chụp ảnh bầu trời đêm: Sao và Dải Ngân Hà

Chụp Ảnh Bầu Trời Đêm: Sao Và Dải Ngân Hà.

 

I- Thiết bị Máy ảnh Chụp ảnh Ngôi sao

Phần này bao gồm các yêu cầu về thiết bị máy ảnh, cách cài đặt và một số kỷ thuật cơ bản để chụp ảnh các ngôi sao và dải ngân hà.

 

 

Máy ảnh nào là tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao và dãi Ngân hà? Câu trả lời là:

Bất kỳ máy ảnh nào có chế độ chỉnh tay đều rất tốt để chụp ảnh ngôi sao và dãi ngân hà. Nhưng tốt nhất là máy ảnh DSRL có ống kính tháo rời thay đổi lẫn nhau (Digital Single Lens Reflex).

Dòng máy ảnh này chia ra làm 2 loại:

  • Full Frame Sensor Camera: máy ảnh có Sensor thu nhận hình ảnh có kích thước đầy đủ 36mm X 24mm (tương đương máy ảnh chụp phim 35mm). Cảm biến full-frame cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn để “bắt” ánh sáng của các vì sao và dải Ngân hà. Sử dụng máy ảnh full-frame sẽ giúp giảm nhiễu trong ảnh ISO cao, từ đó mang lại hình ảnh chất lượng cao hơn.

  • Crop Frame Sensor Camera (APS-C: Advanced Photo system – Classic): máy ảnh có cảm biến thu nhận hình ảnh có kích thước thu nhỏ (mục đích làm cho máy ảnh gọn, nhẹ dành cho du lịch). Tuy kết quả hình chụp sao và dãi ngân hà không bằng máy ảnh Full frame nhưng với tiến bộ của quang học những hình ảnh chụp sao không thua kém bao nhiêu so với máy ảnh Full Frame.

Với chế độ thủ công, bạn có thể điều khiển độc lập tốc độ cửa trập (shutter speed), f-stop (khẩu độ) và ISO bằng tay. Điều này là rất cần thiết cho việc chụp ảnh ngôi sao.

Mang theo ít nhất 3-5 pin dự phòng nếu bạn phải đi xa để chụp ảnh.

 

Ống kính tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao?

Một ống kính góc rộng có trị số f-stop từ f/2.8 đến f/4 là tốt nhất để chụp ảnh sao.

  • Với máy ảnh Full Frame: Ống kính từ 14mm đến 20mm.
  • Với máy ảnh Crop Sensor: Ống kính từ 10mm đến 17mm.

Con số hiển thị sau “f” càng nhỏ, thì khẩu độ ống kính có thể mở càng rộng. Độ mở rộng này sẽ cho phép cảm biến của máy ảnh thu nhận nhiều ánh sáng nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.

 

Bạn Cũng Cần Một Giá Ba Chân Tốt (Tripod) Để Chụp Ảnh Ngôi Sao

Chân máy bằng sợi carbon chắc chắn, với đầu trượt tròn bóng (Ball Head) có thể điều chỉnh, là lựa chọn tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao. Giá tuy hơi đắt nhưng bù lại nó giúp máy ảnh của bạn không bị rung vì va chạm nhẹ, gió.... và giữ máy ảnh không rung là một điều kiện rất quan trọng để có một tấm ảnh đẹp và rõ, nhất là khi thời gian phơi sáng có thể kéo dài đến 30 giây.

Bạn có thể sử dụng giá ba chân rẻ tiền, nhưng chúng sẽ làm máy ảnh bị rung không mang lại hình ảnh sắc nét.

(Loại chân máy ảnh sợi carbon này trên hiện có bán trên thị trường Việt Nam với giá từ 2 – 4 triệu VND)

  Link: Chân Máy Ảnh Bằng Sợi Carbon

 

 

 

Bộ điều khiển màng trập từ xa có định thời gian - Intervalmeter

Intervalmeter tuy không cần thiết đối với chụp ảnh sao nhưng lại bắt buộc đối với chụp ảnh vệt sao trượt (Star Trails).

Intervalmete kết nối với máy ảnh cho phép bạn chụp với phơi sáng lâu hơn 30 giây. Nó cũng làm giảm rung máy vì bạn không chạm trực tiếp vào máy ảnh để chụp ảnh.

Bạn có sử dụng chế độ trễ màn trập (Shutter Delay Mode) để máy không bị rung.

Đặt cửa trập máy ảnh của bạn có độ trễ từ 2-5 giây trước khi chụp. Bằng cách này, bạn không làm rung máy khi nhấn nút chụp để chụp ảnh.

Link:  Remote-Timer-RS-80N3 Cho Máy Ảnh Canon

 

II- Lập kế hoạch Chụp ảnh Ngôi sao của bạn

Lập kế hoạch trước khi chụp là điều cần thiết đối với chụp ảnh sao và bất kỳ kiểu chụp ảnh bầu trời đêm nào khác.

 

Bước 1 - Tính Chu kỳ Mặt trăng

Bầu trời tối là điều cần thiết để chụp ảnh sao.

Ngay cả một mặt trăng lưỡi liềm nhỏ cũng đủ ánh sáng để giảm độ sáng của các ngôi sao, như bạn sẽ nhìn thấy qua máy ảnh. Vì vậy, bạn nên chụp ảnh sao và dãi ngân hà khi không có mặt trăng trên bầu trời.

5 ngày trước  khi Trăng non và sau khi trăng lặn là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh sao và dãi ngân hà. Điều này sẽ thay đổi một chút tùy thuộc bạn ở nơi nào trên trái đất và thời điểm nào trong năm.

Bạn có thể tìm chu kỳ mặt trăng theo link dưới đây để xác định thời điểm tốt nhất để chụp hoặc tính toán chuyến đi của bạn từ thông tin này nếu bạn định đi chụp xa. (Nhấn Control + Click vào link dưới)

Chu Kỳ Mặt Trăng - Moon Phase

 

Bước 2 – Tìm Nơi Bầu Trời Tối Không Bị Ô Nhiễm Ánh Sáng

 Link:

Blue Marble Light Pollution Map

Link trên cung cấp cho bạn bản đồ ô nhiễm ánh sáng rất tuyệt vời để tìm kiếm các khu vực không có ô nhiễm ánh sáng. Các khu vực màu đen trên bản đồ là rất tốt để chụp bầu trời đêm, trong khi các khu vực màu trắng trên bản đồ bị ô nhiễm ánh sáng và nên tránh.

 

 (bạn bấm nút Control + Click chuột vào link trên và di chuyển đến nơi bạn sẽ chụp ảnh để xem mức độ ô nhiễm.

(Theo bản đồ này, Trại Thiên Cầm ở Hà Tĩnh của DũngBH là địa điểm lý tưởng. Trại KS Diên Khánh, Khánh Hòa cũng khá tốt nhưng không bằng Trại Thiên Cầm).

Hình dưới đây trích từ link trên (Trại Thiên Cầm ở Hà Tĩnh và Trại Kim Sơn ở Diên Khánh, Khánh Hòa).

 

 

 

Bước 3 - Tìm Bầu Trời Trong Trẻo Và Dự Đoán Thời Tiết

Bạn không cần bầu trời trong hoàn hảo để có được những hình ảnh tuyệt vời về các vì sao và bầu trời đêm. Một số đám mây trên bầu trời sẽ làm tăng thêm phong phú bố cục và tương phản của cảnh chụp. Nhắm mục tiêu vào những đêm có mây che phủ từ 0-50% sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Bước 4 - Xác định Thời Gian Trăng Mọc và Lặn

 Nói chung, 1-2 giờ sau khi mặt trăng lặn, bầu trời sẽ đủ tối để chụp ảnh sao.

Bóng tối này sẽ bắt đầu mờ đi 1-2 giờ trước khi mặt trăng mọc hoặc mặt trời mọc.

Có khá nhiều phần mền cung cấp ngày giờ mặt trời – mặt trăng mọc và lặn cho Iphone và android. (vd. The Moon: Calendar Moon Phase cho Iphone và Sunrise Sunset cho điện thoại Android. Hoặc Ephemeris: Moon and Sun Seeker cho cả Iphone và Android) với các links dưới đây:

Ephemeris: Moon and Sun Seeker - Iphone

Ephemeris - Sun & Moon Calendar and Calculator

 

Bước 5 - Học cách sử dụng Google Earth / Maps

Google Earth là một cách tuyệt vời để xem vị trí của Dải Ngân hà trên bầu trời.

Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để hình dung bố cục địa hình của một vị trí trước khi chọn điểm đến.

Bạn có thể theo dõi video dưới đây để học cách sử dụng Google Earth để chụp ảnh các ngôi sao và dải Ngân hà: (Ctrl + Click)

Google Earth Night Sky Photography Tutorial

Đây là một công cụ hết sức thú vị, bạn nên dành nhiều thời gian để khám phá.

 

Bước 6 - Xác định vị trí của Dải Ngân hà Bằng Các Phần Mềm Cho Điện Thoại– Stars and Skies - 

Rất nhiều phần mềm miễn phí trên Iphone và Android giúp bạn dễ dàng xác định vị trí của dãi ngân hà trên bầu trời bạn chỉ cần vào Apple Store (Iphone) hoặc Google Play (Android) như SkyView Lite, Night Sky... và vô số các phần mềm khác để bạn chọn lựa. Dưới đây là một trong số đó:

Skyview Lite - Iphone

Skyview Lite - Android

Sử dụng các phần mềm này giúp bạn dễ dàng tìm thấy vị trí của Dải Ngân hà trên bầu trời và chọn khu vực sáng nhất đẹp nhất để chụp...

Với những phần mềm này, dãi ngân hà hiển thị bầu trời thực tế ở dạng 3D, giống như những gì bạn nhìn thấy bằng mắt thường, ống nhòm hoặc kính thiên văn.

Bạn chỉ cần hướng ống kính máy ảnh theo hướng nhìn trên điện thoại để xác định mục tiêu một cách dễ dàng.

Điều này là hoàn hảo để hình dung và lập kế hoạch chụp ảnh bầu trời đêm chính xác và hiệu quả.

 

III- Lấy Nét Ống Kính Để Chụp Ảnh Ngôi Sao

 

 

Trước khi lấy nét chính xác cho ống kính, bạn sẽ không thể thực hiện hiệu quả bất kỳ kiểu chụp ảnh ban đêm nào. Do đó, phần này đã được đặt lên hàng đầu.

Vì các ngôi sao ở rất xa so với vị trí chúng ta đứng trên Trái đất, nên việc lấy nét ở hoặc gần vô cực (∞) sẽ cung cấp những bức ảnh sắc nét hoàn hảo về các ngôi sao, Dải Ngân hà và bầu trời đêm.

Hầu hết các ống kính đều có ký hiệu “∞” được sử dụng để đánh dấu điểm lấy nét vô cực gần đúng.

Tập trung ống kính của mình vào biểu tượng vô cực này không có nghĩa là nó sẽ chụp được một bức ảnh sắc nét hoàn hảo. Điều này được chứng minh là đúng đối với tất cả các kiểu nhiếp ảnh.

Hầu hết các ống kính cần được điều chỉnh nhiều hơn một chút để đảm bảo lấy nét sắc nét, nhưng “∞” là một nơi tuyệt vời để bắt đầu.

Đây là cách dễ dàng nhất để đảm bảo lấy nét sắc nét cho ảnh chụp bầu trời đêm của bạn.

 

Cài đặt lấy nét trước mục tiêu của bạn vào ban ngày

Lấy nét vào ban ngày dễ dàng hơn nhiều so với ban đêm, cho cả đối với bạn và cho phần mềm lấy nét tự động của máy ảnh.

Bước 1: Thiết lập cài đặt máy ảnh của bạn vào ban ngày với ống kính mà bạn sẽ sử dụng để chụp ảnh ban đêm/ hoặc ánh sáng yếu.

Bạn có thể thực hiện việc này tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào khá dễ dàng, không nhất thiết phải ở tại địa điểm bạn định chụp ảnh ban đêm.

  • Mở ống kính đến độ dài tiêu cự rộng nhất và f-stop tối thiểu có thể.
  • Ví dụ, đây sẽ là 14mm và f/2.8 trên ống kính 14-24mm f/2.8. Hoặc 18mm và f/2.8 trên ống kính 18-55mm, f/2.8

Bước 2: Lấy nét ở vật gì đó khoảng 15 mét ngay trước máy ảnh của bạn.

Đặt máy ảnh trên giá ba chân tại một vị trí có phía trước khá rộng. Thực hiện 15-20 bước dài ngay trước máy ảnh sẽ cho bạn con số gần đúng với 15m đồng thời tìm một vật ở điểm này để xác định mục tiêu (cây nhỏ, viên đá...)

 

Bước 3: Chụp một số ảnh thực hành để xác minh rằng bạn có lấy nét rõ nét tại điểm lấy nét của mình (cây, viên đá... ở 15m cách nơi đặt máy ảnh).

Ngoài ra, hãy kiểm tra rằng tiêu điểm của bạn mở rộng đến vô cực hoặc đường chân trời xa nhất trong cảnh chụp của bạn:

  • Nếu mục tiêu không nét, điều chỉnh lấy nét một chút trở rồi thử lại.
  • Nếu đường chân trời xa trong cảnh của bạn được lấy nét, các ngôi sao cũng sẽ được lấy nét.

Bước 4: Sử dụng một mảnh băng dính trắng, đánh dấu tiêu điểm trên ống kính hoặc dán vòng xoay tiêu cự vào vị trí để nó không di chuyển được. (Băng dính trắng rất dễ nhìn vào ban đêm).

Hãy nhớ rằng tiêu điểm này sẽ chỉ hoạt động ở độ dài tiêu cự của ống kính mà bạn đang sử dụng và sẽ không áp dụng nếu bạn thay một ống kính khác.

Luôn luôn chụp ở độ dài tiêu cự rộng nhất của ống kính bạn có cho tất cả các bức ảnh chụp bầu trời đêm (vd. 14mm cho ống kính 14-34mm, hoặc 18mm cho ống kính 18-55mm)

Thực hiện hướng dẫn từng bước này trong chuyến đi chụp ảnh sao, bầu trời đêm và dải ngân hà, bạn sẽ có nhiều thời gian để chụp những bức ảnh đẹp thay vì mày mò tìm cách điều chỉnh lấy nét trong đêm tối.

 

IV- Cài Đặt Máy Ảnh Tốt Nhất Để Chụp Ảnh Ngôi Sao

Phần sau đây cung cấp thông tin tham khảo nhanh về tất cả các cài đặt chụp ảnh ngôi sao tốt nhất. Sau đó, bạn sẽ học cách chọn từng cài đặt trong số này.

 

Chế Độ Chụp Ảnh Bầu Trời Đêm

Chế độ Thủ công: cho phép bạn điều chỉnh ISO, Khẩu độ (f/) và Thời gian phơi sáng (Shutter Speed) một cách độc lập bằng tay.

Cài Đặt Định Dạng Hình Ảnh

Định dạng ảnh RAW cung cấp ít nhiễu nhất và khả năng chỉnh sửa ảnh tốt nhất sau khi chụp.

Chế Độ Đo Sáng

Chế độ đo sáng không quan trọng đối với chụp ảnh ngôi sao vì nó hoàn toàn tối và máy ảnh không thể đo bất kỳ ánh sáng nào từ cảnh.

Center-weighted (trung tâm) là chế độ đo sáng tốt nhất tuy nhiên chỉ dành cho chụp ảnh ngôi sao, nó cũng là chế độ đo sáng tốt nhất để chụp ảnh phong cảnh.

Cân bằng White/Color

 

Đối với tất cả các kiểu chụp ảnh ban đêm, nên sử dụng và trị số Kelvin trong khoảng 4000K-5500K.

  • Chọn chế độ Kelvin White Balance để kiểm soát các giá trị này.
  • Các trị số cao hơn 5500K làm ảnh có màu vàng trị số thấp hơn 4000K làm ảnh có màu xanh lam.

Mục đích là để hình ảnh gần giống nhất có thể với màu sắc của bầu trời mà bạn nhìn thấy bằng mắt.

White Balance để chụp ảnh sao rất quan trọng để xác định xem bạn có chọn phơi sáng (exposure) bầu trời đêm chính xác hay không.

Nếu White balance của bạn bị tắt (off), biểu đồ (histogram) sẽ không chính xác và bạn có thể làm ảnh của bạn bị thiếu sáng.

 

Tiêu cự ống kính

Độ dài tiêu cự Máy ảnh Full Frame: 14-20mm là tiêu cự tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao. Càng nhỏ/càng rộng càng tốt.

Độ dài tiêu cự của máy ảnh cảm biến thu nhỏ (APS-C): 10-20mm là lý tưởng. Càng nhỏ/càng rộng càng tốt.

 

Cài đặt F-Stop / Khẩu Độ

Cài đặt f-stop tốt nhất để chụp ảnh sao là f/2.8.

 

Thời gian phơi sáng / Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập từ 10-30 giây là tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao.

Tuy nhiên điều này phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh và tiêu cự ống kính

 

Cài đặt ISO

Cài đặt ISO trong khoảng 1000-4000 là tốt nhất để chụp ảnh ngôi sao.

 Phần sau đây sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn cài đặt ISO chính xác.

 

Giảm Nhiễu & Cài Đặt Camera Phơi Sáng Lâu

Nhiều máy ảnh có cài đặt giảm nhiễu (noise reduction setting) và cài đặt giảm nhiễu phơi sáng lâu (long exposure noise reduction setting).

Chuyển cả hai cài đặt này sang OFF (Tắt).

Vì bạn sẽ chụp ở định dạng ảnh RAW, mà các cài đặt này chỉ được áp dụng cho ảnh JPEG cho nên chúng chỉ gây lãng phí pin.

 

V- Cài Đặt F-Stop Tốt Nhất Cho Chụp Ảnh Ngôi Sao

 

 

Mục tiêu chính trong chụp ảnh sao là để cảm biến máy ảnh thu thập nhiều ánh sáng sao nhất từ ​​cảnh chụp, trong khoảng thời gian ít nhất, trong khi giữ ISO rất thấp, để không làm tăng nhiễu ảnh.

Mở khẩu độ (apperture), được điều khiển bằng f-stop, là cách tốt nhất để làm điều này.

Chụp ở f/2.8 cho mỗi bức ảnh chụp bầu trời đêm.

Không nên chụp ở các giá trị f-stop rộng hơn  so với f/2.8 (số dưới f nhỏ hơn 2.8)

Mặc dù các khẩu độ rộng hơn chẳng hạn như f/1.8 thu được nhiều ánh sáng hơn, nhưng chúng cũng rất khó lấy nét vào ban đêm.

  • Theo Dave Morrow một nhiếp ảnh gia về bầu trời đêm thì khi ông chụp ở f/1.8, ông nhận thấy không có cảnh nào ở tiền cảnh là sắc nét, mặc dù các ngôi sao thì nét.
  • Chụp ở f/2.8 giữ cho tiền cảnh sắc nét ở mức chấp nhận được, đồng thời cũng đảm bảo rằng các ngôi sao và bầu trời đêm cũng được lấy nét tốt.

Nếu bạn không có ống kính mở đến f/2.8, bạn cũng có thể thử ở f/3.5 hoặc f/4, mặc dù kết quả sẽ không tốt bằng.

Bất kỳ giá trị f-stop nào lớn hơn f/4, sẽ không thể sử dụng được với chụp ảnh dải ngân hà & ngôi sao, vì khẩu độ hẹp sẽ không thu nhận đủ ánh sáng, điều này đòi hỏi bạn phải tăng ISO, do đó gây ra quá nhiều nhiễu cho ảnh.

 

VI- Tốc Độ Màn Trập Tốt Nhất Để Chụp Ảnh Sao

 

Chúng ta chỉ tính toán tốc độ cửa trập trong phần này. ISO được đề cập trong phần tiếp theo.

Bước 1:

Đặt f-stop của bạn thành f/2.8 hoặc f/* rộng nhất nếu ống kính của bạn có khẩu độ trên f/2.8.

Bạn giữ trị số này cho tất cả các bức ảnh chụp ngôi sao của bạn.

Bước 2:

Đặt ISO của bạn ở 4000. Đây không phải là ISO thực tế mà bạn sẽ sử dụng cho hình ảnh của mình. Việc để ISO cao ở bước này có mục đích giữ cho độ phơi sáng đủ sáng để bạn có thể nhìn thấy các vì sao qua ống kính trong khi điều chỉnh tốc độ màn trập. khi chụp, bạn sẽ điều chỉnh lại trị số ISO. Bây giờ, hãy xác định tốc độ màn trập.

 

Quy Tắc 500 Để Tìm Tốc Độ Màn Trập tốt Nhất Để Chụp Ảnh Ngôi Sao

 

Một trong những mục tiêu chính của chụp ảnh sao & dãi ngân hà là các ngôi sao sắc nét, là một chấm sáng tròn chứ không là một vệt sao (vệt sáng kéo dài).

Tốc độ cửa trập càng dài, các vệt phía sau các ngôi sao sẽ càng dài khi chúng xuất hiện trên ảnh chụp của bạn.

Lý do là mục tiêu là ngôi sao thì đứng yên mà trái đất thì quay (quanh trục của chính nó). Như vậy, máy ảnh của bạn đặt trên một điểm của trái đất sẽ xoay theo tốc độ trái đất làm sao sẽ để lại một vệt dài trên ảnh).

“Quy tắc 500” được dùng để tính thời gian tối đa mà ảnh có thể được phơi sáng (tốc độ cửa trập) mà không làm hiển thị các vệt sao phía sau mỗi ngôi sao trong ảnh.

 

Hai ví dụ dưới đây cho bạn thấy giải thích trên:

Ví dụ đầu tiên cho thấy các ngôi sao sắc nét, với vệt sáng kéo dài nhỏ nhất. Đây llà mục tiêu.

Ví dụ thứ hai cho thấy những ngôi sao là những vệt sáng dài (long star trail). Đây là điều chúng ta muốn tránh.

 

Hình 1: thời gian phơi sáng: 20 giây

Hình 2: thời gian phơi sáng 50 giây

 

HÌnh 3 Vệt sao - (star trail) - thời gian phơi sáng từ 5 phút trở lên

 

Bước 1 - Tính hệ số thu nhỏ của cảm biến camera (Camera Crop Sensor)

Tính hệ số cảm biến thu nhỏ - Crop Factor -  của máy ảnh:

Hệ số cảm biến của máy ảnh Full Frame = 1 (36mm x 24mm)

Crop Sensor Crop Factor của một máy ảnh được tính theo phương trình sau:

Crop Factor = Full Frame Camera Sensor Sise/ Your Camera’s Sensor Size (mm )

Crop Factor = Chiều dài đường chéo của sensor máy full frame CHIA cho chiều dài đường chéo sensor máy ảnh của bạn.

 

Nếu bạn không biết kích thước cảm biến máy ảnh của mình, hãy tìm trên Google:

 Camera Model + Sensor Size

("Kiểu máy ảnh + Kích thước cảm biến")

Vd. Hỏi bác Google:  Fujiflim X-T2 + sensor size. Sẽ có kết quả là:

Sensor size: 23.6mm x 15.6mm (*)

Crop Sensor Size được  theo công thức:

Bình phương cạnh huyền = Tổng bình phương 2 cạnh góc vuông.

Lấy ví dụ trên:

Kích thước đường chéo máy Full frame = (36 x 36mm) + (24 x 24mm) = 1872 mm

     __

V1872 = 43mm

 

Kích thước đường chéo mày Fujifim XT2 = (23.6 x 23.6) + (15.6 x 15.6) = 815.92 

    ___

V 816    = 28.56mm

 

Crop Factor của Fujifilm Camera  XT2 = 43/28.56 = 1.5

 

Bước 2: Tính Tốc Độ Màn Trập (Thời Gian Phơi Sáng)

 

Tốc độ tối đa màn trập (maximum shutter speed) có thể chụp mà ảnh không xuất hiện các vệt sao, tính theo công thức sau:

 

500 Rule Maximum Shutter Speed= 500/ (Focal Length X Crop Factor)

(Tốc độ tối đa của màn trập theo Qui tắc 500 / (Chiều dài tiêu cự ống kính X Crop Factor của máy ảnh).

Lấy ví dụ trên, bạn tính ra thời gian tốc độ tối đa màn trập của máy ảnh Fujifim XT2 nếu sử dụng ống kính 18mm:

500 / (18mm x 1.5) = 18 giây.

Như vậy với tiêu cự ống kính 18mm nếu phơi sáng quá 18 giây, ảnh sẽ xuất hiện vệt sao. Tóm lại, nếu bạn vượt quá tốc độ cửa trập tối đa được tính toán theo Quy tắc 500, ảnh của bạn sẽ thể hiện các vệt sao trượt.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây chỉ là một quy tắc hướng dẫn không phải chính xác 100% nên bạn cần thử nghiệm để có hiệu quả tốt nhất.

Sau khi thử nghiệm với các tốc độ cửa trập và Cài đặt ISO khác nhau, bạn sẽ không cần phải tham khảo Quy tắc 500 mỗi khi chụp nữa.

 

Bước 3 - Kiểm tra và tìm tốc độ màn trập tốt nhất

Theo Quy tắc 500, có thể chụp ở tốc độ tối đa 35 giây (không nhìn thấy vệt sao) ở tiêu cự 14mm bằng máy ảnh full-frame.

(T full frame = 500/(14mm x 1) = 35 giây

Sau khi tính được tốc độ chụp tối đa T từ Quy tắc 500, bạn nên chụp thử một số ảnh và  giãm thời gian T này xuống dần cho đến khi các ngôi sao của bạn sắc nét và giống như trên bầu trời. Khi đó bạn đạt được tốc độ chụp tối ưu cho máy của bạn.

(Theo kinh nghiệm của các nhiếp ảnh gia chụp sao và dãi ngân hà, họ thích chụp trong phạm vi 20-25 giây –máy full frame ống kính 14mm-  để có hình ảnh sắc nét hơn nhiều.)

Mỗi ống kính góc rộng xử lý biến dạng khác nhau tùy theo chất lượng, vì vậy tốt nhất nên kiểm tra các vệt sao gần tâm ảnh, nơi độ méo (distortion) là tối thiểu.

Ống kính góc rộng của bạn càng đắt tiền thì hình ảnh tạo ra càng ít bị biến dạng và sắc nét.

Tốc độ cửa trập được tính toán theo Quy tắc 500 phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự ống kính.

Độ dài tiêu cự càng rộng (chỉ số mm nhỏ), càng mất nhiều thời gian để các các vệt sáng hiển thị phía sau các ngôi sao, có nghĩa tốc độ phơi sáng T càng lớn và các ngôi sao trên ảnh càng rõ.

ISO và khẩu độ (f/stop) không ảnh hưởng đến tốc độ cửa trập được tính toán theo Quy tắc 500 hoặc ngược lại.

Quy tắc 500 là một quy tắc hướng dẫn ưu việt (rule of thumb), nhưng không phải là một khoa học chính xác.

 

Ghi Chú:

Hiện nay với các máy ảnh thế hệ mới Sensor được cải tiến để giãm tối đa độ  hạt nhiễu (noise) và Megapixel rất cao nên với các loại máy ảnh này Qui tắc 500 trên là không chính xác.

Có một cách tính khác gọi là NPF Rule, (tính toán dựa trên khẩu độ f, chỉ số Pixel, tiêu cự ống kính) cách tính rất phức tạp nên không nêu ra ở đây. Với một số các phần mềm cho cả điện thoại Iphone và Android như PhotoPiIls (tính phí) chuyên dùng cho chụp ảnh sao. Khi bạn cung cấp Model máy ảnh phần mềm này sẽ tính cho bạn tốc độ chụp tối đa chính xác.

 

VII- Cài Đặt ISO Tốt Nhất Để Chụp Ảnh Ngôi Sao

Máy ảnh của bạn nên được đặt ở f/2.8 hoặc giá trị f-stop nhỏ nhất trên ống kính với tốc độ cửa trập đã xác định trong các bước ở trên.

                      

ISO là cài đặt gây nhiễu làm giãm chất lượng ảnh nhưng lại cần để chụp ảnh ngôi sao.

Sẽ không cần làm giảm chất lượng hình ảnh bằng cách tăng ISO (mục đích để có được hình ảnh sáng hơn) NẾU bạn có thể giữ nguyên chất lượng hình ảnh và tăng độ sáng bằng cách để phơi sáng lâu hơn hoặc mở khẩu độ rộng hơn.

 Đây là lý do tại sao chúng ta chọn tốc độ chụp và khẩu độ f-stop trước khi chọn cài đặt ISO.

Không nên tăng ISO để có được một bức ảnh sáng hơn trước khi tăng thời gian tốc độ phơi sáng tối đa tìm thấy trong phần trên (qui tắc 500)

 

Bước 1:

Trước tiên điều chỉnh ISO = 800 và chụp thực tế. Ảnh này rất có thể sẽ tối. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển sang bước 2.

Bước 2:

Tăng ISO lên giá trị lớn hơn tiếp theo, chẳng hạn như ISO1200.

Chụp ảnh thực hành khác.

Nhiều khả năng ảnh này sẽ vẫn rất tối. Nếu như vậy, hãy chuyển sang bước 3.

Bước 3:

Tiếp tục tăng ISO của bạn cho đến khi bạn bắt đầu nhìn thấy các ngôi sao & dải màu trắng đục rõ ràng trong ảnh của bạn.

  • Không cần phơi sáng quá nhiều ảnh chụp ngôi sao.
  • Chúng có thể khá tối giống như bầu trời đêm bao quanh bạn.
  • Cách tốt nhất là so sánh độ sáng của ảnh với phong cảnh và các ngôi sao bạn đang nhìn nếu phù hợp với nhau là được.

Máy ảnh thu thập nhiều dữ liệu hơn so với thực tế được hiển thị trên màn hình xem trước. Nhất là những dữ liệu này được đưa vào xử lý sau bằng các phần mềm chỉnh sửa trên máy vi tính.

Bước 4:

Khi các ngôi sao hoặc dải Ngân hà hiển thị rõ ràng trong ảnh, bạn đã tìm thấy cài đặt ISO tốt nhất cho bố cục ảnh của bạn.

Tùy thuộc vào loại máy ảnh và kiểu máy, bạn có thể nhận thấy nhiều nhiễu (noises) trong ảnh của mình.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng dù đã tăng ISO lên mức tối đa và ảnh vẫn không đủ sáng.

Điều này thường xảy ra đối với các máy ảnh cảm biến crop rẻ tiền.

Ngoài những điều chỉnh trong xử lý hậu kỳ bằng các phần mềm chỉnh sửa trên máy tính, không có cách nào khác ngoài việc tăng tối đa trị số ISO của máy ảnh để có một bức ảnh đủ sáng.

Vì vậy, có một máy ảnh full-frame và ống kính góc rộng là giải pháp tối ưu.

 

VIII- Nếu Chụp Ảnh Dải Ngân Hà Hãy Kiểm Tra Các Cài Đặt Trên Histogram

 

Nếu bạn chụp ảnh dải Ngân hà, hãy mở màn hình máy ảnh và phóng to các ngôi sao để kiểm tra xem tiêu điểm có chính xác hay không?

Bước cuối cùng để xem liệu bạn có những cài đặt máy ảnh tốt nhất để chụp dải Ngân hà hay không là kiểm tra biểu đồ (histogram). Bạn có thể  tìm hiểu cách đọc biểu đồ tại đây nếu bạn chưa quen.

 how to read the histogram 

 

 

Kiểm tra biểu đồ trong chụp ảnh Milky Way rất quan trọng vì độ sáng của máy ảnh và điều kiện ánh sáng có thể đánh lừa mắt bạn khi bạn nhìn trên màn hình máy ảnh. Để đảm bảo rằng bạn đang phơi sáng phù hợp, hãy luôn nhìn vào biểu đồ.

Biểu đồ phải được lệch sang trái, nhưng hãy đảm bảo rằng màu đen không bị cắt giãm. Cuối cùng, hãy kiểm tra xem bạn có phơi sáng quá mức các điểm sáng không (chùm sao trong dải Ngân hà),  vì điều này có thể xảy ra ở một số khu vực sáng của Trung tâm Thiên hà của Dải Ngân hà.

 

IX- Tóm Lược Các Bước Chụp Ảnh Bầu Trời Đêm (Dải Ngân Hà)

 

  1. Chọn thời điểm không trăng và không bị ô nhiễm ánh sáng.
  2. Xác định vị trí mục tiêu (sao, dải Ngân hà)
  3. Sử dụng khẩu độ f/2.8 hoặc khẩu độ rộng nhất trong ống kính của bạn
  4. Đặt ISO từ 1600 đến 4000
  5. Điều chỉnh tốc độ cửa trập trong khoảng từ 10 đến 25 giây
  6. Đặt cân bằng White Color của bạn ở 4000k
  7. Lấy nét trước vào ban ngày
  8. Điều chỉnh cài đặt camera chung cho bầu trời đêm.
  9. Sử dụng độ trễ cửa trập ít nhất 2 giây
  10. Kiểm tra biểu đồ ảnh chụp Dải Ngân hà của bạn

 

Một Số Thủ Thuật Cho Chụp Ảnh Bầu Trời Đêm

  • Các ảnh bầu trời đêm, ngôi sao và dải Ngân Hà Bố Cục Tiền Cảnh (cây cối, nhà, sông, núi...) nên chụp ở f/2.8, tốc độ cửa trập 20-25 giây và ISO3200-4000.
  • Sau khi thiết lập cài đặt các chế độ chụp phù hợp nhất, trong vài lần chụp đầu tiên, chúng sẽ gần giống nhau cho mỗi lần chụp.
  • Điều duy nhất có thể thay đổi chúng là ánh sáng thay đổi trong cảnh, chẳng hạn như mặt trời hoặc mặt trăng sắp mọc.
  • Sau khi hoàn thành cài đặt, tất cả còn lại do cách bạn chọn bố cục, đây là kỹ năng quan trọng nhất trong chụp ảnh phong cảnh và bầu trời đêm
  • Cũng có thể thực sự thú vị khi chụp dải ngân hà & các vì sao dưới mặt trăng lưỡi liềm rất nhỏ sẽ cung cấp một lượng nhỏ ánh sáng cho cảnh.
  • Các ngôi sao sẽ không quá sáng, nhưng mặt trăng tạo ra hiệu ứng mơ màng trông rất đẹp.
  • Ánh sáng trăng không phải là thời điểm tốt để chụp dải Ngân hà nhưng bạn có thể hạ thấp trị sô ISO xuống trong khoảng 800-2400 tùy theo mức độ sáng.
  • Nếu bạn chụp dải Ngân hà trong điều kiện có đèn đường, hoặc cách nguồn sáng nhân tạo khác, bạn nên giãm trị số ISO để tránh cho ảnh bị phơi sáng quá mức ở vùng bị hắt sáng.

Nếu cần một số ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng bạn có thể truy cập danh mục nhiếp ảnh bầu trời đêm của nhiếp ảnh gia Dave Morrow trong link dưới đây.

 

Dave Morrow Photos Gallery

 

SNg.

Tháng 7, 2020

Biên dịch theo tài liệu The Night Sky Photograph – Star Photography của Dave Morrow và How to Photograph the Milky Way and the Galactic Center của Dan Zafra  

 

 

 

 


Đăng nhập để gửi phản hồi cho bài viết