3. Chuyến Phược Thứ 3
Voi trong chuyến đi năm 1893
Ngày 30.5.1893, ông thực hiện chuyến đi thứ ba từ Tánh Linh đi Phan Rang bằng đường núi khác với chặng trước. (Dân phượt thực thụ không đi lại đường cũ bao giờ).
Từ tả ngạn La Ngà ông đến làng Droum. Qua Tia Lao đến núi Ta Doum (hay Ta Doung). Ông tiếp tục đến Bross, nằm ở đáy thung lũng nơi có sông Đồng Nai chảy qua, phía bắc là núi Ta Doum.”Núi này nhìn từ xa như chiếc mũ nhọn đầu trùm lên cao nguyên, nằm cạnh mê lộ gồm những đỉnh cao và thung lũng sâu, dưới đáy là các dòng nước lạnh ngắt, người ta tưởng đang ở núi Alpes”.
Rồi từ Rioung ông đến Da N’ Tâme (hay Da Tam), chi lưu của sông Đa Nhim. Sau đó đến làng Kréan, làng Brenne (tức Prenn). Và bắt đầu leo núi. Sau một giờ leo núi, ông nhìn thấy cái mà ông đang đi tìm.
Lộ trình của Yersin
Và thế là vượt qua bao nhiêu rừng rậm, núi cao, lúc 15,30g ngày 21.6.1893, ông bước ra khỏi rừng thông và phát hiện ra cao nguyên Lang Bian. Trong nhật ký hành trình ông ghi vắn tắt”3g30 cao nguyên lớn trơ trụi, nhấp nhô gò đồi.”
Bản thảo hồi ký Yersin Trang hồi ký ngày 21.6.1893
Trong hồi ký ông mô tả cao nguyên Lang Biang”… vùng này dân cư thưa thớt, vài làng người M’ Lates tập trung ở chân núi, người M’Lates nói tiếng Chăm cũng thạo như tiếng Mạ…”(Ghi nhớ: người M’Lates nói tiếng Chăm rất thạo. Điều này cho thấy người Mạ, người Lạt, người Chăm đã có mối giao hảo từ lâu. Và con đường Yersin đi qua cũng là con đường người Chăm và người dân tộc thiểu số miền cao nguyên đã mở sẵn. Ông chỉ đi theo con đường đã có chứ không phải người mở đường).
Rồi sau đó ông quay về Phan Rang, lại trở lên cao nguyên kiểm tra kết quả cuộc khảo sát, trở lại Tánh Linh và về Biên Hòa, chấm dứt cuộc khảo sát kéo dài 7 tháng.
Thành công của chuyến đi nâng cao uy tín cho ông.Và đến cuối năm 1893, hội đồng thuộc địa cấp kinh phí để ông thực hiện chuyến thám hiểm thứ ba: từ Nhatrang qua Tây Nguyên, Hạ Lào đến Đà Nẵng (tháng 2 -4.1894.)
Yersin, làng người Thượng, 1894
Đến Đà Nẵng vào tháng 5.1894, ông nghe tin chính phủ Pháp cử ông qua Vân Nam đối phó bệnh dịch hạch, nhưng nhận thấy dịch hạch ở Hương Cảng nặng hơn, ông vận động để đến đây. Và tại đây, giữa bầu không khí chết chóc của Hương Cảng, vào đêm ngày 20.6.1894, ông phát hiện ra vi trùng bệnh dịch hạch. (Albert Camus có lẽ đã sử dụng tình tiết này để viết quyển Dịch Hạch, tác phẩm đoạt giải Nobel văn chương) Từ đó những yêu cầu cấp bách của y học đã khiến ông phải từ bỏ lòng say mê phiêu lưu mạo hiểm, để chuyển sang niềm đam mê khoa học, mà ông đã bền bỉ với nó cho đến cuối đời.
-
Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 4/7)< Trang trước
-
Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 2/7)Trang sau >
Bài viết liên quan
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 7/7)
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 6/7)
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 5/7)
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 4/7)
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 2/7)
- Những phượt thủ Tây phương đầu tiên trên đất Việt (Kỳ 1/7)