 

Bia: Trần Công Bi Ký

 

Bia năm Duy Tân 1908: Nam Mặc miếu trạch bi ký

Bia đời Duy Tân 1907: Phổ Minh Bảo Tháp Tự Bi

Từ cổng tam quan đi qua hai ao sen, ta sẽ thấy hai nhà bia của chùa nằm đối diện nhau. Hai nhà bia có mặt bằng hình vuông, rộng 4m theo kiểu theo kiểu 2 tầng 8 mái. Nhà bia phía bên phải khắc năm Cảnh Trị 6 (1668), đề dòng chữ “Phổ Minh Thiền Tự”. Nhà bia bên trái khắc năm Duy Tân 1 (1907), đề dòng chữ “Phổ Minh Bảo Tháp Tự Bi”. 

2 nhà bia do Ty Văn hóa Nam Định dựng năm 1961

 

Khu để bia cổ sau chùa Phổ Minh

 

 

Quanh chùa còn 96 chân cột đá tảng chạm hoa sen

Khu tháp mộ sau chùa Phổ Minh (BMKTCN - ĐHXD - Chùa Phổ Minh, Nam Định, Việt Nam

 

Tượng Bà chúa Mạc (Tể Mạc thị) tức công chúa Mạc Ngọc Lâm, người cúng dường 36 cây gỗ lim để tu sửa chùa vào thế kỷ 17, tu tập và mất tại chùa. Có tháp mộ công chúa trong chùa. Bà là vợ Quận công Mạc Ngọc Liễn.

 

Mạc Ngọc Liễn, vốn có tên Nguyễn Ngọc Liễn, có công với nhà Mạc nên được đổi sang họ Mạc. Ông là trung thần, tôi giỏi. Biết thế nhà Mạc đã tận, trước khi mất ông để thư dặn dò vua Mạc Kính Cung, như sau:

“"Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng.”

Ông mất ngày 2 tháng 7 âm lịch năm đó. Sau khi ông qua đời, con ông là phò mã Đông Sơn hầu chạy sang Long châu, theo Mạc Kính Cung tiếp tục chống chính quyền Lê-Trịnh. Mạc Kính Cung và các vua Mạc sau tiếp tục làm theo lời dặn của ông, tranh thủ sự ủng hộ của nhà Minh để cát cứ ở đất Cao Bằng nhưng tuyệt nhiên không mượn quân Minh sang đánh nhà Hậu Lê.

Các sử gia ngày nay đánh giá rất cao lời thư trăng trối của ông. Về mặt chiến thuật với họ Mạc, đó là mưu kế"tẩu vi thượng sách", phải tránh thế mạnh của kẻ địch. Chiến thuật đó là hợp lý đối với phe yếu như tương quan lực lượng giữa Lê và Mạc thời kỳ sau. Vua tôi họ Mạc nhờ theo kế của ông đã giữ Cao Bằng trong mấy đời, gần 100 năm nữa sau khi ông mất.

Nhưng lớn lao hơn, các sử gia nhìn nhận lời trăng trối của ông là lời dặn của người có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. 

Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết:"Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử"có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông:

“Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn - nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc.”

(theo Wiki)

 

Tháng 5.2023

NTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết